Hạnh Lê – "Nếu Có điều Gì đó Làm Mình Sợ, Chắc Chắn Mình Sẽ Làm ...
Có thể bạn quan tâm
Trẻ con đi học, còn #NgườiLớnĐiLàm và ai đi làm cũng có những câu chuyện. The Millennials Life và Digikigai sẽ cùng “người lớn” kể lại những mảnh ghép đó.
“Đã đi chia sẻ khá nhiều, đâu đó chắc cũng gần 100 lần rồi, nhưng đây là lần đầu tiên mình nhận lời với một chủ đề không liên quan đến chuyên môn.” – Hạnh mở đầu buổi chia sẻ bằng lời “thú nhận” như thế.
Sau khi đảm nhiệm nhiều vị trí cấp cao tại Lazada (Giám đốc mảng Di động, Giám đốc Chiến dịch Kinh doanh và Bán hàng), Hạnh Lê đã cùng cộng sự sáng lập PMAX, công ty tiên phong về giải pháp performance marketing tại Việt Nam với hơn 200 khách hàng và 400 dự án lớn nhỏ.
Không chỉ là chuyên gia hàng đầu về digital marketing nói chung và performance marketing nói riêng, Hạnh còn là vận động viên ba môn phối hợp (triathlon) đã hoàn thành đường đua Ironman 70.3 khét tiếng. Từ việc đẩy bản thân đến giới hạn của độ bền và sự dẻo dai, Hạnh đã rút ra những bài học đắt giá về sức mạnh tinh thần và thay đổi tư duy. Với tựa đề Transforming Mindsets I Learn from Completing Ironman Triathlon, buổi trò chuyện hứa hẹn sẽ mang đến nhiều câu chuyện, chia sẻ thú vị về tư duy chiến lược trong truyền thông thời đại mới.
Bài viết được The Millennials Life biên tập từ nội dung podcast Transforming Mindsets I Learn from Completing Ironman Triathlon
Tốt nghiệp ngành Tài chính Ngân hàng, vì sao Hạnh lại chuyển hướng và “bén duyên” với ngành Digital Marketing – một ngành vẫn khá mới mẻ tại Việt Nam khi đó?
Với Hạnh thì đó là cơ duyên, thậm chí có thể nói là một may mắn.
Mình từng thực tập tại Techcombank khi còn là sinh viên. Nhưng vào làm rồi mới biết đây không phải công việc dành cho mình. Mình thích làm việc với số, nhưng công việc mình phụ trách lúc đó lại thiên về nhập liệu các con số đã được tính toán sẵn chứ không cần phân tích gì cả.
Xong kì thực tập, mình quyết định không theo ngân hàng. Vừa vặn khi ấy Lazada tuyển intern, lương hấp dẫn nha *cười*. Không hiểu sao họ lại offer cao vậy. Thấy cũng được, nên mình vào thử cho biết.
Vào làm rồi thì lại… biết thật. Tuyển intern nhưng thực chất giống làm chính thức hơn. Mình được trải nghiệm tự làm hết mọi thứ – tự chạy quảng cáo, tự phân tích, tự tối ưu. Công việc đó cho mình cơ hội sử dụng những kiến thức đã được học, đồng thời còn được làm cái mình thích, đó là làm việc với số liệu.
Thế nhưng khi hết kỳ intern, mình lại quyết định không tiếp tục. “Mình học tài chính ra, không làm ngân hàng thì vẫn có thể làm ở nhiều nơi khác nữa mà!” Khi đó mình nghĩ vậy. Nhưng khi nộp đơn thì cấp trên thuyết phục ở lại vì thấy mình hợp với ngành, có kỹ năng để làm tốt công việc, hơn nữa tiềm năng phát triển của ngành rất lớn.
Tính mình thì cũng “bay bay”. Nghe thuyết phục thì ở lại thôi! Càng làm mình càng thấy yêu thích công việc này. Người ta thường nói là “nghề chọn người” đó. Nhưng với mình thì đây không chỉ là cơ duyên, mà nó còn là một may mắn nữa!
Hơn 4 năm ở Lazada, đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau từ Display Marketing, Social Marketing, cho đến Head of Mobile, Campaign and Merchandising, Hạnh có thể chia sẻ thêm về hành trình của mình trong quãng thời gian này?
Đến tận bây giờ thì trải nghiệm 4 năm tại Lazada vẫn là trải nghiệm vô cùng quý giá với mình. Nhưng cũng chia sẻ luôn là quãng thời gian 4 năm đó không phải êm đềm yên ả gì đâu. Làm 4 năm, mình xin nghỉ cũng 5, 6 lần gì đó!
Nguyên nhân hầu như chỉ có một, đó là sau một thời gian làm ở một vị trí, mình cảm nhận learning scope của mình bị giảm đi nhiều. Mình đã học được những gì cần thiết để có thể làm tốt công việc đó. Sau khi đã học được nhiều rồi, đã làm tốt rồi, mình muốn học thêm.
Thế là mình bảo sếp rằng ở vị trí hiện tại mình không học được nhiều nữa. Vì vậy mình mong muốn chuyển vị trí khác hoặc sang công ty khác để tiếp tục học hỏi. Mỗi lần “nộp đơn” như vậy là một lần mình được luân chuyển sang bộ phận khác hoặc đảm nhận một vị trí mới. Và mình thích việc đó, mình thích nhìn thấy mức năng lượng tăng vọt khi biết rằng mình sắp được học hỏi nhiều điều nữa rồi!
Năm 2016, Lazada bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam và trở thành một công ty hàng đầu trong ngành Thương mại điện tử. Nhưng đó cũng là lúc Hạnh quyết định rời tập đoàn để sáng lập PMAX. Điều gì đã thôi thúc Hạnh đi đến quyết định táo bạo như vậy?
Bắt đầu từ vị trí intern, sau 3 năm rưỡi, mình trở thành một trong những head trẻ nhất tại Lazada. Đã trải qua rất nhiều vị trí rồi, nên mình biết rõ rằng dù có luân chuyển thế nào đi nữa thì nó vẫn nằm trong vùng an toàn của mình. Cảm giác “giao cái gì cũng làm được” khiến mình trăn trở. Vì nếu có gì đó không thể làm mình sợ thì mình sẽ không thể học đủ.
Sau đó, vài người gợi ý mình… mở công ty. Về nhà, nghĩ đi nghĩ lại, và rồi mình phát hiện ra một điều! Mình phát hiện ra rằng ý tưởng “ra riêng” làm mình run sợ. Và cũng chính giây phút đó, mình đã quyết định đây sẽ là điều mình phải làm được.
Lúc ấy, may mắn là xung quanh mình có những người đồng hành luôn tin tưởng và sẵn sàng ủng hộ. Mình có hỏi thử, là à thì mình mở công ty, mọi người có theo không. Không ngờ mọi người… “Oke luôn!” chứ cũng chẳng hỏi han là định mở cái gì định làm thế nào. Có được một mơ ước và một đội nhóm để bắt đầu là một điều cực kỳ, cực kỳ may mắn của mình.
Hiện nay, thuật ngữ performance marketing vẫn còn khá mới ở Việt Nam. Là một trong những chuyên gia hàng đầu về performance marketing, Hạnh có thể chia sẻ thêm về khái niệm này?
Định nghĩa phổ biến nhất về performance marketing đó là bạn phải trả một khoản chi phí để có được những kết quả mong muốn, như số clicks, số leads, số đơn hàng. Định nghĩa này xuất phát từ khái niệm liên kết tiếp thị (affiliate marketing) – một loại hình marketing mà mình chỉ phải trả tiền cho họ khi họ đem lại một khách hàng hoặc một đơn hàng cho mình.
Nhưng với mình, nhìn lại thời gian ở Lazada, thì khái niệm này lại… không đúng chút nào cả. Bản thân mình vẫn phải trả tiền cho Facebook, Google, chứ họ đâu có “đợi” Lazada có đơn thì mới lấy tiền. Một mặt mình vẫn tốn chi phí, mặt khác mình vẫn phải tối ưu được cho công ty. Chẳng lẽ mình không gọi đó là performance?
Với trải nghiệm như vậy, cộng với sau này ra làm với nhiều khách hàng, mình đúc kết lại rằng performance marketing là một tư duy trong quá trình làm marketing. Tư duy này đòi hỏi đầy đủ 3 yếu tố:
(1) Hiểu rõ objective và KPI của chiến dịch;(2) Tìm cách đo lường những chỉ số đó – Bạn cứ thử nghĩ xem, nếu đã đặt ra mục tiêu nhưng không có cách nào để đo lường thì làm sao có thể bắt tay vào những bước tiếp theo, khi ngay thời điểm này mình còn chưa biết mục tiêu đó là tốt hay xấu để làm?(3) Tối ưu chỉ số – Đo lường được rồi, tiếp theo phải tìm cách thay đổi nó. Nếu cứ để nó sao thành ra vậy, mình chẳng đụng chạm được gì thì đó không phải performance marketing.
Bên cạnh việc là một performance marketer, Hạnh còn là vận động viên tham gia đường đua Ironman. Tại sao bạn lại lựa chọn theo đuổi bộ môn khắc nghiệt bậc nhất thế giới này?
Chắc các bạn từng nghe qua câu “Mỗi người chúng ta là trung bình cộng của 5 người bạn thân thiết nhất.” Câu nói này rất đúng với mình.
Thời còn ở Lazada, mình chỉ tập trung 2 thứ: làm việc và yêu đương. Những người xung quanh mình cũng thế. Tạm bỏ qua yêu đương đi vì mình không biết người ta có yêu không, nhưng làm việc thì chắc chắn. Sáng làm, tối làm, làm như “điên”. Chẳng ai thể dục thể thao gì cả. Người ta sao mình vậy, cũng làm điên cuồng và không tập tành gì hết.
Từ khi làm PMAX, mình bắt đầu gặp gỡ, làm việc với nhiều người hơn. Một trong những khách hàng đầu tiên của mình là MoMo. Mình biết đến Ironman sau khi tiếp xúc với các dàn quản trị bên ấy. Lần đầu nghe kể, mình chỉ nghĩ “Mấy người này chắc điên hết rồi.” Mình không hiểu sao người ta phải hành xác như vậy. Trước giờ mình toàn biết những người làm việc điên cuồng, chưa từng thấy ai tập tành điên cuồng cả.
Nhưng khi được nghe chia sẻ từ anh Diệp (Nguyễn Bá Diệp – phó chủ tịch, đồng sáng lập MoMo), mình được truyền cảm hứng, nhất là khi biết được anh Diệp trước đây là một người cũng chẳng tập tành gì. Mình cảm thấy mình bây giờ còn mạnh hơn ảnh lúc trước nữa *cười*. Ảnh làm được, sao mình lại không?
Đó là câu chuyện làm thế nào mà mình từ một người không thể dục thể thao lại quyết định tham gia đường đua Ironman. Mình nghĩ thế này, “rather aim high and miss than aim low and hit” – thà là đặt mục tiêu cao, dù có không thành công thì khi kết thúc, mình vẫn tiến lên được đâu đó cao hơn xuất phát ban đầu rất nhiều.
Chắc chắn khi tham gia những đường đua “hành xác” như Ironman, vận động viên phải đẩy bản thân tới giới hạn cả về thể chất lẫn tinh thần. Hạnh đã vượt qua chặng đua như thế nào?
Công thức duy nhất để vượt qua của mình là phải nghĩ rằng nó khả thi, tức phải tin mình làm được trước khi quyết định đăng ký. Thêm vào đó, trong suốt quá trình 2 năm rèn luyện thể lực để chuẩn bị, mình nhận ra là không có con đường tắt nào, chỉ có một cách là phải nỗ lực luyện tập không ngừng và cố gắng duy trì thật đều đặn. Nếu hôm nay tập buổi đầu, tháng sau mới tập buổi hai thì sẽ không bao giờ đi đến đâu cả.
Trước hôm thi mình lo lắm, lo nhất là phần bơi 1,9km ngoài biển. Với mọi người thì đây là phần dễ nhất, nhưng mình thì… sợ chết *cười*. Chỉ sợ chết thôi, chứ mệt thì đã xác định là mệt rồi. Cứ nghĩ linh tinh là lỡ ra ngoài đó có gì rồi không biết có ai cứu kịp không. Vậy đó mà không ngủ được.
Hôm sau, phần thi bơi lại diễn ra khá nhẹ nhàng. Đến phần đạp xe 90km thì vẫn chưa đuối sức, hoàn thành tốt đẹp. Phần chạy 21km mới cam go. Sau tầm 10km thì chân bị chấn thương, cứ nhấc chân là đầu gối đau cực kỳ, gần như không thể tiếp tục được. Bỏ cuộc thì chắc chắc không, mình chỉ sợ đau chân thế này không biết có lết về kịp giờ không thôi.
Thế là mình đành vận dụng… kỹ năng làm việc với số để ngồi tính toán xem cần phải di chuyển với tốc độ thế nào để về đích trong thời gian còn lại. Đáp án của mình là đi bộ nhanh, vì mình hoàn toàn không thể chạy tiếp được nữa.
Trên đường, mình gặp rất nhiều những người đã hoàn thành hành trình và đang quay về chỗ ở. Mọi người đi ngang thấy mình thì hỏi thăm. Có người giúp chườm đá, có người cho hẳn một chai Salonpas xịt giảm đau. Mình cứ di chuyển một lúc thì ngừng lại xịt cho đỡ đau để đi tiếp.
Lúc gần về đến đích, có một anh người quen đã đi cùng mình, vừa đi vừa cổ vũ. Mệt thì mệt thật, nhưng mình thấy ấm áp lắm. Còn cảm giác khi chạm đích thì thật sự vỡ òa, không còn từ nào để diễn tả.
Tham gia Ironman Triathlon đã thay đổi Hạnh như thế nào?
Một lợi ích hiển nhiên và rõ ràng là khi tập thể dục, sức khỏe của mình được nâng lên một tầm cao khác. Buổi sáng cứ xách giày ra chạy hoặc xuống bơi vài vòng rồi về làm việc, bạn sẽ thấy khác hẳn những ngày sáng ra cứ lăn lăn trên giường.
Nhưng đó là thay đổi hiển nhiên, còn lý do chính khiến mình thích Ironman, đó là cuộc đua này không những giúp mình nâng cao thể lực mà còn giúp mình rèn luyện sức mạnh tinh thần. Mình học được rằng everything is possible. Cứ dấn thân thôi, đến khi làm được rồi, bạn sẽ nhận ra những suy nghĩ “không thể” trước đây là suy nghĩ sai lầm. Nhưng possible không phải đơn giản “cứ làm là được”, mà nó đòi hỏi quá trình luyện tập đều đặn, xuyên suốt, không bỏ cuộc giữa chừng.
Thêm nữa, mình còn có được những bài học đáng giá về improvement rate – tốc độ phát triển. Xuất phát điểm của bạn không quan trọng, quan trọng là tốc độ phát triển của chúng ta như thế nào. Mỗi ngày chỉ cần tiến bộ 1%, sau một năm nhìn lại, bạn sẽ ngạc nhiên về thành tựu mình đã đạt được.
Ngày trước, mình có thể thấy rằng một thử thách nào đó là rất khó và bất khả thi. Giờ vẫn thấy nó khó, nhưng khó kiểu rất khả thi. Tư duy này giúp mình mở ra rất nhiều những cơ hội khác. Tự “chặn” mình lại từ đầu thì bạn sẽ kết thúc trước khi kịp bắt đầu. Cứ làm thì sẽ có 50% cơ hội thắng, 50% còn lại phụ thuộc vào nỗ lực của bản thân mình.
Thay đổi về tư duy ảnh hưởng như thế nào đến tầm nhìn chiến lược của Hạnh trong lĩnh vực marketing nói chung và performance marketing nói riêng?
Như Hạnh có chia sẻ phía trên, tư duy cởi mở giúp mình nhìn mọi việc khả thi hơn, từ đó tìm ra nhiều hướng giải quyết hay có nhiều cơ hội hơn. Ngoài ra, mình cũng đã biết cách bình tĩnh trước thử thách. Khi tham gia Ironman, tất cả những gì đọng lại trong đầu mình lúc về đích chỉ là khoảnh khắc mình đã thành công vượt qua chính mình.
Công việc cũng vậy, khi đối đầu với khó khăn, mình sẽ tự “thôi miên” kiểu “Ừ nó khó thật, nhưng khi mình vượt qua được thì nó sẽ chẳng là gì cả đâu.” Cứ “cắm đầu” mà làm, đồng thời chuẩn bị tâm lý là lúc nào cũng sẽ có một thứ khác khó khăn hơn nữa đang đợi phía trước.
Trong tất cả các ngành nghề, Hạnh nghĩ đâu sẽ là những ngành nghề cần “mindset transformation” nhất?
Với một thế giới ngày càng chuyển động nhanh như hiện tại, mình không thể nghĩ ra một ngành nghề nào lại không cần tư duy mở để bạn kịp thời đón nhận những cái mới và tìm cách thay đổi để thích nghi với nó.
Hạnh từng chia sẻ phương châm sống của mình là “Keep improving – Learning and doing and experiencing the consequences.” Nhiều người cho rằng điều này chỉ thích hợp với những bạn trẻ ở giai đoạn đầu của sự nghiệp, còn khi đã làm quản lý, lãnh đạo thì rất khó để giữ được tinh thần này. Hạnh nghĩ như thế nào?
Lý do mình theo đuổi phương châm này xuất phát từ hai việc. Một, là giá trị cuộc đời của mình. Đây là thứ không có sẵn, chúng ta phải đi tìm. Ai may mắn thì tìm được từ sớm và không mất nhiều thời gian. Riêng mình thì cũng phải sau 3, 4 năm đi làm mới dần nghiệm ra được.
Trở lại với câu chuyện xin nghỉ ở Lazada. Qua những lần như vậy, mình nhận ra là mỗi lần thấy không phát triển hay không học được thêm gì nữa thì mình cảm thấy rất khó chịu. Không quan tâm mình đang làm gì hay học gì, nhưng bản thân mình phải tiến bộ cái đã. Nếu nó ngừng lại, thì tức là mình đang thấy không hài lòng và không hạnh phúc.
Có thể các bạn không nghĩ những thứ giống mình. Thế thì vẫn còn một lý do thứ hai, một lý do rất lớn để chúng ta phải luôn luôn học hỏi. Trong thế giới thay đổi rất nhanh này, việc ngừng học đồng nghĩa với hành động tự sát chậm.
Học là câu chuyện cả đời. Nếu nghĩ rằng ngừng học là ngừng phát triển thì vẫn chưa đủ đâu. Ngừng học tức là bạn sẽ đi lùi. Chúng ta không bao giờ học đủ cả. Learn, unlearn, thậm chí relearn là một điều bắt buộc nếu chúng ta muốn tiến về phía trước.
Dịch bệnh COVID và đặc biệt là khoảng thời gian giãn cách vừa qua ít nhiều để lại ảnh hưởng không tích cực đến suy nghĩ của mọi người. Vậy xét theo khía cạnh transforming mindset, Hạnh có lời khuyên nào cho mọi người để vượt qua những suy nghĩ đó?
Có câu nói thế này, “Cuộc sống bao hàm 10% những thứ xảy ra với mình và 90% cách chúng ta phản ứng với cuộc sống.” Dù mong muốn mạnh mẽ cỡ nào, có nhiều thứ chúng ta không thay đổi được. COVID là một trong số đó.
Vậy thì cái mình có thể làm là thay đổi tư duy, kế hoạch, và hành động. Lời khuyên của mình dành cho mọi người là nên bắt đầu từ tư duy. Cách làm của mình là bắt đầu rèn luyện thể chất, sau đó đến tinh thần. Mình dùng thể thao để làm điều đó.
Sau khi có được những thay đổi nhất định, bạn có muốn tiếp tục với nó hay không là quyền lựa chọn của bạn. Đừng ngại thay đổi từ hôm nay. Chúng ta không còn bị “nhốt” ở nhà nữa, nên có lẽ bạn cứ thử xỏ giày vào và ra chạy đi.
Cùng lắng nghe những chia sẻ về sự nghiệp và kinh nghiệm công việc từ các chuyên gia hàng đầu qua chuỗi podcast đa lĩnh vực do JobHopin thực hiện
JobHopin PodcastsCÓ THỂ BẠN QUAN TÂMWorkHoursLove: Cùng CTO Huân Trần bàn về khả năng sáng tạo – “vũ khí” sắc bén của nhân loạiWorkHoursLove: Cùng LOGIVAN nghe nghề lao động “khó tính” kể chuyện đi làmWorkHoursLove: Avram Miller – Chú vịt hoang trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểmWorkHoursLove: COO Hạnh Lê và triết lý công việc trên đường đua Triathlon
VIỆC LÀM MỚI NHẤT TỪ JobHopin
Tags: Người Lớn Đi LàmTừ khóa » Hạnh Lê Pmax
-
Hanh Le - Co-Founder & Chief Operating Officer - PMAX Vietnam
-
Hạnh Lê
-
Hạnh Lê | Advertising Vietnam
-
Total Performance Marketing | Chị Hạnh Lê - COO Của PMAX Tham ...
-
Chị LÊ NGỌC HẠNH – Co-Founder & COO... - Vietnam Web Summit
-
Chị Hạnh Lê -... - PMAX - Total Performance Marketing | فيسبوك
-
Hanh Le's Email & Phone | Pmax Vietnam's Co-Founder And Chief ...
-
CEO PMAX – “Để Hướng đến Hiệu Quả (Performance), Cần Tư Duy ...
-
Marketer Hạnh Lê - Brands Vietnam
-
Performance Marketing #2: Bắt đầu Từ đâu? Cần Tối ưu Những Gì?
-
Kinh Nghiệm 10 Năm Làm Performance Marketing A-Z Từ COO PMAX
-
The Smarties Finalists - MMA Global
-
PERFORMANCE MARKETING LÀ GÌ? BẮT ĐẦU LÀM ... - FPT