Hành Trình Ra đi Tìm đường Cứu Nước Của Bác Hồ - Báo Quảng Ngãi
Có thể bạn quan tâm
- Nguyễn Tất Thành Ra đi Tìm đường Cứu Nước Năm Bao Nhiêu Tuổi
- Nguyễn Tất Thành Ra đi Tìm đường Cứu Nước Ngày Tháng Năm Nào
- Nguyễn Tất Thành Ra đi Tìm đường Cứu Nước Tại Bến Cảng Nhà Rồng Sài Gòn Vào Thời Gian Nào
- Nguyễn Tất Thành Ra đi Tìm đường Cứu Nước Trong Bối Cảnh đất Nước Như Thế Nào
- Nguyễn Tất Thành Ra đi Tìm đường Cứu Nước Vào Ngày
Bến Nhà Rồng, nơi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Ảnh: T.L |
“Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!” . Từ đó, tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”. NGUYỄN ÁI QUỐC |
Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc "Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa" của V.I.Lênin đăng trên báo Nhân đạo ở Pháp. Luận cương của Lênin đã giúp Nguyễn Ái Quốc xác định rõ con đường cứu nước theo quỹ đạo cách mạng vô sản. Tại Đại hội lần thứ XVIII Đảng xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Người trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam tại hải ngoại. Với sự kiện này, một chặng đường hoạt động cách mạng mới, một con đường đấu tranh mới để thực hiện hoài bão giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân thuộc địa của Nguyễn Ái Quốc bắt đầu. Đây là mốc đánh dấu bước chuyển biến về chất trong nhận thức tư tưởng, lập trường chính trị của Người từ một người thanh niên yêu nước trở thành người cộng sản.
Trong hành trình bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc chứng kiến cuộc sống lầm than của người dân thuộc địa, nhìn rõ bộ mặt thật của chủ nghĩa đế quốc. Từ đó, Người cũng nhìn thấy những người bạn đồng minh của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Đồng thời, nhận diện rõ bộ mặt thật của kẻ thù. Người nhận định ở đâu chủ nghĩa tư bản cũng tàn ác, vô nhân đạo, ở đâu nhân dân lao động cũng bị áp bức, bóc lột rất dã man. Vì vậy, Người nhấn mạnh: “Vậy là dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột, mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: Tình hữu ái vô sản”. Quyết định lựa chọn và hành động của Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội Tua là một sự lựa chọn đúng đắn của một người yêu nước chân chính, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, đồng thời mở ra một con đường đấu tranh mới của người chiến sĩ cộng sản. Bắt đầu một chặng đường mới, Nguyễn Ái Quốc không chỉ đấu tranh cho sự giải phóng của dân tộc mình, Người còn đấu tranh cho sự giải phóng của các dân tộc thuộc địa và nhân loại cần lao. Xác định cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa thuộc phạm trù của cách mạng vô sản, là một bộ phận khắng khít của sự nghiệp cách mạng thế giới, Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh sự ảnh hưởng, mối liên hệ chặt chẽ giữa cách mạng ở thuộc địa và cách mạng ở chính quốc. Cũng từ hoạt động nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ vấn đề quan trọng đặt ra cho các nước thuộc địa ở phương Đông là đấu tranh giành độc lập dân tộc. Phải có độc lập dân tộc mới có thể tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ, sự nghiệp giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa gắn liền với sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng xã hội. Cả hai cuộc cách mạng đó đều là sự nghiệp của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Từ ngày 3 - 7/2/1930, tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc), dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam là Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, thành một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam, với mục tiêu lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam tiến hành giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với tên tuổi, trí tuệ, uy tín, đạo đức cách mạng và sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốc trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, cách mạng Việt Nam bước vào thời kỳ mới vô cùng oanh liệt trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc. Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc đặt bước chân đầu tiên về với Tổ quốc tại cột mốc 108 Hà Quảng, Cao Bằng. Tháng 5/1941, Người triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương. Hội nghị đã xác định giải phóng dân tộc là nhiệm vụ cấp thiết nhất của cách mạng Đông Dương. Việc hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, giương cao ngọn cờ độc lập, tự do, thành lập chính thể dân chủ cộng hoà phù hợp với tình hình mới đã thể hiện tư duy độc lập, tự chủ, tính khoa học đúng đắn, tính cách mạng sáng tạo của Hội nghị Trung ương 8 dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc. Những quyết định kịp thời, tài tình của Nguyễn Ái Quốc và Trung ương Đảng tại hội nghị này đã trở thành một trong những nhân tố quan trọng, góp phần to lớn vào thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Ngày 2/9/1945, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản "Tuyên ngôn độc lập", khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. "Tuyên ngôn độc lập" là một văn bản pháp lý mang giá trị đặc biệt, khẳng định với thế giới về sự ra đời của một nước Việt Nam hiện đại, chấm dứt chế độ phong kiến chuyên chế phản động, chấm dứt hàng trăm năm nô lệ, mở ra trang sử mới cho dân tộc Việt Nam, độc lập, tự do. Đó là kết quả của một hành trình tìm đường cứu nước và thực tiễn đấu tranh cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận người nô lệ trở thành công dân của một nước độc lập, đồng thời mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng với ánh sáng soi đường là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Kỷ niệm 111 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân ôn lại hành trình Người đã bôn ba tìm đường cứu nước với lòng yêu nước, thương dân nồng nàn. Cuộc đời, sự nghiệp, nhân cách, đạo đức của Người luôn hiện hữu trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam với lòng biết ơn sâu sắc. Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam. BẮC PHƯƠNG- In bài viết này .
- Quy định về Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Chuẩn bị đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở
- Đề nghị quan tâm bố trí ngân sách tăng lương cơ sở trong năm 2023
- Phải coi trọng chất lượng đảng viên
- Tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Võ Văn Kiệt (23/11/1922-23/11/2022)
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Tham mưu trưởng QĐND Lào
- Thông cáo số 9 Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV
- Bế giảng lớp Cao cấp lý luận chính trị K20
- [Podcast]. Hạnh phúc nhân đôi.
- [Podcast]. Dấu hiệu viêm da cơ địa.
- [Video]. Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Nghĩa Hành.
- Bình yên cho nhân dân đón Tết.
- Thấu hiểu và sẻ chia nhiều hơn.
- Sắt son tình cảm quân dân.
- Khẩn trương hơn, quyết liệt hơn.
- 0 Công trình văn hóa Ca Dong đoạt giải Nhất Giải thưởng Văn nghệ dân gian 2024 .
- 1 Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực .
- 2 Quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy .
- 3 Triển khai thực hiện Đề án 06 năm 2025 .
- 4 CHÀO MỪNG 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2024)Từ Đội du kích Ba Tơ đến lực lượng chính quy cách mạng .
Về đầu trang | Liên hệ tòa soạn | Báo giá quảng cáo | Báo giá bài PR | Phiên bản mobile |
BÁO QUẢNG NGÃI ĐIỆN TỬ
Tổng Biên tập: Nguyễn Phú Đức
Tòa soạn: 02 Cao Bá Quát - TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
Điện thoại: (0255). 3717474 - 3715668.
Email: baoquangngaidientu@gmail.com
Quảng cáo: (0255).3825780 - 3715668
Giấy phép số 439/GP-BTTTT ngày 25/08/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2009-2019 Bản quyền thuộc về Báo Quảng Ngãi.
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
. .Từ khóa » Nguyễn Tất Thành Ra đi Tìm đường Cứu Nước Năm
-
Bác Hồ Ra đi Tìm đường Cứu Nước Và Bước Ngoặt Của Cách Mạng ...
-
Ra đi Tìm đường Cứu Nước Ngày 5/6/1911: Sự Lựa Chọn đúng đắn ...
-
111 Năm Ngày Chủ Tịch Hồ Chí Minh Ra đi Tìm đường Cứu Nước
-
Ngày Bác Hồ Ra đi Tìm đường Cứu Nước – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hành Trình Ra đi Tìm đường Cứu Nước Của Bác Hồ - UBND Tỉnh Cà Mau
-
Tìm đường Cứu Nước: Hành Trình Vĩ đại Của Lãnh Tụ Nguyễn Ái Quốc
-
Nguyễn Tất Thành Và Con đường Cứu Nước - Tạp Chí Cộng Sản
-
111 Năm Ngày Bác Hồ Ra đi Tìm đường Cứu Nước
-
Hành Trình Từ Ngày 5-6-1911 đến Ngày 3-2-1930 Của Nguyễn Tất ...
-
Nguyễn Tất Thành Và Khát Vọng Tìm đường Cứu Nước - Quân Khu 5
-
Ý Nghĩa Lịch Sử Ngày Bác Hồ Ra đi Tìm đường Cứu Nước
-
Tuyên Truyền 111 Năm Ngày Chủ Tịch Hồ Chí Minh Ra đi Tìm đường ...
-
Hành Trình Tìm đường Cứu Nước Và Những Chuyển Biến Trong Nhận ...
-
Kỷ Niệm 110 Năm Ngày Bác Hồ Ra đi Tìm đường Cứu Nước (05/6/1911