Hành Vi Của Nguyễn Văn A Có Phạm Tội “Trộm Cắp Tài Sản” Không?

  • Trang nhất
  • Giới thiệu
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Giới thiệu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai
  • Tin Tức
    • VKSND tỉnh Gia Lai
      • Ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai 45 năm xây dựng và phát triển
    • VKSND huyện, thị xã, thành phố
    • Tuyên truyền về Cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp
    • Bản tin kiến nghị phòng ngừa tội phạm
    • Công tố - Kiểm sát
    • Công tác xây dựng Đảng, Đoàn thể
    • Nghiên cứu - Trao đổi
    • Chúng tôi là Kiểm sát viên
    • Học tập làm theo lời Bác
  • Tải về
  • VĂN BẢN PHÁP LUẬT
  • TRUYỀN HÌNH KIỂM SÁT
  • ẢNH HOẠT ĐỘNG
  • Sơ đồ TTĐT
  • Trang nhất
  • Nghiên cứu - Trao đổi
Ngày Pháp luật Việt Nam Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh Hành vi của Nguyễn Văn A có phạm tội “Trộm cắp tài sản” không? Thứ ba - 10/08/2021 00:22 27.828 0 Qua thực tiễn công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát gải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện D đối với Nguyễn Văn A về hành vi trộm cắp tài sản còn có nhiều quan điểm khác nhau về việc A có phạm tội “Trộm cắp tài sản” không. Tác giả xin được trao đổi như sau: Nội dung vụ việc: Ngày 25/3/2021, Nguyễn Văn A (sinh ngày: 25/9/2004, trú: thôn A, xã B, huyện D, tỉnh G) thực hiện hành vi trộm cắp tài sản với số tiền 800.000 đồng. Ngày 03/4/2021 A bị Công an xã B phạt vi phạm hành chính với số tiền 750.000đ (bảy trăm năm mươi ngàn đồng). Đến ngày 04/5/2021, A chưa chấp hành việc nộp phạt vi phạm hành chính thì tiếp tục thực hiện hành vi trộm cắp tài sản với số tiền 1.200.000 đồng và bị bắt quả tang. Như vậy, có khởi tố A hay không về tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự, có hai luồng quan điểm như sau: Quan điểm thứ nhất: Không khởi tố A về tội “trộm cắp tài sản” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự, vì: A thực hiện hành vi trộm cắp tài sản vào ngày 25/3/2021 (lúc này A mới 16 tuổi 06 tháng) và bị xử phạt vi phạm hành chính vào ngày 03/4/2021. Vì A bị xử phạt vi phạm hành chính khi mới hơn 16 tuổi nên không tính là tiền sự để xác định A “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm” để làm căn cứ khởi tố đối với A về hành vi trộm cắp tài sản thực hiện vào ngày 04/5/2021. Quan điểm thứ hai: Cần phải áp dụng điểm a khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự để khởi tố đối với A về tội “Trộm cắp tài sản” vì: Mặc dù A bị xử phạt vi phạm hành chính khi mới hơn 16 tuổi. Tuy nhiên, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Bộ luật Hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác không quy định người dưới 18 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính thì được coi là “chưa bị xử lý vi phạm hành chính”. Do đó, phải khởi tố A về tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự mới đúng Tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai, bởi các lẽ sau: Căn cứ Điều 137 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 được sửa đổi bổ sung năm 2012 thì: “1. Người chưa thành niên được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm. 2. Người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử lý mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.” Căn cứ quy định trên thì người chưa thành niên bị xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn bị xem là có tiền sự. Bên cạnh đó, căn cứ quy định tại mục 1 phần I Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTPngày 25 tháng 12 năm 2001về việc hướng dẫn áp đụng một số quy định tại chươngXIV “các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật Hình sự năm 1999 thì: 1. Khi áp dụng tình tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt” quy định tại khoản 1 của các điều 137, 138, 139 và 140 BLHS cần chú ý: 1.1. Bị coi là “đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt”, nếu trước đó đã bị xử lý bằng một trong các hình thức sau đây về hành vi chiếm đoạt, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý mà lại thực hiện một trong các hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; b) Đã bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định của Điều lệnh, Điều lệ của lực lượng vũ trang nhân dân; c) Đã bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền (Ví dụ 1: Một sinh viên trộm cắp của bạn 150.000 đồng và bị phát hiện. Hội đồng kỷ luật của Nhà trường đã xét và người có thẩm quyền đã ra quyết định cảnh cáo toàn trường hoặc đuổi học. Ví dụ 2: Một cán bộ (công chức) trộm cắp tài sản của cơ quan và bị phát hiện. Hội đồng kỷ luật của cơ quan đã xét và người có thẩm quyền đã ra quyết định kỷ luật hạ một bậc lương theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức…). 1.2. Hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý là hết thời hạn do pháp luật, Điều lệnh hoặc Điều lệ quy định (Theo quy định tại Điều 10 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, trong trường hợp “cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu quá một năm, kể từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm, thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính”). Đối với các trường hợp bị xử lý mà chưa có quy định về thời hạn để hết thời hạn đó, người bị xử lý được coi là chưa bị xử lý, thì thời hạn đó là một năm, kể từ ngày bị xử lý. Do đó, hành vi của A thuộc trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm. Vì vậy, cần phải khởi tố A về tội “Trộm cắp tài sản” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự. Trên đây, là quan điểm cá nhân tác giả trong quá trình nghiên cứu và áp dụng, mong nhận được ý kiến của quý đồng nghiệp và bạn đọc. Trân trọng!

Tác giả bài viết: Bùi Ngọc Trung

Tags: kiểm sát, công tác, thực hành, tố giác, tội phạm, kiến nghị, trao đổi, cơ quan, hành vi, công an, tài sản, cảnh sát, thực tiễn, quan điểm, trộm cắp, tác giả

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu Click để đánh giá bài viết Tweet

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
  • Những tin mới hơn
  • Những tin cũ hơn
  • Nhận diện 07 dạng vi phạm qua công tác kiểm sát việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước

    (11/08/2021)
  • Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác Kế toán, Văn thư – lữu trữ tại Viện KSND huyện Đak Pơ

    (16/08/2021)
  • Cần hướng dẫn áp dụng, sửa đổi Điều 134 Bộ luật hình sự

    (27/08/2021)
  • 05 nhóm giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc phân loại án có điều kiện thi hành và chưa có điều kiện thi hành án

    (21/09/2021)
  • Kỹ năng nhận diện vi phạm trong công tác trực tiếp xác minh điều kiện thi hành án và hướng hoàn thiện

    (21/09/2021)
  • Vai trò của Viện Kiểm sát trong vụ án thu hồi tài sản tham nhũng lớn nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam

    (12/10/2021)
  • Cách thức kiểm tra, số hóa hồ sơ trong các vụ án Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

    (29/10/2021)
  • Một số lưu ý trong xét hỏi, công bố “tài liệu số hóa” tại phiên tòa hình sự

    (29/10/2021)
  • Đổi mới phương thức kiểm sát, tăng cường trách nhiệm công tố thông qua “nhật ký kiểm sát điện tử”

    (04/11/2021)
  • Một số lưu ý của Kiểm sát viên trong tham gia tranh tụng thông qua số hóa hồ sơ

    (04/11/2021)
  • Một số kinh nghiệm và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát việc thi hành án dân sự thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng và kinh tế

    (03/08/2021)
  • Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng bài phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự

    (27/07/2021)
  • Một số khó khăn, vướng mắc khi thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

    (26/07/2021)
  • “Gỡ vướng” trong các vụ án hình sự có người tham gia tố tụng dưới 18 tuổi

    (16/07/2021)
  • Số hóa hồ sơ, công bố tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh tại phiên tòa dưới góc nhìn của Kiểm sát viên

    (06/07/2021)
  • Tăng cường phối hợp, nâng cao hiệu quả tiếp nhận, giải quyết tố giác tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

    (06/07/2021)
  • Yêu cầu bồi thường trong vụ án hình sự: Khi bị hại đã được Bảo hiểm thanh toán; Thực trạng, giải pháp

    (02/07/2021)
  • Một số chú ý của Kiểm sát viên khi viết và trình bày bản luận tội liên quan đến tội phạm về ma túy

    (02/07/2021)
  • Một số vướng mắc khi áp dụng Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015

    (25/06/2021)
  • Thực hiện nhiệm vụ chống oan sai và bỏ lọt tội phạm thông qua thực hiện quyền yêu cầu của Viện kiểm sát

    (17/06/2021)
ẢNH HOẠT ĐỘNG
  • Cán bộ Ngành Kiểm sát tỉnh Gia Lai Cán bộ Ngành Kiểm sát tỉnh Gia Lai
TRUYỀN HÌNH KIỂM SÁT
  • Sau
  • Trước
Chuyển đổi số Hưởng ứng giải  Búa Liềm Vàng Giải báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Công khai ngân sách Mail công vụ Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay6,062
  • Tháng hiện tại180,003
  • Tổng lượt truy cập19,052,250
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Nguyễn Văn H Phạm Tội Gì