Hashrate Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết Về Thuật Ngữ Này - Tino Group

Nếu bạn là người đang bắt đầu tìm hiểu và nghiên cứu về thị trường đầu tư tiền điện tử thì bạn chắc hẳn bạn cũng đã nghe qua thuật ngữ Hashrate trong những bài chủ đề liên quan đến tiền mã hóa. Vậy Hashrate là gì? Chúng quan trọng như thế nào? Hãy cùng TinoHost tìm hiểu trong bài viết bên dưới.

Hashrate là gì?

Thuật ngữ Hashrate được các chuyên gia gọi là “tỷ lệ băm” . Đây là đơn vị đo lường khả năng giải thuật toán của các thiết bị đào tiền ảo (tiền mã hóa) trong đó bao gồm cả Bitcoin, Ethereum và Cryptocurrency khác.

Một Hash đầu ra tương đương với một hàm băm. Muốn đào được Bitcoin yêu cầu phải giải được các thuật toán để xác minh giao dịch, do đó đòi hỏi phải có thiết bị có công năng mạnh, giúp tìm ra hàm băm cần thiết trong khoảng thời gian ngắn nhất.

hashrate-la-gi

Việc khống chế nhiều hơn 50% tỉ lệ băm trong quá trình khai thác tiền mã hóa là một cách các hacker tấn công các sàn giao dịch tiền ảo, hay còn gọi là tấn công 51%.

Hashrate có thể được hiểu như một cái đồng hồ để đo thời gian tính toán cần thiết để giải thuật toán trong mã lệnh Bitcoin. Với tỷ lệ băm cao, các thợ đào sẽ có lợi thế tổng việc khai thác tiền ảo vì nó làm tăng cơ hội tìm kiếm khối tiếp theo và nhận phần thưởng.

Làm thế nào để xác định tỷ lệ băm?

Có thể lý giải như thế này, tốc độ băm có thể được xem là tốc độ mà tại đó một thiết bị hay một máy khai thác có thể hoạt động. Khai thác tiền mã hóa bằng các phép toán phức tạp để tìm kiếm các khối mã. Máy đào phải tạo ra hàng nghìn, thậm chí hàng triệu phép tính mỗi giây để tìm ra đáp án nhằm giải các bài toán có trong khối mã lệnh.

hashrate-la-gi

Nói cách khác, để khai một khối hiệu quả, thợ mỏ phải băm (chia) khối sao cho nó nhỏ hơn hoặc bằng một hàm băm. Để đến được một hàm băm đã cho, trình khai thác phải thay đổi một số tiêu đề của khối, được gọi là “nonce”. Mỗi nonce bắt đầu từ 0 và được tăng dần lên sau mỗi lần thử nghiệm để có được một hàm băm (hay còn gọi là Hash) cần thiết.

Nếu chúng ta cho rằng sự thay đổi số tiêu đề của khối (còn gọi là nonce) là một ván cờ may rủi, thì cơ hội nhận được hàm băm (hay còn gọi là Hash) là vô cùng thấp. Là một thợ mỏ, họ phải kiên trì cố gắng trong việc tìm ra số tiêu đề của khối. Số lần thử nghiệm mà thợ mỏ thực hiện mỗi giây được gọi là tỷ lệ băm hoặc công suất băm.

Hashrate được đo lường bằng đơn vị nào?

Hashrate được tính bằng Hash/giây (H/s). Do độ khó giải hàm băng càng ngày cao, các máy đào hiện tại được tính bằng các đơn vị như sau:

  • MH/s (Megahash/giây)
  • GH/s (Gigahash/giây)
  • TH/s (Terrahash/giây) và thậm chí PH/s (Petahash/giây)

Sau đây là một số đơn vị đo lường Hashrate thường được sử dụng:

Các mệnh giá Hashrate:

  • 1 kH/s là 1.000 (một nghìn) hash mỗi giây.
  • 1 MH/s là 1.000.000 (một triệu) hash mỗi giây.
  • 1 GH/s là 1.000.000.000 (một tỷ) hash mỗi giây.
  • 1 TH/s là 1.000.000.000.000 (một nghìn tỷ) hash mỗi giây.
  • 1 PH/s là 1.000.000.000.000.000 (một nghìn tỷ) hash mỗi giây.
  • 1 EH/s là 1.000.000.000.000.000 (một nghìn tỷ) hash mỗi giây.

Các chuyển đổi Hashrate phổ biến:

  • 1 MH/s = 1.000 kH/s
  • 1 GH/s = 1.000 MH/s = 1.000.000 kH/s
  • 1 TH/s = 1.000 GH/s = 1.000.000 MH/s = 1.000.000.000 kH/s

Tại sao Hashrate lại tăng?

Trong một thị trường tiền ảo giảm, lợi nhuận của thợ mỏ cũng sẽ giảm đi đáng kể vì cùng một khối lượng công việc cần thực hiện để đào coin như nhau nhưng giá coin lại giảm. Ví dụ, nếu độ khó trong việc đào coin không thay đổi nhưng giá Bitcoin giảm từ $ 30.000 xuống $ 18.000. Điều này có nghĩa là thợ mỏ chỉ có thể bán Bitcoin được tạo ra từ hoạt động đào coin với mức giá $ 18.000 thay vì $ 30.000 như trước đây.

Đương nhiên, khi giá Bitcoin giảm, các nhà đầu tư trong thị trường tiền ảo hy vọng độ khó và Hashrate của mạng lưới Bitcoin cũng sẽ giảm, tỷ lệ thuận với xu hướng giá của thị trường.

hashrate-la-gi

Tuy nhiên, Hashrate (tỷ lệ băm) của mạng lưới Bitcoin vẫn tiếp tục tăng lên theo cấp số nhân trong năm 2018 mặc dù giá thị thường vẫn xuống, ngược lại giá trị của đồng Bitcoin đã giảm hơn 78%. Với tình trạng khó khăn này, các máy đào bắt buộc phải ngày càng trở nên mạnh mẽ và có năng suất hoạt động lớn hơn. Vì vậy, hiện có rất ít nhà đầu tư nhỏ và vừa có đủ nguồn vốn và thiết bị để có thể cạnh tranh với những gã khổng lồ trong ngành.

Chi phí điện năng của thiết bị đào coin ảnh hưởng tới lợi nhuận?

Để tính được lợi nhuận, bạn phải lấy tổng doanh thu kiếm được trừ cho tổng chi phí bỏ ra. Hãy xem xét quá trình đào Bitcoin. Hiện nay, một máy khai thác tiền ảo như ASIC có công suất khai thác trung bình khoảng 12 terahashes/giây. Với độ khó trên thị trường đào Bitcoin, loại máy này có thể sản xuất 0.318 Bitcoin mỗi năm.

Tuy nhiên, khi tính toán lợi nhuận, bạn cần phải chú ý chi phí điện năng của các thiết bị khai thác mỏ mà bạn phải gánh. Đây được gọi là hiệu suất của thợ mỏ. Sự gia tăng độ khó trong việc đào coin làm tăng chi phí tiêu thụ điện.

Ví dụ: Một thiết bị đào coin có tỷ lệ băm cao hơn 10% so với thiết bị khác, nhưng có chi phí điện cao hơn 50%. Điều này sẽ gây ra lãng phí và đem lại ít lợi nhuận hơn.

Hy vọng thông qua bài viết bên trên, bạn đã hiểu được thuật ngữ Hashrate là gì, cũng như mối tương quan của Hashrate đối với yếu tố khác như lợi nhuận khai thác đồng tiền ảo, giá tiền mã hóa, thị trường tiền điện tử.

CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!

FAQs về Hashrate

Hashrate có phải là một yếu tố quan trọng trong việc kiếm lợi nhuận về cho "người đào"?

Như bài viết bên trên đã đề cập, Hashrate chính là yếu tố cực kỳ quan trọng để “người đào” nhận về lợi nhuận thông qua việc đào coin nhưng để đạt được đạt lợi nhuận hiệu quả nhất bạn cần phải quan tâm đến vấn đề khác như giá Bitcoin, xu hướng thị trường, độ khó trong việc giải hàm băm.

Có nên đào Bitcoin khi Hashrate vẫn tăng mạnh?

Tất nhiên là có. Bạn cứ yên tâm đào Bitcoin vì lượng BTC đào được sẽ vẫn còn ngay cả khi giá đột ngột giảm. Bạn có thể đợi giá Bitcoin tăng lên rồi đem bán đi.

Hashrate, phần thưởng block và tính cạnh tranh trên thị trường. Những yếu tố này ảnh hưởng lẫn nhau trên nhiều khía cạnh. Bên cạnh đó, việc đào Bitcoin sẽ cạnh tranh hơn khi càng có nhiều thợ đào tham gia mạng lưới. Do đó, Hashrate phải mạnh thì mới đủ sức cạnh tranh khi tham gia cuộc đua đào block Bitcoin.

Hashrate, lợi nhuận khai thác và độ khó giải hàm Hash có mối liên kết với nhau hay không?

Chúng phụ thuộc vào nhau theo nhiều góc độ khác nhau. Bất cứ khi nào độ khó của mạng Bitcoin tăng lên, Hashrate phải tăng lên và do đó, người khai thác kiếm được Bitcoin và phí giao dịch.

Số lượng người khai thác trong mạng Bitcoin làm tăng độ khó, vì một người khai thác cần tìm nhiều nonce hơn mỗi giây. Càng nhiều người tham gia -> độ khó sẽ tăng lên -> số Bitcoin tìm ra sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, lợi nhuận lại phụ thuộc vào giá Bitcoin, giá tăng thì lợi nhuận tăng và ngược lại.

Tại sao giá Bitcoin giảm mà Hashrate vẫn tăng?

Theo như Ông Yuriy Avdeev, the CEO của nền tảng Blockchain CINDX cho rằng: “Lẽ dĩ nhiên, các máy đào Cryptocurrency sẽ không dễ dàng bán tháo bán đổ các đồng Crypto mà chúng bỏ công đào được, tức là chúng đang tích lũy đồng Crypto trong thời gian dài.”

Với tình trạng hiện tại, mức độ phức tạp của việc đào coin tăng dần và giá Crypto giảm không ngừng, các vùng quốc gia có giá điện rẻ như Canada, Iceland, Nga hay các vùng phía Nam sẽ có lợi thế hơn. Họ sẽ có khả năng đào coin với chi phí thấp hơn. Lượng Hashrate thậm chí không giảm mà còn tăng là do đó.

Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay TinoHost để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Với bề dày kinh nghiệm hơn 5 năm cung cấp hosting, dịch vụ cho thuê máy chủ, các dịch vụ liên quan đến tên miền và bảo mật website, hãy để TinoHost đồng hành cùng bạn trên con đường khẳng định thương hiệu trên bản đồ công nghệ toàn cầu!

  • Website:

Từ khóa » Eh/s Là Gì