Hào Sĩ Phường - Con Hẻm đã Trải Qua Hơn 100 Năm Tồn Tại

Những con Hẻm được xem là một nét văn hoá đặc trưng ở Sài Gòn, có bao giờ bạn nghe đến từ ” Luồn Hẻm ” chưa? Nếu nghe được từ này rồi chắc hẳn bạn cũng được xem là người Sài Gòn rồi đấy. Nếu có dịp lang thang trên các con phố ở Chợ Lớn, có thể bạn sẽ phải trầm trồ bởi những chứng tích – kiến trúc đặc sắc một thời, mà một trong những hẻm được dân Ba Tàu bồi hồi nhớ đến nhiều nhất là Hào Sĩ Phường.

Hào Sĩ Phường quận 5

Bài viết này mình muốn giới thiệu cho bạn một địa chỉ cũng được xem là biểu tượng của người Hoa ở quận 5 nói riêng và chợ lớn nói chung. Con hẻm Hào Sĩ Phường nằm tách biệt với không khí ồn ào của khu chợ lớn, những ngôi nhà mang màu sắc hoen rỉ của thời gian, những nét văn hóa được gìn giữ qua hàng trăm năm.

Hẻm Hào Sĩ Phường ở đâu?

Địa chỉ: 206/17 Đ. Trần Hưng Đạo, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Nếu là khách du lịch đừng bỏ lỡ bài: Thuê xe máy ở Sài Gòn giá tốt để thoải mái vi vu luồn lách khám phá Sì Gòn nhoa

Đối với người thích chụp ảnh, mê cái đẹp, thích tìm hiểu văn hóa của Sài Gòn,… thì dĩ nhiên địa điểm như Hào Sĩ Phường chắc chắn ai cũng sẽ thích đến phát mê, bởi không chỉ được ngắm nhìn kiến trúc thời xưa mà còn được tìm hiểu văn hóa phong phú mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của người Hoa Kiều.

Hào Sĩ Phường

Nhớ là đừng bỏ qua các địa điểm tham quan hấp dẫn gần Hào Sĩ Phường nha các bạn, nổi bật với những cái tên như: Chùa Bà Thiên Hậu, Hội Quan Nghĩa An, Chùa Ông, Hội quán tam Sơn.. Chạy thêm đoạn nữa thì có Chợ Bến Thành, Thành hát Thành phố, Hồ Con Rùa….

Hẻm Hào Sĩ Phường có bị cấm chụp hình hay không ?

Thú thật là mình cũng không biết thông tin này đâu cho đến khi ghé qua đây. Phần tầng trệt thì không thấy dán thông báo cấm chụp hình và chỉ khi lên lầu thì mới thấy dán thông  báo.

Nhưng lúc mình đi thì không thấy khách đến tham quan nào cả

Tìm hiểu thì được biết hồi năm 2017 – 2018, Hào Sĩ Phường được quảng bá – PR rầm rộ trên các mạng xã hội, dẫn đến khách đến đây check in rất đông làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của những người dân trong con hẻm này

Chính vì thế mà các hộ dân họp lại quyết định dán biển thông báo cấm chụp hình để tránh các trường hợp khách thiếu ý thức

Những điều đáng tiếc trên cũng một phần làm ảnh hưởng không nhỏ những người đến sau muốn check in khám phá.

Tuy Nhiên, chỉ là không cho chụp ảnh để tránh làm ồn ảnh hưởng đến người dân đang sống trong con hẻm này chứ bạn vẫn có thể đến tham quan được nhé

Mình đến đây chỉ có 2 người, đi nhẹ nói khẽ và cũng có xin phép chụp lại một vài tấm ảnh kỷ niệm nên cũng được một cô sống ở đó cho chụp ảnh ( chụp bằng điện thoại ). Nên các bạn đến đây muốn chụp thì phải xin phép trước nha

1 phút quảng cáo

KKday là nền tảng APP du lịch cung cấp hơn 20,000+ sản phẩm trực tuyến như: Vé vui chơi tham quan, dịch vụ ngoài trời, tham quan du lịch, trải nghiệm ẩm thực, di chuyển, lưu trú, khoá học và văn hoá địa phương... Hiện đang có ưu đãi chào hè giảm tới 50% và coupon giảm giá lên đến 250K

coupon KKday chào hè

Mã ưu đãi hấp dẫn: Mua 1 tặng 1 áp dụng tới 31/07....

Chi tiết: https://www.kkday.com/vi/promo/vn-summer-holiday-deals Xem thêm nhiều mã coupon khác: https://phuot3mien.com/ma-giam-gia/kkday Con Hẻm Check in ở Hào Sĩ Phường

Khẳng định với các bạn đây là một trong những con hẻm chụp ảnh cổ đẹp nhất ở Sài Gòn và đậm chất người Hoa ở Chợ Lớn

Cái tên Hào Sĩ Phường từ đâu mà có

Hơn 300 năm trước, Chợ Lớn là nơi đất lành để dân Tàu tìm tới lập nghiệp, trốn chạy khói lửa loạn ly, trải bao gian nan người ta mới tới được bến bờ bình yên này, nhiều huyết lệ của lớp lớp di dân Trung Hoa đã đổ ra mới biến được bãi hoang lầy lội thành đô thị phồn hoa.

Hào Sĩ phường 豪仕坊 (hẻm 206 đại lộ Đồng Khánh – nay là Trần Hưng Đạo B) được liệt vào hàng “trưởng lão” của các hẻm Chợ Lớn, đồn rằng hẻm đã có hơn trăm năm.

Con hẻm do “Chú Hỏa” xây cho đồng hương thuê, tên hẻm cũng do Chú Hỏa đặt, tới nay, nhiều nhà vẫn còn giữ được bản hợp đồng thuê nhà, và biên lai đóng tiền hàng tháng cho Huỳnh Vinh Viễn đường.

Về ý nghĩa tên Hào Sĩ, sách báo đều giải thích: “Hào” là hào hiệp, “” là văn sĩ. Sở dĩ đặt tên làm vậy vì hào hiệp và văn nhã là đặc trưng của cư dân hẻm này. Nhưng thuở đó, Hào Sĩ phường toàn hạng bình dân lam lũ thất học, lấy đâu ra khí chất hào hiệp, văn nhã, cho nên có giả thiết “Hào Sĩ” là danh từ riêng, lấy đặt theo tên ông chủ của các lao công ở xóm này, giả thiết này hợp lý nhất, vì tổ tiên mấy đời trước của dân Tàu ở đây, nếu không phải làm bốc vác thì cũng bồi bàn tiệm ăn, hoặc công nhân hãng xà-bông.

Tới đây, một nghi vấn nảy ra: kinh doanh nhiều ngành nghề – thậm chí chẳng liên quan nhau – như vậy, chắc ông chủ nọ phải là tay cự phú nổi tiếng? Nhưng tra tìm danh sách thương nhân Tàu ở Chợ Lớn vào đầu thế kỷ XX, lại không ai có tên Hào Sĩ, dựa theo lối kêu tên trống trơn ngang hàng, không kèm theo họ, thì Hào Sĩ ắt không phải bậc cao vọng, đây cũng chỉ là một giả thiết chưa xác đáng

Ngoài ra còn giả thiết lưu hành trên các trang blog Trung quốc: họ sửa chữ “Sĩ” thuộc bộ Nhân (仕) thành 士 để giải thích: Hào Sĩ 豪士 nghĩa là… trái với hạng “Thổ hào” 土豪. Thổ hào là từ Trung quốc dùng gọi thành phần địa chủ ác bá; không thuộc thành phần thổ hào thì là thuộc giai cấp bần nông, nên đây là khu của những người lương thiện. Kiểu giải thích này hình như muốn gài ngụ ý ngoài hẻm này ra, toàn bộ cư dân Sài Gòn Chợ Lớn còn lại đều tụi bất lương.

Hẻm nói chung và Hào Sĩ Phường nói riêng

Nếu không biết địa chỉ cụ thể, người thời nay vô phương tìm ra các hẻm xưa, nhưng với dân Chợ Lớn thuở trước, chẳng ai quan tâm tới con số địa chỉ hẻm, mà người ta chỉ gọi chúng bằng tên, mỗi con hẻm Tàu xưa đều được đặt tên, sau đuôi những tên đó thường kèm theo chữ “hạng”, “” hoặc “phường”.

Ba cái tên này giúp ta đoán được phần nào mối liên hệ giữa các thành viên trong hẻm.

– “Hạng” 巷 là nơi những người chung dòng họ quây quần.

– “Lý” 里 là chỗ những kẻ đồng hương tụ lại.

– “Phường” 坊 là chốn nương thân của những người cùng làm chung ngành nghề.

Tông Màu Vàng Chủ Đạo
Tông Màu Vàng Và Xanh Lá cực kỳ nổi bật

Dân cư ở Hào Sĩ Phường gồm đủ người Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam, Khách Gia, nhưng do Quảng Đông chiếm đa số, nên ngôn ngữ chính trong hẻm là tiếng Quảng Đông.

Thế hệ đầu tiên ở Hào Sĩ phường đều thuộc lớp cần lao ít học, họ sống bằng đủ thứ nghề: kéo xe, bốc vác, chạy bàn, thậm chí có cả những kẻ làm công ở sòng bài, tiệm hút, ổ điếm, việc ai nấy làm, mỗi người đều nặng gánh lo sinh kế, chẳng ai hơi đâu phẩm bình kẻ khác, muốn tồn tại ở tha hương, chủ yếu là phải biết đùm bọc san xẻ cho nhau đã, chuyện ai trong đục thế nào để đó tính sau.

Tập tục thờ cúng Thổ địa lộ thiên của dân gian Quảng Đông vẫn được gìn giữ, nhưng được vén gọn sao cho khỏi ảnh hưởng lối đi chung.

Những căn nhà vẫn còn nguyên kiến trúc xưa.

Hào Sĩ Phường là một trong những con hẻm cổ nhất của Sài Gòn, nó tồn tại ở đó ngót nghét cũng đã hơn 100 năm với khoảng vài chục hộ dân cùng sinh sống ở đây.

Khu nhà hai tầng sơn vàng tách biệt nhau, được bố cục theo lối giếng trời của người Quảng Đông, các căn quây quần lại với nhau.

cửa gỗ là nét đặc trưng ở đây
Cửa gỗ là nét đặc trưng ở Hào Sĩ Phường

Thoạt nhìn thì có vẻ giống với các biệt thự cổ, các gia đình sinh sống lại giống như kiểu chung cư thời bây giờ, chỉ có điều là tất cả mọi thứ ở đây đều đã cũ kỹ, nhuốm màu của thời gian.

Hai hành thang song hành nằm đối xứng ở tầng trên; cầu thang này gọi “Kỵ lâu tẩu lang” 騎樓⾛廊, là đặc trưng của kiến trúc Mân Việt cổ.

2 lối hành lang song song
2 lối hành lang song song đối sứng

Hào Sĩ Phường được bảo tồn gần như hoàn chỉnh hình dạng trăm năm trước, khung cửa các căn nhà có phần thông gió bằng sắt uốn hình vòm cung bên trên.

Cửa được thiết kế ba lớp:

  • lớp ngoài có tác dụng như bình phong với hai cánh chớp lửng
  • kế đó là cửa lùa bằng khung gỗ song ngang
  • trong cùng mới là cửa thực thụ.

Bên trong, nhiều nhà vẫn giữ nguyên lối trần thiết cổ, với bàn tròn ghế gỗ đánh vẹc-ni đỏ, bộ kỷ trà đựng trong giỏ mây, trên tường là chân dung ông bà thuở trước lồng trong khung hình bầu dục.

Giải trí nuôi gà

Hào Sĩ phường được mệnh danh “Phồn hoa tịnh thổ” – vùng đất bình yên giữa đô thị ồn ào.

Mình thấy cuộc sống của những người ở trong con hẻm này rất bình yên, những hình ảnh mình ít thấy ở khu mình đang sống bây giờ:

  • Các ông bà lớn tuổi ngồi nói chuyện với nhau ( tiếng tàu nghe vui tai lắm – chẳng hiểu chi )
  • Có một bác lớn tuổi đặt hàng online nhưng ngại xuống lấy – nên buộc một cái dây vào cái giỏ rồi thả xuống cho anh shipper bỏ vào rồi kéo lên 😀
  • Vài Bản Nhạc Hoa êm đềm lan nhẹ trong không gian yên tĩnh – bơ phẹc
  • Còn có nhà mở phim TVB nữa, ôi bao ký ức luyện phim ùa dìa
  • À cuối con hẻm có một quán bán mỳ tàu bạn nào đói có thể ghé đó ăn nhá

List những còn hẻm người tàu nổi tiếng ( tham khảo )

Khu vực Chợ Lớn bao gồm toàn bộ ba quận 5, 6, 11, và phần lớn hai quận 8, 10. Địa bàn này có khoảng 400 con hẻm lớn nhỏ, trong đó là hàng trăm con hẻm cổ, phần lớn tập trung ở quận 5

Các con hẻm có tiếng khi xưa, giờ đã lần hồi rơi rụng bảng tên, xin liệt kê ra đây để lưu lại, ít ra cũng còn được cái tên:

+ Quận 5:

* Đại lộ Đồng Khánh (nay là đường Trần Hưng Đạo B) có 9 hẻm:

– Đồng Khánh lý 同慶里 (hẻm 36).

– Tô Châu lý 蘇州里 (hẻm 47)

– Thái Hồ hạng 太湖巷 (hẻm 55).

– Giới An phường 介安坊 (hẻm 86).

– Vinh Khang cư 榮康居 (còn gọi Kim Tiền lâu 金錢樓 – hẻm 97).

– Hào Sĩ phường 豪仕坊 (hẻm 206).

– Tòng Quế phường 松桂坊 (hẻm 236).

– Cộng Hòa lý 共和里 (hẻm 254).

– Lão Hổ hạng 老虎巷 (hẻm 480).

* Đường Nguyễn Trãi có 12 hẻm:

– Phước Thiện hạng 福善巷 (hẻm 312).

– Thủy Trì hạng 水池巷 (hẻm 519).

– Vạn Quốc hạng 萬國巷 (hẻm 572).

– Mã Xa hạng 馬車巷 (hẻm 671).

– Dịch An lý 易安里 (hẻm 674).

– Doãn An lý 允安里 (hẻm 690).

– Tuệ Huê lý 穗華里 (hẻm 714).

– Nha Thái hạng 芽菜巷 (hẻm 720).

– Quần Ngọc phường 群玉坊 (hẻm 845).

– Tòng Sơn lý 松山里 (hẻm 863).

– Tân Gia Hòa lý 新嘉禾里 (hẻm 940).

– Vinh Viễn hồ đồng 榮遠胡同 (hẻm 909).

* Đường Lão Tử có 2 hẻm:

– Quỷ Bà hạng 鬼婆巷 (hẻm 21).

– Phước Trạch hạng 福澤巷 (hẻm 36).

* Đại lộ Hồng Bàng có 2 hẻm:

– Hồ Sơn hạng 湖山巷 (hẻm 243).

– Nhân Hậu lý 仁厚里 (hẻm 285).

* Đường Lương Nhữ Học có 2 hẻm:

– Cư Chánh lý 居正里 (hẻm 62)

– Kiều Hưng lý 僑興里 (hẻm 137).

* Đường Mạnh Tử (nay là Dương Tử Giang) có hai hẻm:

– Bửu Thụ hạng 寶樹巷 (hẻm 77).

– Văn Võ lý 文武里 (hẻm 127).

* Đường Tân Thành có 2 hẻm:

– Đông Nam lý 東南里 (hẻm 68).

– Tân Thành hạng 新成巷 (hẻm 107).

* Đường Triệu Quang Phục có Thanh Tâm hạng 清心巷 (hẻm 62).

* Đường Phù Đổng Thiên Vương có 3 hẻm:

– Đại Khánh lý 大慶里 (hẻm 3).

– Hải Nam lý 海南里 (hẻm 18).

– Ngu Lạc lý 娛樂里 (hẻm 23).

* Đường Trần Điện có Vinh An lý 榮安里 (hẻm 2).

* Đường Gia Phú có Tam Đa lý 三多里 (hẻm 189).

* Đường Lê Quang Liêm (nay là Võ Văn Kiệt) có Triều Thương hạng 潮商巷 (hẻm 257).

* Đường Ngô Quyền có Ích Hưng hạng 益興巷 (hẻm 14).

* Đường Khổng Tử (nay là Hải Thượng Lãn Ông) có Cửu Như hạng 九如巷 (hẻm 202).

* Đường Học Lạc có Phương Tế Các hạng 方濟閣巷 (hẻm 17).

* Đường Phó Cơ Điều có Quảng Ích hạng 廣益巷 (hẻm 13).

* Đường Trần Hòa có Thịnh An lý 盛安里 (hẻm 12).

* Đường An Điềm có Cổ Du hạng 鼓油巷 (hẻm 74).

* Đường Hùng Vương có Trần Thu lý 陳秋里 (hẻm 218).

* Đường Trịnh Hoài Đức có Vĩnh Phát hạng 永發巷 (hẻm 75).

* Đường Phạm Đôn có Thái hạng 菜巷 (hẻm 38).

+ Quận 8:

* Đường Lương Ngọc Quyến có 2 hẻm:

– Thái Nguyên lý 泰源里 hẻm 28.

– Trường An lý 長安里 (hẻm 45).

* Đường Bến Bình Đông có Đại Cát hạng 大吉巷 (hẻm 573).

+ Quận 11:

* Đường Âu Cơ có Phú Thọ hạng 富壽巷 (hẻm 25).

* Đường Tân Khai có Nam Hòa lý 南和里 (hẻm 124).

* Đường Lý Thành Nguyên (nay là đường Đỗ Ngọc Thạnh) có Thái Bình hạng 太平巷 (hẻm 77A).

Nguồn tham khảo: Lê Vĩnh Húy

Viết bài: Trung Nguyễn

Xem thêm các địa điểm tham quan khác ở Sài Gòn:

Bưu Điện Trung Tâm Thành Phố

Hồ Con Rùa ở Sài Gòn

Nhà Hát Thành Phố

Lăng Lê Văn Duyệt | Lăng Ông Bà Chiểu

Ghé Dinh Độc Lập – Dinh Thống Nhất

Từ khóa » Hẻm Hào Sĩ Phường (phường 11 Quận 5 Tp.hcm)