Hapacol Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Hapacol có chứa hoạt chất chính là paracetamol. Thuốc có nhiều dạng bào chế với hàm lượng khác nhau để phù hợp với từng đối tượng sử dụng, chẳng hạn như Hapacol 150, Hapacol 250, Hapacol 325, Hapacol Extra, Hapacol 650, Hapacol sủi… Ngoài ra, thuốc này còn một số biệt dược chứa paracetamol kết hợp với các hoạt chất khác (phenylephrin, codein) nhưng bài viết này chỉ đề cập đến các sản phẩm Hapacol có tác dụng giảm đau, hạ sốt đơn thuần.
Cùng tìm hiểu về chỉ định, liều dùng, cách dùng của thuốc này để sử dụng hiệu quả, an toàn nhé!
Tác dụng
Tác dụng, công dụng của thuốc Hapacol là gì?
Hapacol 150
Thuốc giúp hạ sốt, giảm đau cho trẻ trong các trường hợp sau: cảm, cúm, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, mọc răng, sau khi tiêm chủng, sau phẫu thuật…
Hapacol 650/ Hapacol sủi
Hapacol 650 và Hapacol sủi là thuốc điều trị các triệu chứng đau trong: đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng.
Thuốc giúp hạ sốt ở người lớn.
Hapacol Extra
Thuốc có sự kết hợp giữa paracetamol và caffein để tăng hiệu quả, giúp làm giảm đau nhanh chóng và hiệu quả các cơn đau như đau đầu, đau nửa đầu, đau họng, đau bụng kinh, đau sau nhổ răng hoặc các thủ thuật nha khoa, đau răng, đau nhức cơ, gân, đau do chấn thương, đau do viêm khớp, viêm xoang, đau nhức do cảm lạnh, cảm cúm. Thuốc cũng giúp hạ sốt nhanh.
Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Hoạt chất và hàm lượng của Hapacol
Hapacol có những dạng và hàm lượng sau:
- Viên nén Hapacol 650mg paracetamol
- Viên nén Hapacol Extra 500mg paracetamol và 65mg cafein
- Viên nén sủi bọt Hapacol 500mg paracetamol
- Thuốc bột sủi bọt Hapacol 150mg paracetamol.
Liều dùng thuốc Hapacol cho người lớn như thế nào?
Hapacol 650
Liều thông thường cho người lớn và trẻ trên 12 tuổi: 1 viên/ lần.
Liều tối đa trong 24 giờ không quá 4000mg.
Khoảng cách giữa hai lần uống phải hơn 4 giờ và không uống quá 6 viên/ ngày.
Hapacol Extra
Liều thông thường cho người lớn và trẻ trên 12 tuổi: uống 1–4 lần/ ngày, mỗi lần uống 1 hoặc 2 viên.
Không dùng quá 8 viên/ ngày.
Khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần uống là 4 giờ hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Hapacol 500mg sủi
- Khoảng cách giữa 2 lần uống phải hơn 4 giờ và không uống quá 8 viên/ ngày.
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi uống 1 viên/ lần.
- Đau nhiều có thể uống 2 viên/lần hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Liều lượng thuốc Hapacol cho trẻ em như thế nào?
Hapacol 80, 150 và 250
Cách mỗi 6 giờ, bạn cho bé uống một lần. Liều dùng trung bình từ 10-15mg/ kg thể trọng/lần. Tổng liều tối đa không quá 60mg/kg thể trọng/24 giờ, không quá 5 lần/ ngày.
Tùy theo cân nặng của trẻ mà bạn có thể chọn gói Hapacol có hàm lượng phù hợp.
Như vậy, tính theo cân nặng thì thuốc hạ sốt Hapacol 250 cho trẻ bao nhiêu kg, mấy tuổi? Cụ thể là trẻ tuổi nào cũng được, miễn từ 17 – 25kg.
Cách dùng
Cách dùng thuốc Hapacol là gì?
- Viên nén: Uống thuốc cùng với nước lọc.
- Viên sủi: Thả thuốc vào một ly nước, đợi tan hoàn toàn thì uống liền.
Bạn không nên tự ý kéo dài thời gian dùng thuốc nếu:
- Có triệu chứng mới xuất hiện.
- Sốt cao (39,5oC) và kéo dài hơn 3 ngày hoặc tái phát.
- Đau nhiều và kéo dài hơn 5 ngày.
Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?
Biểu hiện của quá liều paracetamol gồm buồn nôn, nôn, đau bụng, triệu chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay.
Biểu hiện của ngộ độc nặng paracetamol là ban đầu kích thích nhẹ, kích động và mê sảng. Tiếp theo là ức chế hệ thần kinh trung ương như sững sờ, hạ thân nhiệt, mệt lả người, thở nhanh và nông; mạch nhanh, yếu, không đều, huyết áp thấp và suy tuần hoàn.
Cách xử trí là cần đến bệnh viện để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Khi nhiễm độc paracetamol nặng, bạn cần điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Sau đó đợi 4 – 6 tiếng để sử dụng liều tiếp theo. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ thuốc Hapacol là gì?
Các tác dụng phụ ít gặp gồm:
- Ban da
- Buồn nôn, nôn
- Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày
- Giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu.
Tác dụng phụ hiếm gặp là phản ứng quá mẫn.
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Thận trọng/ Cảnh báo
Trước khi dùng thuốc Hapacol, bạn cần lưu ý gì?
Thuốc chống chỉ định cho các trường hợp sau:
- Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc.
- Người bệnh thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase.
- Đối với người bị phenylceton – niệu và người phải hạn chế lượng phenylalanin đưa vào cơ thể nên tránh dùng paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa aspartam.
- Người quá mẫn (bệnh hen suyễn) nên tránh dùng paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa sulfit.
- Phải dùng thận trọng ở người bị thiếu máu từ trước, suy giảm chức năng gan và thận.
- Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của paracetamol, vì vậy bạn nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
Bác sĩ sẽ cảnh báo người bệnh về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
Phụ nữ có thai và cho con bú
Chưa xác định được tính an toàn của paracetamol đối với thai nhi khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai. Do đó, chỉ nên dùng thuốc ở người mang thai khi thật cần thiết.
Nghiên cứu ở phụ nữ cho con bú cho thấy dùng paracetamol không có tác dụng không mong muốn ở trẻ bú mẹ.
Tương tác thuốc
Thuốc Hapacol có thể tương tác với những thuốc nào?
Thuốc này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Một số thuốc khi dùng chung với paracetamol có thể xảy ra tương tác là:
- Coumarin và dẫn chất indandion
- Các thuốc chống co giật (phenytoin, barbiturat, carbamazepin)
- Isoniazid
- Các thuốc chống lao
Thuốc có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
Bạn không nên uống rượu trong thời gian dùng thuốc vì uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ paracetamol gây độc cho gan.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc?
Một số tình trạng sức khỏe không được sử dụng Hapacol. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào.
Bảo quản
Bạn nên bảo quản thuốc Hapacol như thế nào?
Bạn nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Từ khóa » Hapacol 500mg Sủi Có Dùng được Cho Bà Bầu
-
Thuốc Giảm đau Hạ Sốt Nào Cho Bà Bầu An Toàn | Hapacol
-
Làm Sao Hạ Sốt Cho Bà Bầu An Toàn Mà Vẫn Hiệu Quả? - Hapacol
-
Hapacol Sủi - Viên Sủi Giảm đau Hạ Sốt Nhanh ở Người Lớn
-
Viên Sủi Hapacol 500mg Dhg Giảm đau, Hạ Sốt (hộp 4 Vỉ X 4 Viên)
-
Mang Thai Uống Hapacol Có ảnh Hưởng? - AloBacsi
-
Mang Thai Dùng Thuốc Hạ Sốt Hapacol được Không, AloBacsi?
-
Lưu ý Hạ Sốt An Toàn Cho Bà Bầu | Vinmec
-
Top 9 Bà Bầu Uống Thuốc Hapacol được Không 2022 - Blog Của Thư
-
Hạ Sốt : Hapacol Sủi - Giảm đau - DHG PHARMA
-
Top 9 Bà Bầu Uống Thuốc Hapacol Sủi được Không 2022 - LuTrader
-
[CẦN BIẾT] Bà Bầu Có được Uống Paracetamol 500mg, Panadol ...
-
Thuốc Giảm đau Hạ Sốt Nào An Toàn Cho Bà Bầu? | VOV.VN
-
Mang Thai, Dùng Thuốc Hạ Sốt Nào An Toàn? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Thuốc Hapacol Cảm Cúm: Công Dụng Và Liều Dùng - Docosan