Hành Vi Là Gì? Thành Phần, Phân Loại Và Ví Dụ Các Loại Hành Vi?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Khái niệm hành vi là gì?
  • 2 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi:
  • 3 3. Phân loại hành vi:
  • 4 4. Khái niệm hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật:
  • 5 5. Phân loại hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật:

1. Khái niệm hành vi là gì?

Trong phạm vi bài viết này‚ chúng ta chỉ đề cập đến hành vi của con người.

Khái niệm hành vi : Hành vi “là một chuỗi các hành động lặp đi lặp lại. Hành động là toàn thể những hoạt động (phản ứng, cách ứng xử) của cơ thể, có mục đích cụ thể là nhằm đáp ứng lại kích thích ngoại giới” là hành động hoặc phản ứng của đối tượng (khách thể) hoặc sinh vật, thường sử dụng trong sự tác động đến môi trường, xã hội. Hành vi có thể thuộc về ý thức, tiềm thức, công khai hay bí mật, và tự giác hoặc không tự giác. Hành vi là một giá trị có thể thay đổi qua thời gian.

Hành vi tiếng Anh là behavior

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi:

Hành vi có thể bị chịu tác động từ 2 yếu tố cơ bản là: yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan

– Yếu tố khách quan ở đây có thể là: môi trường sống‚ môi trường làm việc‚ môi trường học tập‚ giáo dục‚ v.v…

– Yếu tố chủ quan cụ thể đó là: khả năng nhận thức cũng như khả năng điều chỉnh hành vi của mỗi người là khác nhau.

Đặc điểm của hành vi

Như chúng ta cũng đã nói đến ở phần Hành vi là gì? Khái niệm hành vi là gì? thì hành vi được biểu hiện dưới 2 dạng chính là: Hành động và không hành động

– Hành vi biểu hiện qua hành động: là những hành vi được nhận biết thông qua những việc làm cụ thể mà một người nào đó thực hiện.

– Hành vi biểu hiện dưới dạng không hành động: là những hành vi có thể được xác định thông qua ý nghĩ‚ trạng thái‚ mục đích hướng tới của một người nào đó.

3. Phân loại hành vi:

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì có thể phân chia hành vi thành 4 loại cơ bản đó là: hành vi kỹ xảo‚ hành vi bản năng‚ hành vi trí tuệ và hành vi đáp ứng.

Trong đó:

– Hành vi kỹ xảo là những hành vi được tạo nên qua quá trình học tập‚ rèn luyện của mỗi người‚ nó mang tính chất linh hoạt‚ mềm dẻo.

Hành vi này khi được hình thành trên vỏ não thì sẽ mang tính bền vững‚ khó có thể thay đổi trong tương lai và giúp mỗi chúng ta thích nghi với môi trường sống một cách dễ dàng‚ thuận tiện.

Ví dụ một số hành vi như là: Viết chữ‚ làm xiếc‚ ảo thuật‚ v.v …

– Hành vi bản năng tức là hành vi mang tính chất di truyền của những người thân‚ người cùng huyết thống trong từng gia đình hoặc mang tính lịch sử và truyền thống văn hóa của mỗi quốc gia‚ dân tộc hay vùng miền khác nhau.

Ví dụ như: hành vi cầm bút‚ cầm đũa bằng tay trái; hành vi cúng bái tổ tiên trong các ngày lễ tết của người Việt; v.v…

– Hành vi trí tuệ là những hành vi được hình thành từ các hoạt động trí tuệ‚ tiếp thu những kiến thức ở mức độ khó‚ trừu tượng như là hoạt động nghiên cứu khoa học‚ v.v…

Những người có khả năng và hành vi trí tuệ này là những người hiểu được các quy luật của hiện tượng sự vật xung quanh chúng ta và bản chất của từng mối quan hệ trong xã hội‚ qua đó họ có thể phát minh ra công nghệ mới để cải tạo‚ phát triển thế giới.

– Hành vi đáp ứng: là những hành vi được tạo ra để ứng phó với hoàn cảnh‚ tình huống thực tế nhất thời‚ với mục đích là để tồn tại và tiếp tục phát triển.

Những hành vi này thường được tạo ra không theo ý thức tự nguyện và sự lựa chọn của bản thân.

Ví dụ như: hành vi cưỡng dâm‚ cưỡng chế thu hồi tài sản‚ v.v…

4. Khái niệm hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật:

Sai lệch chuẩn mực pháp luật là hành vi của một cá nhân hay nhóm xã hội nào đó thực hiện một hành vi vi phạm các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực pháp luật (hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật). Dưới góc độ luật học, hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật chính là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này có các dấu hiệu cơ bản: là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi của chủ thể và chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý

5. Phân loại hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật:

Căn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực pháp luật bị xâm hại

Dựa vào căn cứ trên thì gồm có hành vi sai lệch tích cực và hành vi sai lệch tiêu cực.

Hành vi sai lệch tích cực là những hành vi (có thể là cố ý hoặc vô ý) vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với thực tế xã hội hoặc không còn được nhà nước và xã hội thừa nhận. Ví dụ, Từ ngày 26/3, công nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn Pouyuen Việt Nam (100% vốn Đài Loan), có trụ sở tại quận Bình Tân, TP HCM, và một số doanh nghiệp ở Long An, Tây Ninh, Tiền Giang, đã ngừng việc tập thể phản đối quy định tại Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 (được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2014 và có hiệu lực từ 1/1/2016).

Hành vi sai lệch tiêu cực là những hành vi (cố ý hoặc vô ý) vi phạm, phá vỡ hiệu lực, sự tác động của các chuẩn mực pháp luật hiện hành, có nội dung, tính chất phù hợp, tiến bộ, đang phổ biến, thịnh hành và được nhà nước, các cộng đồng người thừa nhận rộng rãi trong xã hội.

Ví dụ, Trong năm 2015 và đầu năm 2016 đã xảy ra 6 vụ ném đá vào các phương tiện khi đang lưu thông trên cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây, đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Đây là con số mà Công ty CP Dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E) vừa công bố. Theo báo cáo của VEC E thì hiện nay trên tuyến xuất hiện tình trạng ném đá vào xe đang lưu thông với tốc độ cao. Một số đối tượng tụ tập trên cầu vượt để ném xuống xe làm hư hỏng kính, gây nguy hiểm cho người trên xe. Như vậy, hành vi ném đá vào các phương tiện đang lưu thông trên đường cao tốc như nói trên là hành vi gây nguy hiểm nghiêm trọng cho những người trên xe, và những người tham gia giao thông, hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý về hình sự theo quy định tại Điều 143 BLHS . Đây là một trong những trường hợp hành vi sai lệch tiêu cực, làm trái với những quy định của pháp luật với mục đích xấu, không đóng góp vào việc hoàn thiện bộ máy pháp.

Căn cứ vào thái độ, tâm lí chủ quan của người thực hiện hành vi sai lệch

Dựa vào căn cứ trên thì gồm có hành vi sai lệch chủ động và hành vi sai lệch thụ động.

Hành vi sai lệch chủ động là hành vi có ý thức, có tính toán, cố ý (trực tiếp hay gián tiếp) vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật, dù chuẩn mực đó đã lạc hậu, lỗi thời hay còn đang tiến bộ, phù hợp. Họ có thể nhận thức được yêu cầu của cộng đồng nhưng họ cứ hành động theo ý họ mặc dù biết không phù hợp.

Ví dụ, vào khoảng trung tuần tháng 4/2016, tại một lớp học của trường này, một nữ sinh mặc đồng phục của trường đã dùng tay đánh mạnh nhiều cái vào mặt một nữ sinh khác ngay trong lớp học.

Chứng kiến hành vi phản cảm đó, thay vì can ngăn, nhiều học sinh đứng nhìn, thậm chí có em dùng điện thoại di động ghi hình và sau đó phát tán trên mạng xã hội Facebook. Đoạn Clip dài khoảng trên 2 phút được tung lên mạng xã hội gây sốc cho nhiều người.

Hành vi sai lệch thụ động là hành vi vô ý, không mong muốn vi phạm, phá vỡ tính ổn định, sự tác động của các chuẩn mực pháp luật.[1,tr.245] Đặc trưng của loại hành vi sai lệch này là người sai lệch không biết hành vi của mình là sai lệch, nguyên nhân là do họ không nắm vững chuẩn mực hoặc do hiểu sai các chuẩn mực.

Ví dụ, “Dọ-tơm-amí” và “Joă ană” (chôn con theo mẹ và đạp cho chết) là 2 hủ tục hoang dã gây nên nhiều cái chết oan khốc cho trẻ sơ sinh. Khởi nguyên, tục “dọ tơm amí” chỉ quẩn quanh trong một số buôn làng của đồng bào Bana, Jơ rai, Jẻ Triêng, những sắc tộc bản địa đông đúc sinh sống lâu đời trên cao nguyên Gia Lai – Kon Tum, phía bắc Tây Nguyên. Nhưng sau đó, theo những nhóm người ly tán, giao thoa, tục “dọ tơm amí” lan nhiễm qua cả những cộng đồng Xêđăng, S’rá, và vài nhánh Ê đê ở những vùng nghèo khó nhất.

Theo hủ tục này, nếu người mẹ chẳng may chết khi vượt cạn thì trẻ sơ sinh phải bị bỏ xuống huyệt chôn theo mẹ. Trẻ đã vài tuần, thậm chí đầy tháng tuổi mà mẹ ốm chết vì kiệt sức, hậu sản, thì đứa trẻ cũng bị chôn sống theo, hoặc bị vứt bỏ giữa bãi tha ma cho chết mòn, cho thú dữ ăn thịt.

Căn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực pháp luật bị xâm hại và vào thái độ, tâm lí chủ quan của người thực hiện hành vi sai lệch

Dựa vào căn cứ trên thì chúng ta sẽ có thêm bốn loại hành vi sau đây:

– Hành vi sai lệch chủ động – tích cực là hành vi cố ý vi phạm, phá vỡ sự tác động của các chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với yêu cầu của đời sống xã hội hiện tại.

Ví dụ, câu chuyện về bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, đồng chí Kim Ngọc – cha đẻ của mô hình khoán. Ngày 10/09/1966, Ban thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc ra nghị quyết về “Một số vấn đề quản lý lao động trong hợp tác xã hiện nay”. Theo nghị quyết này, đối với một số khâu trong quá trình canh tác mà xã viên có thể đảm nhiệm hiệu quả như cấy, chăm bón lúa (làm cỏ, bón phân, tát nước…) và thu hoạch, thì giao cho xã viên diện tích phải làm, kèm theo mức khoán số công điểm được ăn chia, sản lượng phải đạt và nộp cho hợp tác xã. Với cách làm như vậy, xã viên làm tốt, vượt mức khoán thì họ được hưởng lợi hoàn toàn, nên xã viên hăng hái, chăm chỉ tham gia sản xuất. Khả năng tự chủ của hộ gia đình lại được phát huy, mọi tiềm năng lao động lại được tận dụng.

Ta có thể thấy, việc triển khai “khoán hộ” ở Vĩnh Phúc không được sự đồng thuận, và bị coi là sự vượt rào. Theo Thông tri số 224-TT/TW ngày 12/12/1968 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về chấn chỉnh công tác ba khoán và quản lý ruộng đất của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ở một số địa phương” đã chấn chỉnh việc triển khai khoán hộ ở Vĩnh Phúc. Khoán hộ bị coi là buông lỏng quản lý, khoán trắng ruộng đất, khoán trồng trọt, khoán chăn nuôi, khoán cả công cụ sản xuất cho hộ dẫn đến tư hữu hoá tư liệu sản xuất, “trái với đường lối hợp tác hoá nông nghiệp của Đảng”, phá vỡ nguyên tắc quản lý XHCN, phục hồi kinh tế cá thể…, vì vậy việc khoán hộ ở Vĩnh Phúc không được ủng hộ. Bí thư Đảng uỷ tỉnh Vĩnh Phúc là ông Kim Ngọc sau đó đã “Quyết tâm sửa chữa khuyết điểm, đưa phong trào hợp tác hoá xã và sản xuất nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phú vững bước tiến lên” (tháng 6/1969) Sau Vĩnh Phúc, Hải Phòng là địa phương thứ 2 công khai thực hiện khoán hộ, khoán sản phẩm, bỏ khoán việc.

– Hành vi sai lệch chủ động – tiêu cực là hành vi cố ý vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật hiện hành mang tính chất tiến bộ, phù hợp, đang phổ biến, thịnh hành và được nhà nước, xã hội thừa nhận rộng rãi.[1,tr.246]

Ví dụ, năm 2011 dư luận không khỏi bàng hoảng và phẫn nộ về vụ án cướp tiệm vàng của Lê Văn Luyện. Khoảng 2h ngày 24/8/2011, Lê Văn Luyện đột nhập vào tiệm vàng Ngọc Bích (ở phố Sàn, Bắc Giang). Trong qua trình cướp tiệm vàng, Y đã tàn nhẫn giết chết hai vợ chồng chủ tiệm vàng Ngọc Bích và con gái út còn cháu Bích (con gái lớn chưa đầy 10 tuổi của vợ chồng chủ tiệm) thì bị y chém lìa tay phải, để rồi lấy sạch số vàng bày trong tủ kính bán hàng (trị giá 1,2 tỷ đồng) rồi tẩu thoát khỏi hiện trường. Chiều 31/8/2011, Y bị cảnh sát bắt giữ. Tuy nhiên, Luyện bị tuyên 18 năm tù mặc dù thực hiện hành vi phạm tội đặc biệt nguy hiểm, điều này là do quy định của pháp luật hình sự về người chưa thành niên bởi khi thực hiện hành vi trên Luyện chưa đủ 18 tuổi. Việc Luyện hưởng án tù 18 năm đã gây lên làn sóng phẫn nộ trên dư luận.

– Hành vi sai lệch thụ động – tích cực là hành vi vô ý vi phạm, phá vỡ sự tác động của chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với yêu cầu của đời sống xã hội.

Ví dụ, như những người bị mắc bệnh mù màu, khi họ tham gia giao thông khi đến đèn đỏ họ không nhận ra họ vẫn tiếp tục đi như vậy do có khuyết tật về mắt  nên đẫn đến hành vi vi phạm pháp luật. Hay những người bị tâm thần họ không kiểm soát hành vi của mình không nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật như khi cầm dao giết người nhưng họ không biết là vi phạm. Nghiên cứu các khuyết tật về tâm – sinh lý ở những cá nhân có hành vi phạm pháp, phạm tội có tác dụng rất lớn trong việc phát hiện và làm sáng tỏ những nguyên nhân dẫn tới các hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, mặc dù có hành vi sai lệch xảy ra, nhưng hành vi sai lệch này giúp cho cơ quan nhà nước nhìn nhận lại về việc xử phạt phải dựa vào nguyên tắc lỗi khách quan, không phải khi nào có hành vi phạm tội, thì người có hành vi đó phải chịu hình phạt.

– Hành vi sai lệch thụ động – tiêu cực là hành vi vô ý vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật tiến bộ, phù hợp, đang phổ biến, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội.

Ví dụ, Trong quá trình vận động và phát triển của xã hội, có những quan điểm, quan niệm chỉ có giá trị, ý nghĩa thực tiễn, xã hội chỉ được coi là đúng trong các xa hội trước đây; còn trong xã hội ngày nay, chúng tỏ ra không còn phù hợp, bị coi là quan niệm sai lệch cả về nội dung và tính chất. Tuy nhiên, vẫn có những cá nhân, nhóm xã hội nào đó làm theo các quan niệm sai lệch đó nên dẫn vi phạm chuẩn mực pháp luật hiện hành, tức là đã thực hiện một hành vi sai lệch.

Từ cơ chế này cho thấy, khi phát hiện ra có những quan niệm sai lệch về đặc điểm, nội dung, tính chất hay phạm vi áp dụng của một bộ luật hay văn bản pháp luật nào đó, hoặc những quan niệm sai lệch có thể dẫn tới hành vi vi phạm pháp luật, thì các cơ quan chức năng của Nhà nước phải sớm có biện pháp định hướng, giải thích, điều chỉnh lại những quan niệm sai lệch đó để kịp thời ngăn chặn những hành vi phạm pháp, phạm tội có thể xảy ra, góp phần hình thành những hành vi cư xử hợp pháp, hợp đạo đức của công dân.

Từ khóa » Những Hành Vi Nghĩa Là Gì