Hao Mòn Tài Sản Cố định Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
1. Khái niệm hao mòn tài sản cố định
Trong quá trình sử dụng tuy TSCĐ vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu nhưng thực tế do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho TSCĐ của doanh nghiệp bị giảm dần về tính năng tác dụng, công năng, công suất, và do đó giảm dần về giá trị của TSCĐ, đó chính là hao mòn TSCĐ.
Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt động SXKD, do hao mòn tự nhiên, do tiến bộ của khoa học kỹ thuật… trong quá trình hoạt động của TSCĐ. Có hai loại hao mòn: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
2. Các loại hao mòn tài sản cố định
a. Hao mòn hữu hình
Hao mòn hữu hình của TSCĐ là sự hao mòn về vật chất, làm giảm dần giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ.
Về mặt vật chất, đó là sự hao mòn có thể nhận thấy được từ sự thay đổi trạng thái vật lý ban đầu ở các bộ phận, chi tiết TSCĐ dưới sự tác động của ma sát, trọng tải, nhiệt độ… thể hiện là sự giảm sút về chất lượng, tính năng kỹ thuật ban đầu trong quá trình sử dụng và cuối cùng không còn sử dụng được nữa.
Về mặt giá trị, đó là sự giảm dần giá trị của TSCĐ và phần giá trị này được dịch chuyển vào chi phí kinh doanh hay giá trị sản phẩm, dịch vụ tạo ra.
Nguyên nhân của sự hao mòn:
- Do TSCĐ được sử dụng trong hoạt động Trong trường hợp này mức độ hao mòn tỉ lệ thuận với cường độ sử dụng và thời gian sử dụng TSCĐ;
- Do tác động của các nhân tố tự nhiên: độ ẩm, nhiệt độ môi trường… Trong trường hợp này mức độ hao mòn ít nhiều phụ thuộc vào công tác bảo dưỡng, bảo quản TSCĐ của doanh nghiệp.
b. Hao mòn vô hình
Hao mòn vô hình là sự giảm sút thuần túy về mặt giá trị của TSCĐ do tác động của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Nguyên nhân của sự hao mòn:
- Do có những TSCĐ cùng loại mới được sản xuất ra có giá rẻ hơn hay hiện đại hơn. Do năng suất lao động được nâng cao nên người ta có thể sản xuất được các TSCĐ có tính năng, tác dụng như TSCĐ cũ nhưng giá rẻ hơn, hoặc do cải tiến kỹ thuật người ta sản xuất được loại TSCĐ mới tuy giá trị bằng TSCĐ cũ nhưng có công suất cao hơn.
- Do biến động của thị trường, giá trị của TSCĐ giảm.
Do đó biện pháp có hiệu quả nhất để khắc phục hao mòn vô hình là doanh nghiệp phải coi trọng đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất, ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật. Điều này có ý nghĩa quyết định trong việc tạo ra các lợi thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh trên thị trường.
5/5 - (1 bình chọn)Bài viết liên quan:- Tài sản cố định là gì? Phân loại, nguyên giá, thời gian trích khấu hao
- Vốn cố định là gì? Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
- Khấu hao tài sản cố định là gì? Phạm vi và thời điểm trích khấu hao
- Bản chất và vai trò của tài chính doanh nghiệp
Từ khóa » Các Loại Hao Mòn Tài Sản Cố định
-
Cách Phân Biệt Hao Mòn Và Khấu Hao TSCĐ Nhanh Và đơn Giản Nhất
-
Hao Mòn Tài Sản Cố định Cùng Phương Pháp Tính Hao Mòn Tài Sản
-
Cách Tính Khấu Hao Tài Sản Cố Định (TSCĐ) - Có Ví Dụ Cụ Thể
-
Hệ Thống Tài Khoản - 214. Hao Mòn Tài Sản Cố định.
-
Hệ Thống Tài Khoản - 214. Hao Mòn Tài Sản Cố định. - Báo Cáo Tài Chính
-
Phân Biệt Khấu Hao Và Hao Mòn Tài Sản Cố định - Luật ACC
-
Hao Mòn Tài Sản Cố định
-
Tìm Hiểu Các Loại Tài Sản Cố định Không Phải Tính Hao Mòn, Khấu Hao ...
-
Tài Sản Cố định Là Gì? Phân Loại Và Khấu Hao Tài ... - Luật Dương Gia
-
Thế Nào Là Hao Mòn Tài Sản Và Khấu Hao Tài Sản? Phương Pháp Tính ...
-
Các Loại Tài Sản Cố Định Chuẩn Trong Doanh Nghiệp - THUẾ FATO
-
[DOC] 12_22_Hao_mon_TSCD_20171...
-
Hao Mòn Tự Nhiên Là Gì ? Khái Niệm Về Hao Mòn Tự Nhiên
-
Tài Sản Cố định Nào Của đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Phải Tính Khấu ...