Hành Tinh Nào Nóng Nhất Hệ Mặt Trời
Có thể bạn quan tâm
Sao Thủy nằm gần Mặt Trời nhất, nhưng hành tinh “nóng nhất” là sao Kim. Sao Kim có bầu khí quyển dày đặc hơn Trái Đất 100 lần, với thành phần chủ yếu là khí CO2. Nhiệt độ trung bình ở đây khoảng 468 độ C, đủ nóng để làm tan chảy thiếc và chì.
Chúng ta có tám hành tinh trong hệ mặt trời, mỗi hành tinh quay xung quanh mặt trời ở một khoảng cách khác nhau. Trái đất là hành tinh thứ ba trở ra tính từ mặt trời và chúng ta đang ở trong cái được gọi là “Vùng Goldilocks”. Điều đó có nghĩa là chúng ta ở khu vực không quá nóng và cũng không quá lạnh. Điều này đã cho phép sự sống phát triển mạnh trên trái đất vì nhiệt độ đủ hoàn hảo để cho phép nước lỏng, một trong những yếu tố quan trọng để có sự sống trên một hành tinh.
Bạn không thể đoán nhiệt độ của một hành tinh bằng cách chỉ nhìn vào nó, nhưng bạn có thể đoán xem hành tinh nào nóng nhất.
Nhiệt độ hành tinh nóng nhất
Bạn có thể nghĩ đó là Sao Thủy, hành tinh gần Mặt trời nhất. Sao thủy quay quanh quỹ đạo ở khoảng cách mặt trời chỉ 58 triệu km, di chuyển trong lò luyện với bức xạ thiêu đốt. Nhiệt độ có thể tăng vọt lên 700 Kelvin, hay 426 độ C ở phía mặt trời. Trong đêm, nhiệt độ giảm xuống tới 80 Kelvin, tức là -173 độ C.
Sao Thủy chắc chắn là nóng, nhưng sao Kim còn nóng hơn.
Sao Kim nằm cách xa Mặt trời hơn rất nhiều, quay quanh ở khoảng cách hơn 108 triệu km. Nhiệt độ trung bình có 735 Kelvin, hoặc 462 độ C – đủ nóng để làm tan chảy chì. Trong khi đó nhiệt độ trên sao Thủy chỉ là 440K(~167 độ C).
Sao Kim vẫn giữ nguyên nhiệt độ đó cho dù bạn đi đâu trên hành tinh này. Ở cực Bắc? 735 Kelvin. Vào ban đêm? 735 Kelvin. Ban ngày ở xích đạo? Bạn biết rồi đấy.
Tại sao sao Kim nóng nhất?
Vậy, tại sao sao Kim lại nóng hơn Sao Thủy rất nhiều, mặc dù nó cách xa Mặt trời hơn? Câu trả lời ở bầu khí quyển.
Sao Thủy là một thế giới không có không khí, không giống như Mặt trăng. Sao Kim, có bầu khí quyển CO2 rất dày, làm tăng thêm áp lực đáng kinh ngạc và bẫy nhiệt.
Cụ thể lớp CO2 khá dày trên Sao Kim cho phép ánh sáng xuyên qua nhưng lại giữ lại nhiệt trên bề mặt của sao Kim. Do vậy nhiệt lượng nhận được từ sao Kim tuy ít hơn sao Thủy nhưng lớp khí quyển dày này đã giúp sao Kim giữ được nhiệt độ nhiều hơn.
Cũng bởi nhiệt độ quá cao cho nên dù trên bề mặt sao Kim có bầu khí quyển nhưng không thể có một sinh vật sống nào có khả năng tồn tại ở nhiệt độ đó (chưa kể bầu khí quyển này có Oxy hay lưu huỳnh hay không).
Sao Kim cũng cho chúng ta thấy điều gì xảy ra khi nồng độ carbon dioxide tiếp tục tăng. Bức xạ từ Mặt trời được hành tinh hấp thụ và nhiệt hồng ngoại phát ra bị giữ lại bởi carbon dioxide, tạo ra hiệu ứng nhà kính.
Bạn có thể nghĩ rằng một hành tinh nóng như vậy với nhiệt độ và áp suất cực cao như vậy, sẽ không thể khám phá.
Và nếu như vậy là bạn đã sai.
Liên Xô đã gửi một loạt tàu vũ trụ có tên là Venera, nhảy dù xuống bầu khí quyển dày và trả lại hình ảnh từ bề mặt Sao Kim. Mặc dù một vài nhiệm vụ đầu tiên thất bại, nhưng điều này đã cho người Liên Xô biết môi trường sao Kim thực sự khủng khiếp như thế nào./.
Từ khóa » Hệ Sao Nào Nóng Nhất
-
Khám Phá Vũ Trụ: Sao Kim - Hành Tinh Nóng Nhất Trong Hệ Mặt Trời
-
Hành Tinh Nào Nóng Nhất Hệ Mặt Trời? - VnExpress
-
Những điều Thú Vị Về Hệ Mặt Trời - Khoa Học - Công Nghệ
-
Hành Tinh Nào Bé Nhất Trong Hệ Mặt Trời Nhưng Lại Có Lõi Sắt Khổng Lồ?
-
Tìm Hiểu Hành Tinh Nào Nóng Nhất Trong Hệ Mặt Trời
-
Tại Sao Kim Tinh Lại Là Hành Tinh Nóng Nhất Trong Hệ Mặt Trời?
-
Sao Nào Nóng Nhất Hệ Mặt Trời
-
Phát Hiện Hành Tinh "địa Ngục" Siêu Nóng Có Quỹ đạo Kỳ Dị
-
Hệ Mặt Trời – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bí Ẩn Hành Tinh Nóng Hơn Cả Mặt Trời!??? - YouTube
-
Mặt Trời – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hành Tinh Nóng Nhất Trong Hệ Mặt Trời Là Gì?
-
Sao Nào Sáng Nhất Vũ Trụ, Nóng Hơn 400 độ C? - Zing