Hạt Giống Cây Nhân Trần

Chuyện xưa kể rằng, có một nữ bệnh nhân tìm gặp Hoa Đà để chữa bệnh. Nhìn thân hình gầy như que củi, sắc mặt và mắt vàng vọt, tiên sinh biết ngay cô gái này bị chứng hoàng đản. Ông bảo: "Căn bệnh này tôi không chữa được, cô hãy về đi!". Một năm trôi qua, tình cờ gặp lại, thấy cô gái thân hình béo tốt, sắc mặt hồng hào, dáng đi nhanh nhẹn, Hoa Đà rất đỗi ngạc nhiên. Nữ bệnh nhân cho biết cô không hề chữa bệnh ở đâu, cũng không tự uống thuốc gì. Do đói kém, cơm gạo chẳng đủ nên cô phải lên núi hái Hoàng cao để ăn. Nghe vậy, Hoa Đà vội nhờ cô gái dẫn đi xem rau Hoàng cao, rồi từ đó chú tâm nghiên cứu khả năng chữa bệnh hoàng đản của loại cây này. Nghe theo lời khuyên của Hoa Đà, nhiều bệnh nhân hoàng đản đã dùng Hoàng cao làm rau ăn trong một tháng và hầu hết đều khỏi bệnh. Tuy nhiên, có một bệnh nhân mặc dù đã làm đúng theo lời dặn của danh y, ăn rau thuốc mấy tháng liền, nhưng bệnh vẫn không khỏi. Hoa Đà hỏi: "Vậy anh ăn Hoàng cao vào thời gian nào?". Người bệnh đáp: "Vào khoảng sau tiết Thanh minh". Sau nhiều ngày suy ngẫm, vị danh y nhận ra rằng: vào mùa xuân, dương khí rất mạnh, chất thuốc tập trung ở thân và cành nên hiệu quả chữa bệnh cao. Từ đầu hạ trở đi, cây cối ra lá và mọc cành mới, dược lực phân tán nên việc trị liệu ít kiến hiệu. Năm sau, trước tiết Thanh minh, ông tự mình lên núi lấy Hoàng cao về cho người bệnh kể trên ăn. Chỉ sau một tháng, bệnh tình thuyên giảm rõ rệt, dùng thêm 2 tháng nữa thì bệnh khỏi. Sau này, để tránh nhầm lẫn, Hoa Đà đã đặt cho cây thuốc này một cái tên mới là "Nhân trần".

Công dụng của Nhân trần

  • Theo các y thư cổ, nhân trần vị hơi đắng, tính hơi hàn, có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi mật, được dùng để chữa các chứng hoàng đản, tiểu tiện bất lợi, viêm loét da do phong thấp.
  • Để trị hoàng đản, dân gian dùng nhân trần 15 g sắc uống. Để chữa viêm da lở loét, dùng nhân trần sắc đặc, lấy nước ngâm rửa chỗ tổn thương. Nếu mắc chứng da viêm nề và ngứa nhiều, dùng nhân trần 30 g, lá sen 15 g sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 3 g với nước lọc có pha chút mật ong.
  • Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, nhân trần có tác dụng làm tăng tiết và thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật, bảo vệ tế bào gan.
  • Ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ, làm hạ huyết áp, thúc đẩy tuần hoàn, giải nhiệt, giảm đau và chống viêm.
  • Nó có khả năng ức chế một số vi khuẩn như tụ cầu vàng, thương hàn, phó thương hàn, mủ xanh, e.coli, lỵ, song cầu khuẩn gây viêm não, viêm phổi và một số loại nấm.
  • Nhân trần giúp cải thiện công năng miễn dịch và ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư.
  • Trên lâm sàng, nhân trần đã được sử dụng để điều trị các bệnh: viêm gan truyền nhiễm cấp tính thể vàng da, vàng da tán huyết do thương hàn ở trẻ sơ sinh, giun chui ống mật, rối loạn lipid máu, thiểu năng mạch vành, eczema dai dẳng ở trẻ em, viêm loét miệng, nấm da...

Sau đây là một số công thức trà nhân trần:

1. Dùng để phòng các bệnh do thấp nhiệt gây ra và điều trị viêm gan cấp hoặc mạn tính: Nhân trần 30 g thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín trong 15 phút, pha thêm một chút đường phèn, uống thay trà trong ngày. 2. Dùng để chữa viêm gan vàng da cấp tính có sốt: Nhân trần 300 g, sinh đại hoàng 60 g, trà 30 g. Ba vị tán vụn, mỗi ngày lấy 30 g hãm với nước sôi trong bình kín trong 10-15 phút, uống thay trà trong ngày. 3. Dùng để chữa viêm gan vàng da cấp tính có sốt: Bạch hoa xà thiệt thảo 500 g, nhân trần 150 g, sinh cam thảo 50 g. Tất cả tán vụn, mỗi ngày lấy 60 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày. 4. Dùng để trị viêm gan giai đoạn có di chứng như rối loạn tiêu hóa, chán ăn, đầy bụng chậm tiêu: Mạch nha 500 g, nhân trần 500 g, quất bì 250 g; tất cả sấy khô, tán vụn, mỗi ngày dùng 60 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. 5. Dùng để phòng chống viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật: Râu ngô 300 g, nhân trần 150 g, bồ công anh 150 g. Tất cả tán vụn, mỗi ngày dùng 50 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Cách dùng nhân trần: Dùng 20-40g sắc nước uống hàng ngày.

=> Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhân trần

Nhân trần có thể trồng được quanh năm nhưng tốt nhất là nên trồng vào giữa mùa Xuân. Gieo hạt nhân trần bắt đầu từ cuối tháng 1 đến tháng 3 khi cây được 6 lá đem trồng, sau khi trồng khoảng 3 - 5 tháng cây bắt đầu ra hoa thì thu hoạch. Đất trồng: Chọn đất màu tơi xốp, lên luống, đập đất nhỏ gieo đều hạt sau đó phủ một lớp đất nhỏ mịn rồi phủ một lớp chấu nhẹ lên trên. Làm khung giấy bóng đậy lại. Mỗi tuần tưới một lần, thỉnh thoảng mở giấy bóng ra cho cây có ánh sáng, tối lại đậy vào. Khi cây giống đã mọc đều bỏ giấy bóng ra cho cây phát triển. Cây nhân trần chịu hạn tốt, không ưa nước, phát triển tốt ở vùng đất pha cát, tơi xốp, có độ ẩm trung bình Trồng cây: Khi cây được 4-7 lá cao khoảng 10cm thì đem ra trồng, khoảng cách giữa các cây là 25-30 cm

Chú ý: - Làm luốn đất, băm đất thật kỹ và nhỏ, trộng hạt với cát để vãi lên luống cho đều, sau đó phủ lên 1 lớp đất nhỏ 1,5 - 2cm, nếu có thuốc chống kiến thì phun luôn, sau đó phủ lên mặt luống 1 lớp dạ rồi quây che lại, tưới ẩm hàng này, nếu nắng thì tưới nhiều lần, tùy thời tiết, sau 30 ngày thì hạt bắt đầu lên, khi nó nảy mầm lấm tấm thì bóc lớp dạ bỏ ra, chăm tưới khi nào nó được 4-7 lá thì nhổ ra cấy, khoảng cách 25-30cm 1 cây, nhổ hết lớp đầu thì cứ tưới để còn hạt nào nó sẽ lên vào lớp sau

Từ khóa » Trồng Cây Nhân Trần