Hành Khúc Ngày Và đêm – Wikipedia Tiếng Việt

"Hành khúc ngày và đêm"
Bài hát
Ngôn ngữTiếng Việt
Phát hành1972
Thể loạiNhạc đỏ
Soạn nhạcPhan Huỳnh Điểu
Viết lờiBùi Công Minh

Hành khúc ngày và đêm là một tác phẩm nhạc đỏ nổi tiếng ra đời vào năm 1972 của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu,[1][2] được phổ nhạc dựa trên bài thơ của nhà thơ Bùi Công Minh.[3][4] Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của cố nhạc sĩ này.[5]

Hoàn cảnh sáng tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo lời kể của nhà thơ Bùi Công Minh, năm 1968, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ông cùng vài người bạn khác được giữ lại trường. Họ thường xuyên tổ chức các buổi lửa trại, kể cho nhau nghe những câu chuyện của bản thân, trong đó có một câu chuyện về việc một nữ sinh nhận được thư của người yêu gửi về từ chiến trường. Bản thân Bùi Công Minh cũng có câu chuyện tương tự khi người yêu của ông lúc bấy giờ, cũng là vợ ông hiện tại, đang ở xa. Từ cảm xúc trong những câu chuyện về tình yêu bị chia cắt về mặt địa lý, Bùi Công Minh đã viết bài thơ "Ngày và đêm". Bài thơ đã được đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội vào ngày 20 tháng 11 năm 1969.[6]

Năm 1972, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu tình cờ phát hiện bài thơ "Ngày và đêm" trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trùng hợp là bài thơ có hoàn cảnh tương tự với con trai ông, vì vậy ông đã quyết định phổ nhạc bài thơ như một món quà tặng cho con trai.[7] Dù vẫn giữ lại phần lớn nội dung bài thơ, nhưng với phong cách riêng của mình, Phan Huỳnh Điểu đã biến bài hát từ tình ca thành một hành khúc.[8]

Biểu diễn

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài hát lần đầu tiên được phát hành rộng rãi thông qua Đài Tiếng nói Việt Nam với sự trình bày của ca sĩ, Nghệ sĩ ưu tú Phan Huấn.[9][10] Tuy nhiên, có một sự cố nhỏ đã xảy ra trước khi ca sĩ Phan Huấn bắt đầu thu âm. Vì câu đầu tiên của bài hát với nội dung "Rất dài và rất xa, là những ngày thương nhớ" bị nhận xét là không phù hợp với bối cảnh cuộc chiến tranh Việt Nam đang diễn ra, dễ làm nản lòng những người lính, nên đã có người khuyên nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu bỏ câu này đi; nhạc sĩ đành chấp nhận. Điều này đã dẫn đến việc bản ghi âm và phát hành đầu tiên của ca sĩ Phan Huấn đã sử dụng "Hờ hờ hờ hớ hơ, là những ngày thương nhớ" để thay thế. Mãi đến sau khi Việt Nam tái thống nhất vào năm 1975, lời bài hát mới được phục hồi nguyên trạng.[11]

Là một bản hành khúc đậm chất trữ tình,[12] "Hành khúc ngày và đêm" đã được đưa vào album "Những bản tình ca đỏ" của Nghệ sĩ ưu tú Quốc Hưng.[13] Ngoài ra, bài hát còn từng được trình bày bởi nhiều ca sĩ khác như Trọng Tấn,[14] Vũ Thắng Lợi,[15] hay Nghệ sĩ Nhân dân như Trần Hiếu,[16] Tường Vi,[17] Vũ Dậu.[18][19][20] Không chỉ được các nghệ sĩ gạo cội biểu diễn, "Hành khúc ngày và đêm" còn được giới trẻ chọn để trình bày theo phong cách mới trong nhiều chương trình âm nhạc.[21] Đến nay, hành khúc này vẫn là một trong những tác phẩm nhạc đỏ bất hủ của âm nhạc Việt Nam,[22][23] thường xuyên xuất hiện trong các chương trình nghệ thuật về Quân đội nhân dân Việt Nam.[24][25][26][27]

Đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay từ khi bài hát được sáng tác, Phan Huấn đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu chọn là người biểu diễn đầu tiên. Vì vậy, khi Phan Huấn biểu diễn ca khúc này đã góp phần cổ vũ cho những người lính được ra trận. Ca sĩ Phan Huấn còn từng nhiều lần biểu diễn bài hát này trên khắp các chiến trường Việt Nam. Kể cả trong những bệnh viện dã chiến, nhiều người lính cũng yêu cầu để được nghe biểu diễn.[28] Chỉ sau thời gian ngắn phát hành, bài hát được viết theo nhịp 2-4 như bước chân hành quân này đã nhanh chóng được đón nhận rộng rãi.[29]

Mặc dù được viết theo thể loại hành khúc, nhưng bài hát này lại được các nhà phê bình âm nhạc nhận xét là có giai điệu trau chuốt, trữ tình.[11] Việc "tình ca hóa" một bản hành khúc của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã đem đến sự độc đáo và mới lạ cho thể loại hành khúc cách mạng Việt Nam thời bấy giờ.[29]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Mỹ Bình (29 tháng 6 năm 2015). “Tác giả 'Hành khúc ngày và đêm' qua đời”. Báo Tin tức - Thông tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Nguyễn Thụy Kha (29 tháng 6 năm 2015). “Vĩnh biệt "Nhạc sĩ của tình yêu"”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ Nguyễn Thị Thanh Tân (2000). Những viên ngọc quý thời đại Hồ Chí Minh, Tập 2. Đà Nẵng: Nhà xuất bản Đà Nẵng. tr. 262. OCLC 834655587.
  4. ^ Hội nhạc sĩ Việt Nam (1997). Nhạc sĩ Việt Nam hiện đại. Hà Nội: Hội nhạc sĩ Việt Nam. tr. 132. OCLC 45066105.
  5. ^ “Nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu - dấu ấn tài hoa trong các ca khúc bất hủ”. VietnamPlus. 11 tháng 11 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ Xuân Hoài (6 tháng 7 năm 2015). “Giai điệu Phan Huỳnh Điểu có sức sống mãnh liệt!”. Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  7. ^ "Tôi nguyện chắp cánh cho thơ bay lên"”. Báo Nhân Dân. 28 tháng 4 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ Nguyệt Như (25 tháng 8 năm 2018). “Bài 7: Hành khúc ngày và đêm - Hơi thở mới của ca khúc cách mạng”. Báo điện tử Tổ Quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  9. ^ Hà Châu (18 tháng 11 năm 2013). “Còn mãi ngân vang "Hành khúc ngày và đêm"”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  10. ^ Nguyễn Thụy Kha (31 tháng 10 năm 2014). “Phan Huấn - Một dâng hiến thầm lặng”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  11. ^ a b Nguyễn Trọng Phát (5 tháng 3 năm 2012). “Người biến tình ca thành hành khúc”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  12. ^ Nguyễn Quang Long (5 tháng 7 năm 2015). “Cống hiến hết mình cho nghệ thuật”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  13. ^ Lưu Nguyễn (21 tháng 12 năm 2013). “"Những bản tình ca Đỏ" - album của giọng Bass hàng đầu Việt Nam”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  14. ^ Linh Phan (1 tháng 12 năm 2015). “Lắng đọng cảm xúc đêm nghệ thuật "Hiến dâng cho Tổ quốc"”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  15. ^ Thủy Lê (26 tháng 4 năm 2016). “Khi tiếng hát vang bên bờ sóng”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  16. ^ Nguyễn An (19 tháng 11 năm 2016). “NSND Trần Hiếu từng chạy khắp nơi đi tìm học trò đi học trở lại”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  17. ^ Đông Dương (8 tháng 5 năm 2010). “Những ngôi sao một thời: Nhớ giọng ca ngày ấy”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  18. ^ Kiều Thẩm (8 tháng 5 năm 2011). “Một thế hệ giọng ca vàng trên sóng VOV”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  19. ^ Ái Vân (2016). Để Gió Cuốn Đi. Hà Nội: Nhà xuất bản Hội nhà văn. tr. 169. ISBN 9786045359372.
  20. ^ Lê Minh (1995). Chân dung nữ văn nghệ sĩ Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. tr. 114. OCLC 35723506.
  21. ^ Lam Trần (24 tháng 11 năm 2008). “Bài hát Việt tháng 11: Cuộc tranh tài của các nhạc sĩ trẻ”. Báo Nhân Dân (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021.
  22. ^ Xuân Quỳnh (19 tháng 12 năm 2020). “Đà Nẵng tổ chức chương trình nghệ thuật Bước chân người lính”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  23. ^ Hoàng Minh (7 tháng 7 năm 2018). “Những giai điệu truyền lửa tự hào”. Báo Đại đoàn kết. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  24. ^ PV (17 tháng 11 năm 2007). “Hai chương trình mới của Đoàn ca múa nhạc Quân đội”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  25. ^ Nguyên Vân (29 tháng 11 năm 2015). “Nghệ sĩ Bắc - Nam hòa nhịp Hiến dâng Tổ quốc”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  26. ^ Lưu Quang Phổ (23 tháng 4 năm 2007). “Hát giữa biển Đông”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  27. ^ Minh Dung (22 tháng 12 năm 2011). “Chương trình giao lưu ca nhạc "Vì nhân dân quên mình"”. Báo điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  28. ^ Trần Hoàng Thiên Kim (3 tháng 4 năm 2016). “Nhạc sĩ, NSƯT Phan Huấn: Ngân mãi khúc quân hành”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021.
  29. ^ a b “Nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu - dấu ấn tài hoa trong các ca khúc bất hủ”. VietnamPlus. 11 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021.

Từ khóa » Bài Hát Hành Khúc Ngày Và đêm Trọng Tấn