Hành Hương Lễ Mẫu đền Tuần Quán - Oản Cô Tâm

Đền Tuần Quán là ngôi đền thiêng nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng. Ngôi đền được biết đến như một điểm cúng lễ cầu an, cầu tài lộc của phật tử tứ phương. Không chỉ thế, ngôi đền còn là nơi ghi dấu biết bao sự kiện lịch sử hào hùng trong quá trình chống giặc cứu nước của nhân dân ta. 

NỘI DUNG

Đền Tuần Quán thờ ai?

Ban đầu, đền thờ mẫu Liễu Hạnh và mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn. Sau đó, đền tôn thờ Bà Lớn Tuần. Tương truyền, khi giáng trần Chầu Đệ Nhị có người chị gái được sắc phong là Lẫm Sơn Công Chúa. Lẫm Sơn Công Chúa Khâm Sai nguyên là trưởng nữ Tri phủ Quy Hóa Nguyễn Công được vua Khải Định phong tặng Trung Đẳng Thần. Bà được vua giao cho sứ mệnh trấn giữ cả vùng Bảo Hà tức tỉnh Lào Cai hiện nay. Lúc đầu bà được thờ tại miếu Văn Phú. Tuy nhiên, sau khi hiển linh, bà được tôn tụng là Bà Lớn Tuần và được nhân dân thờ phụng tại đền Tuần Quán.

Ngoài ra, đền còn tôn thờ bà Đông Cuông Công Chúa, thờ Tam Phủ, Ngũ vị Tôn ông, cung Công Đồng, thờ hai ái nữ của quan Tri huyện Trấn Yên Nguyễn Đình. Sau năm 1990, ngoài các vị chư thần kể trên, đền còn phụng thờ Hưng Đạo Đại Vương, ông Hoàng Bảy và Cô Cậu Sơn Trang.

Xem thêm: Đền Đông Cuông – linh thiêng bậc nhất ngôi đền thờ mẫu Đông Cuông.

Dâng lễ gì khi đến đền Tuần Quán?

Đền Tuần Quán là một địa điểm cúng lễ linh thiêng, thường được các con hương, phật tử từ khắp đất nước thành tâm đến dâng lễ cầu lộc, cầu tài, cầu bình an cho gia khuyến. Với mỗi mâm lễ dâng lên các ngài, con hương nên chuẩn bị đầy đủ một đĩa hoa, một đĩa quả gồm nhiều loại, trầu cau, cút rượu, xôi thịt, giấy tiền, thẻ hương và một cánh sớ.

Trong những ngày lễ lớn của đền, nhiều con hương thường muốn dâng tiến những lễ vật đẹp, sang mang ý nghĩa tốt đẹp để có thể bày trên ban thờ thánh trong thời gian dài, bày tỏ lòng tôn kính. Khi ấy, Oản Ngọc Tài Lộc chính là lễ vật phù hợp nhất. Bởi oản được thiết kế tỉ mỉ đẹp sang, mang ý nghĩa tài lộc tốt lành lại có thể để được tới 6 tháng không bị hỏng mốc, cực thích hợp bày trên ban thờ thánh.

Quanh oản dâng đền Tuần Quán là oản màu đỏ. Bạn nên dâng lễ tại đền những quanh oản được trang trí tỉ mỉ, chi tiết bắt mắt toát lên vẻ trang trọng, lộng lẫy giống như sản phẩm oản tài lộc mà Oản Cô Tâm đang làm.

Tham khảo: Những phẩm Oản Tài Lộc dâng lễ đền Tuần Quán và các đền thờ thần linh Tứ Phủ

sự tích đền Tuần Quán
Oản Tài Lộc cầu tài cầu lộc
đền Tuần Quán thờ ai
Oản dâng lễ đền Tuần Quán

Oản tài lộc thuộc thương hiệu Oản Cô Tâm là loại oản đặc biệt, được đơn vị này đầu tư nghiên cứu, thiết kế sao cho đẹp mắt, vừa lòng khách hàng lại phù hợp với văn hóa thờ cúng Tứ Phủ của người Việt. Loại oản này đặc biệt thích hợp dâng lên các vị thánh đền Tuần Quán thể hiện lòng thành tâm của người lễ bởi các chi tiết trang trí trên oản đều thuộc chất liệu cao cấp, được sắp xếp có chủ ý, mang nhiều ý nghĩa tốt lành. Oản chính là vật đại diện tài lộc cầu một năm tấn tài, tấn lộc, tấn bình an đến với gia chủ. 

Đền Tuần Quán ở đâu? Cách di chuyển đến đền Tuần Quán

Đền Tuần Quán hiện nay thuộc địa phận phố Bách Lẫm, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Nơi đây, chỉ cách ga Yên Bái khoảng 3km về phía nam. 

Đền được bao quanh bởi một vùng núi và sông. Ngay đằng sau đền là dãy gò bát úp ken cao khoảng 30 đến 50m. Ngăn đền với dãy đồi bao quanh là con đường sắt Yên Bái – Hà Nội trải dài được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Con sông Hồng đục ngầu phù sa cuồn cuộn chảy ngay giáp chân đền, chính hướng mặt đền.

Để di chuyển đến đền Tuần Quán, bạn có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân hoặc di chuyển bằng xe khách.

Lộ trình di chuyển bằng xe khách

Từ Hà Nội đến đền Tuần Quán, bạn đến bến xe Mỹ Đình, bắt xe đi thành phố Yên Bái và xuống bến xe khách tại đây. Từ bến xe, bạn bắt xe đến đền Tuần Quán cách khoảng 4km.

Lộ trình di chuyển bằng phương tiện cá nhân

  • Lộ trình di chuyển bằng xe máy – có trạm thu phí – 3h30’: từ trung tâm Hà Nội đi dọc theo QL32 – nhập vào QL32C – qua km số 2 rẽ phải – qua phà là đến chân đền. Hoặc một lộ trình khác khi từ trung tâm Hà Nội đi qua cầu Nhật Tân – QL5 – QL23 – Trục chính đô thị Mê Linh – QL2A – QL2 – Cầu Việt Trì – Hồng Hà 1 – Nguyệt Cư – cầu Phong Châu – QL32C – qua Km số 2 rẽ phải – qua phà là đến chân đền.
đền tuần quán
Lộ trình di chuyển đến đền Tuần Quán bằng xe máy
  • Lộ trình di chuyển bằng xe ô tô – có trạm thu phí – khoảng 2h30’: Cầu Nhật Tân – AH14 – QL23 – Km0+400 rẽ phải vào CT05 – đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai – Âu Cơ – Hoàng Quốc Việt – Km2 rẽ phải qua phà là đến chân đền 
  • Lộ trình di chuyển bằng ô tô – không có trạm thu phí – khoảng 2h30’: từ trung tâm Hà Nội dọc theo Đại lộ Thăng Long – QL21 – QL21A – QL32 – DT93 – Cầu Văn Lang – Nguyễn Tất Thành – Đường Phù Đổng – Nhập vào đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai – Âu Cơ – Hoàng Quốc Việt – Km2 rẽ phải qua phà là đến chân đền.
đền tuần quán
Lộ trình di chuyển đến đền Tuần Quán bằng ô tô

Sự tích đền Tuần Quán

Đền Tuần Quán gắn với nhiều sự kiện lịch sử có ảnh hưởng lớn tới quốc gia. Theo “Hồ sơ Di tích đền Tuần Quán” có ghi chép lại thì vào chiều ngày 9/2/1930, các chiến sĩ yêu nước của Việt Nam Quốc dân Đảng thuộc Chi bộ Xuân Lũng (Phú Thọ) đã đóng giả làm người hành hương đến lễ cửa đền. Họ mang theo súng đạn, dao găm, bom tự tạo để lẩn trốn vào đền, bàn kế hoạch khởi nghĩa Yên Bái. Và đúng 10h đêm ngay ngày hôm sau, cuộc chiến này đã nổ ra. 

Năm 1940, nhiều lần đồng chí Hoàng Văn Thụ – ủy viên Trung ương Đảng và đồng chí Bùi Đức Minh đã nhiều lần lưu trú tại đền để sang Vân Nam – Trung Quốc gặp Bác Hồ. Đây cũng là nơi đầu tiên thông tin cho nhân dân biết rằng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập. Đến năm 1946, đây cũng là điểm hội quân của nhiều đơn vị Vệ quốc đoàn Chiến khu I trước khi tấn công bọn phản động Việt Quốc, giải phóng toàn tỉnh. Sau đó, năm 1947 – 1954, nơi đây là một trong những tuyến phòng thủ quân sự quan trọng bảo vệ thị xã Yên Bái hay chính là thành phố Yên Bái hiện nay.

Lịch sử tôn tạo đền Tuần Quán

Ban đầu, đền có tên gọi khác là Đền Thần Diệp phu nhân Bách Lẫm. Có từ thời Lê Trung Hưng, đầu thế kỷ 15. Lúc đó đền chỉ là miếu Tuần Quán nhỏ nằm dưới chân gò mả Tây. Sau đó, trưởng nữ của vị Tri Phủ Quy Hóa Nguyễn Công hay chính là Lâm Sơn Công Chúa Khâm Sai sau này, đã di dời miếu xuống vùng Văn Phú, ngay dưới cầu Tuần Quán. Lúc này, miếu vẫn còn rất đơn sơ với mái lợp tranh, vách đất.

Đến giữa thế kỷ 19, miếu được tướng Cờ đen Lưu Vĩnh Phúc trả ơn xây to đẹp hơn. Tương truyền, quân Pháp sau khi đánh chiếm xong thành Sơn Tây thường cho cano ngược dòng sông Thao để thám thính. Lúc ấy, Lưu Vĩnh Phúc đang đóng quân ở Quán Tuần, được “mẫu Tuần” báo mộng thức dậy chặn giặc. Do đó, ông vô cùng biết ơn.

Năm 1910, đường xá khai thông, miếu trở thành đền lớn hơn, đẹp hơn, thu hút đông đảo khách thập phương đếm cúng lễ. Cùng năm đó, một thương gia lớn cùng các ông Quản Nhiên đã quyên góp làm cung ngoài, tức cung Công Đồng cho đền. Sau đó, đền được di dời đến địa điểm hiện nay và xây thêm một gian Công Đồng khác biệt.

Năm Giáp Dần và Ất Mão tức năm 1914 và 1915, nhân dân xã Bách Lẫm xây thêm cung thượng cho đền. Sau đó, đến năm Kỷ Tỵ 1929, hội Mộc Ân kết hợp với người dân xã Bách Lẫm tiếp tục cải tạo lại toàn bộ cảnh quan bên ngoài đền với việc đắp lại cột trụ và tượng ông Thiện, ông Ác.

Năm Tân Tỵ, 1941, người dân sửa lại cổng và sân đền

Năm Nhâm Ngọc năm 1942, đền xây dựng lại nhà oản gạch đã bị phá từ thời Pháp thuộc.

Năm 1965, đền bị phá hủy hoàn toàn bởi bom Mỹ trong âm mưu xâm chiếm miền Bắc.

Năm 1993, người dân địa phương cùng những nhà hảo tâm đã quyên góp, ủng hộ và khởi xướng việc xây dựng lại đền xưa, đáp ứng nhu cầu lễ bái của đông đảo con hương, phật tử. Đền giữ nguyên kiến trúc đến ngày nay.

Hình ảnh đền Tuần Quán hiện tại

Lễ hội đền Tuần Quán

Lễ hội đền Tuần Quán được diễn ra hàng năm với nhiều hoạt động nổi bật và vô cùng sôi nổi. Hàng năm, để tỏ lòng thành kính với Mẫu Liễu Hạnh, người đã có công giúp nhân dân trong vùng khai khẩn đất hoang, an cư lập nghiệp, người dân sẽ tổ chức hội chính vào ngày tiệc của bà là ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch. Phần lễ gồm có tế lễ, tấu sớ, dâng hương hầu đồng, hát chầu văn. Phần hội được khai mạc sau khi hoàn thành phần lễ. Phần hội được diễn ra với nhiều trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê, cờ tướng, kéo co, đấu vật, … nhằm tái hiện lại những giá trị văn hóa đời sống của nhân dân.

Nếu muốn dâng lễ đền Tuần Quán, bạn có thể đi vào thời điểm trước tức vào những ngày đầu năm mới và trong khi lễ hội diễn ra. Trong một năm, đền diễn ra các ngày tiệc lớn đó là:

  • Lễ Giao Thừa ngày cuối năm
  • Lễ Thượng Nguyên ngày mùng 1 đầu năm mới
  • Lễ hội giỗ mẫu kéo dài từ mùng 1 đến mùng 6 tháng 3 âm lịch
  • Ngày 1-4 giỗ bà Lớn Tuần
  • Ngày 25-5, giỗ quan lớn Tuần
  • Ngày 12-6 tiệc cô Ba
  • Ngày 24-6 Tiệc Quan Tam Phủ
  • Ngày 1-7 Lễ ra hè, đón Thu
  • Ngày 17-7 tiệc ông Hoàng Bảy
  • Ngày 20-8 tế giỗ Cha (Đức Thánh Trần)
  • Ngày 9-9 tiệc cô Chín
  • Ngày 10 -10 tiệc Ông Hoàng Mười
  • Ngày 11 – 11 tiệc quan Đệ Nhị
  • Ngày 20-12 lễ Giáp Ấn

Tham khảo: Oản Tài Lộc dâng lễ đền Tuần Quán trong ngày lễ hội và ngày tiệc các vị thần linh

Từ khóa » đền Mẫu đông Cuông Tuần Quán