HARVARD Và Những điều Bạn Cần Biết - Trung Tâm Anh Ngữ RES

5/5 - (1 bình chọn)

Viện Đại học Harvard (tiếng Anh: Harvard University), còn gọi là Đại học Harvard, là một viện đại học nghiên cứu tư thục, thành viên của Liên đoàn Ivy nằm ở Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ. Với lịch sử, tầm ảnh hưởng và tài sản của mình, Harvard là một trong những viện đại học danh tiếng nhất thế giới

Để lọt vào số 6% hồ sơ hằng năm được chấp nhận ở ĐH Harvard, Mỹ.Bạn phải có kết quả học tập trung học thật tốt, thể hiện được sự khác biệt của bản thân qua bài luận…

>> Xem thêm: Tất tần tật về Ivy League- Top các trường đại học hàng đầu nước Mỹ

Nội dung bài viết

Toggle
  • 1. Cách thức tuyển sinh của Đại học Harvard
    • 1.1 Chọn & “mua” sinh viên:
    • 1.2 Trực tiếp mời gọi: 
    • 1.3. Sàng lọc, đãi “vàng”: 
    • 1.4 Thuyết phục nhân tài
  • 2. Một số thông tin về học Quản trị Kinh doanh tại Harvard
    • 2.2 Có 2 năm kinh nghiệm thực tế
    • 2.3 Vượt qua bài test GMAT
    • 2.3 Giảng viên cực chất lượng
    • 2.4 Học nhiều môn
  • 3. Bí quyết “Săn” học bổng Harvard
    • 3.1 Thể hiện sự khác biệt
    • 3.2 Rèn luyện tiếng Anh thường xuyên

1. Cách thức tuyển sinh của Đại học Harvard

Những người muốn có một vé vào Harvard, Đại học số 1 của thế giới theo xếp hạng mới nhất, đương nhiên phải vất vả học hành. Nhưng hiếm ai biết để cho ra đời danh sách các tân sinh viên, ban tuyển sinh của trường đại học danh tiếng này cũng phải lao lực không kém! Tạp chí Business Week cho biết:

Trường đại học Harvard
Trường đại học Harvard

Tại Mỹ, hiếm có cuộc so tài nào gay gắt, khốc liệt như qui trình tuyển sinh của các trường đại học. Nhất là khi mỗi năm, số lượng học sinh tại các trường trung học “mạnh tay” hơn trong việc nộp đơn xin xét tuyển vào những đại học danh tiếng, mặc dù cơ hội rất mong manh. Trong lúc đó, bộ máy tuyển sinh của những trường đại học hàng đầu này cũng làm việc hết công suất để chọn ra những sinh viên ưu tú nhất – những người sẽ vinh danh và củng cố thêm uy tín lâu đời của trường. Bạn có nghĩ rằng dang tiếng lâu năm của Harvard sẽ tách trường này ra khỏi sàn đấu tuyển chọn khắc nghiệt? “Chúng tôi làm việc thậm chí còn căng thẳng hơn” – câu nói của William R. “Bill” Fitzsimmons, Trưởng ban tuyển sinh Harvard nhiều năm, chính là câu trả lời.

1.1 Chọn & “mua” sinh viên:

Đương nhiên Harvard là ngôi trường mơ ước của nhiều sinh viên muốn tiếp tục con đường học vấn sau trung học. Riêng niên khoá 2010 này Harvard đã nhận được gần 23.000 đơn xin dự tuyển. Trường sẽ chỉ chọn 2.100 suất – khoảng 9% – trong số đó, không ngạc nhiên khi đây là một trong những trường có chế độ tuyển chọn khắt khe nhất. Ấn tượng hơn, đến 80% số sinh viên được chọn đã chính thức đồng ý nhập học tại trường, đây là tỉ lệ cao nhất trong số các trường đại học và cao đẳng tại Mỹ. Vì với các trường danh tiếng như Yale hay Stanford, con số này chỉ dừng lại ở 70%. Còn tại một số trường khác như Williams, Duke và Dartmouth, số lượng sinh viên nhập học so với số được tuyển chọn chỉ khoảng 50%, hoặc ít hơn.

Trường đại học Havard Ivy League

Nhưng bạn sẽ còn ngạc nhiên hơn khi tận mắt chứng kiến phía “hậu trường” đã làm việc như thế nào để cho ra kết quả như thế. Trong văn phòng của mình, tại Byerly Hall, giữa những chồng đơn dự tuyển cao ngất ngưởng của các thí sinh, ông Fitzsimmons cho biết lý do của sự thành công: Đó là kế hoạch “ba phần”.

Kế hoạch này bắt đầu vào mùa xuân hàng năm, khi Harvard gửi mail đến cho hơn 70.000 sinh viên có điểm số xuất sắc, gợi ý họ nộp đơn vào ngôi trường danh tiếng nhất nước Mỹ này. Danh sách sinh viên được mua từ College Board – nhà tổ chức cuộc thi SAT và ACT Inc. – nhà tổ chức cuộc thi tuyển chọn đại học phổ biến ở miền Trung Tây. Danh sách tuyển chọn này đã qua một lần sàng lọc kỹ lưỡng. Fitzsimmons tự tin cho biết ông tìm được ở đây khá nhiều “viên ngọc sáng” mỗi năm, số này chiếm khoảng 70% lượng sinh viên vào học tại trường Harvard.

1.2 Trực tiếp mời gọi: 

Mỗi năm, Ban tuyển sinh của Harvard sát cánh cùng bốn thành viên danh tiếng khác của College Board , Mỹ là Stanford, Duke, Georgetown và Đại học Pennsylvania, đi khắp 140 thành phố ở Mỹ để tìm kiếm nhân tài. Không dừng lại ở đó, Harvard còn tự tổ chức nhiều chuyến đi đến hàng trăm nơi khác để tuyển chọn những gương mặt mới. Những năm trước đây, thành viên ban tuyển sinh đã ghé đến nhiều thành phố ở Châu Mỹ Latinh, Châu Âu, Châu Phi và miền Viễn Tây. Năm nay, 10% số sinh viên được chọn đến từ các nước khác.

Giảng viên và giáo sư của trường cũng được huy động cho việc tuyển chọn. Ví dụ, khoa Toán đã vào cuộc bằng cách để mắt đến những đứa trẻ xuất sắc trong các kỳ thi tuyển môn toán. Chính sự theo dõi sát sao này là lý do tháng 12 vừa qua, Harvard đã có chiến thắng đầy thuyết phục trước 300 trường đại học khác, để vinh dự nhận giải vàng trong cuộc thi Toán học danh giá Putnam lần thứ 25. Đối thủ theo sát Harvard là Đại học Caltech, chỉ giành được chiến thắng 9 lần.

Lực lượng 8.000 sinh viên tình nguyện cũng được tận dụng triệt để, nhiệm vụ của họ là nhận ra các hạt giống ưu tú và kéo các sinh viên này nhập hội. Và họ cũng tham gia phỏng vấn gần như toàn bộ các thí sinh dự tuyển.

1.3. Sàng lọc, đãi “vàng”: 

Sau khi đã có được danh sách sơ tuyển, công việc khó khăn nhất mới bắt đầu. Fitzsimmons sẽ phân công những thành viên trong tổ sàng lọc lại hàng ngàn sinh viên trong danh sách hiện có. Mỗi đơn dự tuyển sẽ phải “đối mặt” với 6 thành viên trong ban tuyển sinh. Ngoài ra, Fitzsimmons cũng cầu viện đến sự giúp đỡ của các giáo sư trong việc chọn lọc số sinh viên có năng khiếu trong ngành học của họ.

Vào tháng hai, các đơn xin dự tuyển sẽ được chia cho 20 phân ban tuyển sinh dựa theo vị trí địa lý (Ví dụ: các đơn của bang Indiana và Illinois sẽ thuộc trách nhiệm của cùng một phân ban). “Sau đó, chúng tôi đưa từng trường hợp dự tuyển ra thảo luận như trong một phiên toà” Fiztsimmons nói. Trong quá trình thảo luận, các phân ban sẽ bình chọn và những sinh viên nhận được số phiếu cao sẽ lần lượt được 35 thành viên trong hội đồng tuyển sinh xem xét. Quá trình này được lặp lại liên tục bởi một chuỗi các cuộc họp kéo dài trong hai tuần. Thảo luận và bình chọn chỉ đừng lại khi số lượng sinh viên dự tuyển giảm xuống bằng với chỉ tiêu cần tuyển.

1.4 Thuyết phục nhân tài

Một khi quyết định cuối cùng được đưa ra, Fitzsimmon và ban tuyển sinh tiến đến bước thứ ba của kế hoạch: Dồn toàn lực thuyết phục số sinh viên đạt yêu cầu chọn Harvard là điểm dừng chân. Các giáo sư, cựu sinh viên và sinh viên của trường…, toàn bộ đều được huy động cho việc kêu gọi các tân sinh viên. Từ giữa đến cuối tháng tư, khoảng hơn một nửa số sinh viên được chọn đồng ý nhập học sẽ có mặt trong ngày cuối tuần đặc biệt do trường tổ chức. “Những sự kiện đáng nhớ diễn ra mỗi phút” Fitzsimmons hào hứng nói. “Có một điều chắc chắn, không bao giờ được tạo áp lực cho họ, vì hiệu quả sẽ bằng 0”

Thật vậy, kế hoạch tuyển sinh của Harvard luôn thành công rực rỡ. Con số thuyết phục 80% sinh viên đồng ý nhập học là một minh chứng, dù Harvard không có chế độ bắt buộc xác nhận sớm. Nghĩa là hơn 800 học sinh trung học đồng ý vào học tại Harvard vẫn hoàn toàn tự do rẽ sang một trường đại học khác nếu họ muốn. “Họ hoàn toàn tự do trong việc lựa chọn, sẽ không có một sự ràng buộc nào” Fitzsimmons nói. Ngược lại, đa số các trường khác thuộc Ivy League đều bắt buộc sinh viên sau khi quyết định phải nhanh chóng nhập học.

Khuôn viên trường đại học Harvard
Khuôn viên trường đại học Harvard

Trong lịch sử các trường đại học Mỹ, hầu hết những trường danh tiếng đều có dấu hiệu xuống dốc sau khi đạt được những thành tựu to lớn, vì “ngủ quên trong chiến thắng”. Điều này không xảy ra với Đại học Harvard. Sau nhiều năm làm việc cho ban tuyển sinh của ngôi trường danh tiếng này, Fitzsimmons thừa nhận ông vẫn là một người cầu toàn. “Chúng tôi chỉ đang làm tất cả để kết hợp một chế độ giáo dục tốt nhất với những sinh viên thật sự ưu tú. Chúng tôi luôn hi vọng sự kết hợp này sẽ giúp phát huy được tài năng của các sinh viên lên một mức độ cao hơn. Vì chính họ sẽ đem tài năng đã được rèn giũa đó để phục vụ cho nước Mỹ, và xa hơn, cho thế giới”. Niềm tin này nghe có vẻ “cổ lỗ sĩ”, nhưng đó chính là động lực to lớn, và là lý do vì sao Harvard chưa bao giờ xao lãng việc tìm kiếm những ngôi sao sáng nhất.

2. Một số thông tin về học Quản trị Kinh doanh tại Harvard

Tiêu chí của Harvard là đào tạo ra những người lãnh đạo mang lại những thay đổi tích cực cho xã hội. Lãnh đạo không có nghĩa là người kiểm soát, mà là những người lạc quan, có tư chất, có khả năng quan sát, phán đoán và khơi dậy khả năng của người khác để cùng đi lên.

Trước khi học Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) ở Trường Quản trị kinh doanh Harvard (Harvard Business School – HBS), tôi đã có bằng Cử nhân Kinh tế của Trường nữ sinh Smith College, một trong những trường đào tạo về Liberal Arts ở Mỹ.

Liberal Arts trước hết là đào tạo một con người có khả năng áp dụng các khả năng của bản thân vào xã hội, chứ không đi chuyên sâu ngay vào một ngành nào đó. Trong 4 năm học ở Smith College, tôi chỉ học 10 trên tổng số 32 – 40 khóa học chuyên về kinh tế. Ngoài ra, sinh viên sẽ được học về tất cả các ngành khác như: khoa học, nhân văn, nghệ thuật, lịch sử, văn hóa, thể thao…, do đó, sinh viên có kiến thức khá toàn diện. Tốt nghiệp các trường Liberal Arts, sinh viên có thể học tiếp ở các trường cao hơn.

2.2 Có 2 năm kinh nghiệm thực tế

Để được vào học MBA ở HBS, sinh viên thường phải có kinh nghiệm làm việc thực tế ít nhất từ 2 năm trở lên. Đó là một trong những tiêu chí bắt buộc đối với mỗi thí sinh. Ngay cả những sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, được tuyển thẳng vào Harvard cũng phải đi làm 2 năm rồi mới được vào học.

2.3 Vượt qua bài test GMAT

Tiếp đó, sinh viên phải hoàn tất các thủ tục, gồm: vượt qua bài kiểm tra cơ bản (với MBA là GMAT), viết essay (bài tự luận về bản thân và trả lời các câu hỏi như: Ba điểm thành công nhất của em đến thời điểm hiện tại là gì? Hãy kể cho chúng tôi một thất bại của em và em đã học được gì từ thất bại đó? Sau 5 – 10 năm tới em muốn làm gì…?), nộp bản recommendation (lời giới thiệu của hai đồng nghiệp cấp trên và một người bạn biết mình qua các hoạt động xã hội) và cuối cùng mới tới bảng điểm đại học. Essay và recommendation là hai yếu tố quan trọng nhất quyết định bạn có vào Harvard được hay không.

Nếu vượt qua vòng thủ tục trên, sinh viên sẽ được nhà trường phỏng vấn. Chỉ có khoảng 50% trong số này trở thành sinh viên chính thức của HBS. Tùy thuộc vào từng năm mà tỷ lệ chọi tại HBS khác nhau, riêng với khóa 2010, tỷ lệ là 1 chọi 10. Theo tôi quan sát, cử nhân học chương trình Liberal Arts ở đại học sẽ dễ được nhận vào Harvard cao học hơn vì họ thường có kiến thức toàn diện.

2.3 Giảng viên cực chất lượng

Hai yếu tố tạo nên sự thành công cho HBS là sinh viên và giảng viên. Sự nổi tiếng giúp Harvard thu hút được lực lượng giảng viên chất lượng và sinh viên giỏi. Điểm khác biệt lớn nhất giữa HBS và các trường quản trị kinh doanh khác là HBS ứng dụng 100% phương pháp dạy 100% “Case study” (phương pháp giảng dạy, học tập, nghiên cứu theo các ví dụ thực tiễn).

Trước mỗi buổi học, sinh viên sẽ nhận được một “case” – một đề tài cụ thể về một doanh nghiệp, công ty, chính sách… do giảng viên hay bộ phận nghiên cứu và tạo dữ liệu của trường cung cấp. Sinh viên sẽ lên lớp thảo luận đề tài này trong khi giảng viên chỉ làm nhiệm vụ định hướng thảo luận. Cuối kỳ, sinh viên làm bài kiểm tra về một “case” khác để lấy kết quả học tập.

2.4 Học nhiều môn

Năm đầu ở Harvard, sinh viên sẽ phải học khá nhiều về các môn như: Tổ chức, Tài chính, Kế toán, Kỹ năng lãnh đạo, Đạo đức trong kinh doanh… Điểm học gồm: 50% kết quả bài thi cuối năm, 50% đóng góp ý kiến thảo luận trên lớp. Từ kết quả của học kỳ I, 10% sinh viên ở tốp dưới sẽ bị nhà trường nhắc nhở, đồng thời được nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ về mặt học tập.

Nếu học kỳ thứ hai không có tiến bộ sẽ bị tạm đình chỉ học 1 năm. Những sinh viên này sẽ phải đi làm thêm để tích lũy thêm kinh nghiệm và có thể trở lại trường học tiếp. Năm thứ hai, sinh viên sẽ được học chuyên sâu, có thể chọn làm luận văn hoặc thi cuối kỳ để hoàn tất học phần.

Nhiều người hỏi tôi học được gì từ Harvard, tôi nghĩ đó là thái độ và tinh thần học tập. Cũng giống như thời học đại học Liberal Arts, cái tôi còn giữ lại nhiều nhất chính là khả năng suy nghĩ độc lập, mối quan tâm đến sự phát triển của xã hội và sự tự tin vào bản thân.

3. Bí quyết “Săn” học bổng Harvard

3.1 Thể hiện sự khác biệt

Điểm SAT chỉ là một trong nhiều yếu tố đầu vào của ĐH Harvard. Những yếu tố khác cũng rất quan trọng là phải có kết quả học tập tại trường THPT thật tốt, bài luận vượt trội, những kỹ năng cá nhân, cũng như các hoạt động cộng đồng. Lưu ý là ĐH Mỹ rất quan tâm đến những hoạt động bên ngoài nhà trường của người học.

Ứng viên cần phải chú trọng vào bài luận, phải làm sao thể hiện mình khác biệt, nổi bật để được chọn. Vì bình quân cứ khoảng 100 hồ sơ nộp vào ĐH Harvard để học ĐH thì có đến 94 bị loại, còn sau ĐH là 90 bị loại.

Để minh họa về việc viết bài luận, kinh nghiệm vào ĐH Harvard: viết 2 bài luận. Bài thứ nhất kể về việc đi học lớp nấu ăn với chủ đề “Làm sao chấp nhận cảm giác mình là người tệ nhất lớp?”. Bài luận thứ hai có chủ đề về kinh nghiệm sống ở Nhật (vì gia đình cô là người nước ngoài sống ở Nhật). Đúc kết: “Bài luận chính là chia sẻ những gì mỗi học sinh trải qua trong cuộc sống hơn là những hiểu biết mang tính học thuật, qua đó thể hiện cá tính của người đi học”.

ĐH Mỹ còn quan tâm đến việc sinh viên này thực sự đam mê gì, có thể cống hiến gì và có gì cho những sinh viên khác học hỏi, chia sẻ… Đó là những điều họ “để mắt” khi xét duyệt hồ sơ.

3.2 Rèn luyện tiếng Anh thường xuyên

Ngoài những điều đã chia sẻ ở trên, rèn luyện tiếng Anh thành thạo là vấn đề mà các học viên cao học ĐH Harvard muốn nhấn mạnh. Môi trường ĐH quan trọng nhất là nói tiếng Anh tốt. Do đó, phải rèn luyện thường xuyên. Nếu không rèn luyện thì dù trong trường học tiếng Anh tốt (từ vựng, văn phạm) thì ra ngoài cũng không sử dụng được.

>> Xem thêm: Trung tâm Tiếng Anh đào tạo IELTS sô 1 Việt Nam

Những học sinh có ý định đặt chân vào ĐH hàng đầu của Mỹ cho biết: Để có thể thi SAT, lượng từ tiếng Anh cũng lên đến mấy chục ngàn từ, sách cao cả chồng, phải rất nỗ lực, cứ như phải vượt qua “vách đá”.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của các học sinh này, điều họ yên tâm để phấn đấu là khi đã được chấp nhận vào ĐH Harvard thì không phải lo về tài chính. Nếu người học khó khăn, ĐH này sẽ dựa trên thu nhập của gia đình người đó để đưa ra mức đóng học phí phù hợp. Quả là không uổng công để vượt qua “vách đá” khi vừa được học ở ĐH danh tiếng của thế giới vừa không phải lo về học phí.

Bài viết cùng chuyên mục

  • Tổng hợp thông tin IVY LEAGUE - TOP Trường Đại học…
  • Danh sách 3400 Trường Đại học tốt ở Mỹ chấp nhận IELTS
  • Top 10 trường đại học danh giá nhất thế giới
  • “YÊU THƯƠNG, KHEN NGỢI VÀ NHÌN NHẬN”- CUỐN SÁCH NUÔI…
  • 5 web dịch tiếng anh sang tiếng việt bằng hình ảnh FREE
  • Tổng hợp các thì trong tiếng Anh đầy đủ nhất 2023

Từ khóa » đại Học Harvard Là Trường Công Hay Tư