Hành Vi đánh Ghen Sẽ Bị Xử Lý Thế Nào Theo Quy định Của Pháp Luật?

Hành vi đánh ghen sẽ bị xử lý thế nào theo quy định của pháp luật? Luật sư tư vấn miễn phí trường hợp Bị người khác đánh ghen và có động cơ đê hèn thì bị xử lý thế nào? công ty Luật Minh Gia tư vấn giúp tôi về việc đánh ghen. Tôi có người chị gái do quen biết với người đàn ông đã có vợ nên bị vợ con người đàn ông kia đánh đập chị tôi giữa lúc đêm khuya.

Vợ, con của người đàn ông kia còn dùng ớt bột ném vào mặt chị gái tôi. Vậy xin cho tôi hỏi hành vi của người vợ kia có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Xin cảm ơn luật sư Luật Minh Gia!

Hành vi đánh ghen sẽ bị xử lý thế nào theo quy định của pháp luật? Hành vi đánh ghen sẽ bị xử lý thế nào?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

…”

Như vậy, nếu chị gái bạn khi giám định có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các điểm quy định tại khoản 1 nêu trên thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại như sau:

“1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết…”

Như vậy, nếu như hành vi của vợ con người đàn ông kia cấu thành theo khoản 1 Điều 134 nêu trên thì chỉ bị khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại. Như vậy, chị gái bạn phải trực tiếp có yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền mới tiến hành khởi tố vụ án.

Ngoài ra, nếu như không đủ yếu tố để cấu thành tội cố ý gây thương tích nêu trên thì hành vi của mẹ con người đàn ông kia có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điểm e, khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013:

“Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

....

e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;

....”

Như vậy, với các quy định của pháp luật mà chúng tôi dẫn chiếu ở trên, bạn có thể đối chiếu với trường hợp thực tế của chị gái bạn để có những cách giải quyết phù hợp và đúng pháp luật.

Trân trọng!

Từ khóa » Cách đánh Ghen đúng Pháp Luật