Hành Trình “giải Cứu” Trái Tim Non Bị Lỗi Nhịp - Mega Story
Có thể bạn quan tâm
Chiều 26/2, bác sỹ Nguyễn Lý Thịnh Trường, Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương cùng các đồng nghiệp chuẩn bị bước vào phòng phẫu thuật. Bé trai Quốc Thiên 4 ngày tuổi đã sẵn sàng cho ca phẫu thuật chuyển gốc động mạch – một trong những bệnh lý bẩm sinh và nguy hiểm của trẻ sơ sinh nếu không cứu chữa kịp thời.
Anh Đỗ Văn Lượng (35 tuổi, Bắc Giang) bố bé Thiên mặc dù rất buồn nhưng khi biết được tin con trai anh được một trong những bác sỹ đầu ngành về phẫu thuật tim cho cho trẻ em xử lý, anh đã thở phào nhẹ nhõm.
Ca bệnh hiếm gặp
Những ngày đầu năm mới Tân Sửu, các y bác sỹ tại Trung tâm Tim mạch trẻ em – Bệnh viện Nhi Trung ương vẫn đang bận rộn xử lý các trường hợp bị mắc bệnh tim bẩm sinh.
Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Lý Thịnh Trường cho biết ông đã tiếp nhận một ca bệnh tim bẩm sinh hiếm gặp là bé Đỗ Đình Quốc Thiên 4 ngày tuổi.
Sau khi tiến hành hội chẩn, xác định bệnh nhi mắc chuyển gốc động mạch, các bác sỹ chuẩn bị phẫu thuật tức thời.
Bác sỹ Trường cho hay các ca bệnh nhi mắc bệnh tim bẩm sinh chuyển gốc động mạch cần phải tiến hành phẫu thuật trong khoảng hai tuần đầu sau khi ra đời.
“Bệnh lý chuyển gốc động mạch thường được phát hiện trước khi sinh hoặc trong những giờ đầu tiên đến vài tuần sau khi sinh ra. Đây là bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp và khá nặng nề, cần phải tiến hành phẫu thuật ngay trong tháng đầu tiên của trẻ. Nếu không phát hiện kịp, 80-90% cháu sẽ tử vong trong năm đầu. Nếu để quá 2-3 tháng tuổi, có thể sẽ không mổ được nữa,” bác sỹ Trường nói. Đây cũng là ca mổ Chuyển gốc động mạch (TGA) thứ 581 tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Bác sỹ Trường cho hay trường hợp bé Thiên hôm nay rất khó, vị trí động mạch vành quá bất thường. Tuy đã tiếp nhận nhiều ca bệnh nhưng đây có thể là lần thứ hai vị bác sỹ này nhìn thấy tổn thương dạng như vậy.
Theo bác sỹ Trường, kỹ thuật này đặc biệt khó, do đường kính của động mạch vành ở trẻ nhỏ chỉ khoảng 1-1,5mm, không nhìn rõ bằng mắt thường. Các bác sỹ phải dùng kính lúp với độ phóng đại gấp 4-5 lần mới có thể thực hiện được kỹ thuật này, với độ di lệch cho phép từ 0.2-0.5mm. Phần lớn các trẻ bị bệnh chuyển gốc động mạch đơn thuần sẽ phải được tiến hành phẫu thuật trong vòng 1 tháng đầu sau khi sinh.
Nếu phẫu thuật được tiến hành thành công, cháu bé sẽ có khả năng sống và phát triển như người bình thường. Tuy vậy cần đặc biệt theo dõi và tuân thủ khám lại theo định kỳ giống như các bệnh tim bẩm sinh khác, vì có một số ít bệnh nhân sẽ phải mổ lại trong quá trình theo dõi lâu dài sau phẫu thuật.
“Ca bệnh này xử lý rất khó khăn. Chỉ cần sai lệch đi 1/3 – 1/2 mm sẽ ảnh hưởng đến tính mạng cháu bé vì mạch vành làm nhiệm vụ cung cấp gần như toàn bộ máu cho toàn bộ quả tim,” bác sỹ Trường cho biết.
Theo đại diện bệnh viện, tỷ lệ “sửa chữa” thành công cho bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp này hiện nay đã đạt được trên 93%, tức là 100 cháu bé được phẫu thuật thì có ít nhất 93 trường hợp ra viện khỏe mạnh và có khả năng phát triển như người bình thường. Cũng trong năm 2020, các y bác sỹ đã tiến hành phẫu thuật cho 60 bệnh nhân bị mắc bệnh lý này với tỷ lệ thành công lên tới 96,7%.
Trước năm 2010, phần lớn các bệnh nhi nhập viện với bệnh lý này đều tử vong do không có khả năng phẫu thuật hoặc phải ra nước ngoài để được phẫu thuật. Đây là thành công đáng khích lệ của Việt Nam với tỷ lệ sống sót cao nhất so với các nước trong khu vực Đông Nam Á như Singapore, Malaysia hoặc Thái Lan (90%).
Theo thống kê hiện nay, tỷ lệ trẻ mắc bệnh lý tim mạch tại Việt Nam là 1-1,5%, tức là cứ 100 cháu ra đời thì gần hai cháu mắc bệnh tim. Trong số đó, có 60% cần phải phẫu thuật can thiệp và 80% các cháu sau này có cuộc sống khỏe mạnh. Phẫu thuật là lựa chọn duy nhất có thể điều trị bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp này vì nếu không được can thiệp và phẫu thuật thì nguy cơ tử vong ngay trong tuần đầu sau sinh là 30% và gần như tử vong toàn bộ trong vòng một năm.
4 tiếng 30 phút đồng hồ “giải cứu” trái tim nhỏ
15 giờ chiều, anh Lượng ngồi ôm đứa con trai bé nhỏ. Chỉ vài phút nữa thôi, cả nhà anh sẽ cùng nhau bước vào cuộc chiến “sinh tử” giành lại sự sống cho bé Thiên.
Vợ anh vẫn đang nằm ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương cũng đang thầm cầu nguyện cho ca phẫu thuật thành công. Từ lúc sinh hai mẹ con còn chưa kịp nhìn mặt nhau, bé Thiên đã được chuyển ngay sang Viện Nhi Trung ương để điều trị.
Anh Lượng cho biết, ngay từ khi còn trong bụng mẹ bác sỹ đã chẩn đoán bé bị bệnh lý chuyển gốc động mạch. Được tin anh đã chuyển vợ từ Bắc Giang về Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Cùng với đó, anh biết được thông tin bác sỹ Nguyễn Lý Thịnh Trường là chuyên gia trong việc xử lý các ca bệnh hiếm gặp như thế này.
Quá trình phẫu thuật được chia làm nhiều giai đoạn như gây mê, làm tim ngừng đập, chạy máy tim nhân tạo, phẫu thuật và hồi sức tích cực.
Bác sỹ Trường cho biết giai đoạn làm tim ngừng đập là khó khăn nhất. Khi chỉ một sơ sót nhỏ hậu quả cũng khôn lường.
Để bảo đảm kết quả sau phẫu thuật làm cho tim có thể hoạt động được như quả tim của người bình thường, các bác sĩ sẽ phải chuyển lại vị trí của cả hai động mạch chủ và động mạch phổi của bệnh nhân. Phần phức tạp nhất của phẫu thuật là các bác sĩ sẽ phải chuyển lại vị trí của các động mạch vành với kích thước rất bé (khoảng 0,5mm) với độ chính xác gần như tuyệt đối để bảo đảm tưới máu của tim sau phẫu thuật được bình thường.
Ngoài ra các tổn thương khác của tim phối hợp cũng cần phải xử lý cùng thời điểm phẫu thuật. Một thách thức khác là các bác sỹ gây mê và hồi sức cũng phải rất có kinh nghiệm và hiểu biết cũng như kỹ năng để có thể tiến hành gây mê và hồi sức bảo đảm an toàn cho các bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật và đặc biệt là sau phẫu thuật.
Trong tương lai, không chỉ có bé Thiên mà có thể còn hàng trăm, hàng ngàn em bé khác có thể không may mắc bệnh tim bẩm sinh, nhưng chắc chắn rằng cha mẹ của các em có thể an tâm khi nền Y học Việt Nam đã và đang phát triển.
Ca phẫu thuật chuyển gốc động mạch Trung tâm Tim mạch trẻ em – Bệnh viện Nhi Trung ương đã khẳng định khả năng của các bác sĩ Việt Nam so với khu vực cũng như trên thế giới đồng thời tạo niềm tin cho người dân là dù bệnh có khó khăn vẫn được điều trị thành công ngay tại trong nước./.
Chia sẻ:
- Tweet
Có liên quan
Từ khóa » Nguyen Ly Thinh Truong
-
TS.BS NGUYỄN LÝ THỊNH TRƯỜNG | Giám đốc Trung Tâm Tim Mạch
-
Nguyễn Lý Thịnh Trường | Facebook
-
Vị Bác Sĩ 3 Lần Nói 'không Dám đâu ạ' Và Hàng Nghìn Ca Mổ Kỳ Diệu
-
Nguyen Ly Thinh Truong - Authorea
-
Cuộc Mổ "cân Não" Sửa Chữa Trái Tim Bé Sơ Sinh Chỉ Nhỏ Bằng... Quả ...
-
Kỷ Niệm đáng Nhớ Của Bác Sĩ Tim Mạch Hơn 10 Năm Làm Nghề
-
Kết Quả Tìm Kiếm Theo Tác Giả "Nguyễn Lý Thịnh Trường" Có 19 Tài Liệu
-
ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
-
Nguyen-ly-thinh-truong - Cơ Quan Ngôn Luận Của Bộ Y Tế
-
Hai Bệnh Nhi Vài Ngày Tuổi Mắc Bệnh Lý Tim Hiếm Gặp được Cứu Sống ...
-
Nguyễn Lý Thịnh Trường - BAOMOI.COM
-
Ts-nguyen-ly-thinh-truong - Tin Tức Mới Nhất Về Chủ đề Ts-nguyen-ly ...
-
Những Tiến Bộ Trong điều Trị Bệnh Tim Bẩm Sinh | VTV.VN