Hạt Giống Dâu Tây Đà Lạt - Thapxanh

Dâu tây là một nguồn vitamin C tuyệt vời, một nguồn mangan dồi dào, nguồn chất xơ, iốt rất tốt cho cơ thể và có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp giảm cholesterol. Ngoài ra, dâu tây chứa nhiều vitamin C chống lão hóa hơn cả cam và bưởi giúp bổ sung nhiều dưỡng chất cho da, chống lão hóa, xóa mờ các vết nám đen, nứt nẻ và da khô, mang lại làn da hồng hào cho bạn.

Hạt giống dâu tây Đà Lạt

Dâu tây chứa nhiều vitamin C chống lão hóa hơn cả cam và bưởi.

Hạt giống dâu tây Đà Lạt

KỸ THUẬT TRỒNG BẰNG HẠT

Chọn hạt hoặc cây giống:Hạt giống trồng dâu nên chọn hạt có tỷ lệ nảy mầm cao và còn hạn sử dụng, bao bì không bị rách, thủng hoặc ẩm mốc.Cây giống dâu tây nên chọn cây cao từ 10 đến 15cm để cây có đủ sức sống khi bị chuyển chậu.

Đất trồng dâu tây:Đất trồng dâu tây là loại đất thịt nhẹ, có thể bón thêm ít phân bón để bổ sung dinh dưỡng cho đất. Không trộn quá nhiều phân sẽ khiến cây khó phát triển.Nên chọn đất Tribat để trồng dâu tây vì trong đất Tribat giữ ẩm tốt và thoát nước tốt.

Hạt giống dâu tây Đà Lạt

Chậu trồng dâu:Nên trồng dâu trong chậu dài, luống dài hoặc chậu tròn. Quan trọng là chậu hoặc luống cần cao để trái dâu không bị bò lan trên mặt đất. Luống cao từ 15 đến 25cm là được.Trồng dâu tây trong chậu tròn treo trang trí đẹp như những giỏ hoa Ươm dâu đến khi dâu có từ 3 lá lớn trở lênMột số loại hạt có thể cần kích thích hạt nảy mầm bằng cách cho vào tủ lạnh qua đêm rồi gieo vào đất ẩm và đặt chậu ươm dưới nắng ấm. Cách kích thích hạt nảy mầm này tạo ra điều kiện giống như hạt vào mùa đông (ở trong tủ lạnh) và cần chuẩn bị nảy mầm khi thời tiết ấm hơn (hạt được gieo vào đất ẩm và ấm).Gieo hạt vào đất ẩm, mỗi hạt cách nhau ít nhất 10cm hoặc gieo vào các hũ nhỏ như hũ sữa chua.Để hũ/khay ươm ở nơi khô ráo, có nắng tốt, tưới nước 1 lần mỗi ngày vào chiều tối.Sau khoảng 10 đến 15 ngày hạt sẽ nảy mầm. Ươm cây đến khi cây có 3-5 lá chính (như hình).Nhẹ nhàng tách đất ra khỏi khay/hũ và trồng ở chậu/ luống lớn, mỗi cây dâu nên cách nhau 35cm

Hạt giống dâu tây Đà Lạt

Chọn vị trí đặt chậu:Dâu tây ưa ẩm nên chỉ cần nắng một buổi là đủ, sáng hoặc chiều đều được. Lý tưởng nhất bạn nên đặt dâu ở cửa sổ hoặc góc vườn chỉ chịu nắng nửa ngày. Bạn cũng có thể trồng dâu dưới tán cây lớn hơn nhưng tán cây không được quá dày, phải đủ thưa để nắng lọt xuống cây dâu.Nếu trồng trong chậu treo, bạn có thể mang chậu ra ngoài để cây có nắng nửa ngày rồi mang chậu vào trong bóng râm.

Hạt giống dâu tây Đà Lạt

Chăm sóc cây:Tưới nước cho cây mỗi ngày 1 đến 2 lần khi không có nắng. Chú ý chỉ tưới để giữ đất ẩm, đất úng nước sẽ khiến dâu chết.Khi chuyển từ khay ươm sang chậu/luống để trồng cây sẽ có hiện tượng héo rũ do rễ bị đứt nếu chuyển không khéo. Trong 2 đến 3 ngày đầu nên che nắng cho cây, tưới nước đều cây sẽ phát triển bình thường trở lại.Mỗi tuần xới đất quanh gốc 1 lần để đất tơi xốp.Nếu quả ra bắt đầu bò sát trên đất, nên lót rơm sạch quanh gốc để nâng đỡ cho quả.Trong thời gian cây sinh trưởng nên bón cho cây thêm phân kali.Chú ý đến cây và tìm cách loại bỏ các loại côn trùng càng sớm càng tốt nhất là kiến.Khi cây bắt đầu ra quả nếu thấy quá nhiều lá nên tỉa bớt để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả.Nếu trồng bằng cây con, thời gian có trái là từ 1,5 tháng đến 2 tháng. Nếu trồng bằng hạt, thời gian thu hoạch có thể lên đến 3 tháng.

Chú ý thu hoạch dâu khi dâu vừa chín đỏ, để dâu trên cây quá lâu khiến trái bị úng rữa và cây chính trở nên kém khỏe mạnh.

Hạt giống dâu tây Đà Lạt

Từ khóa » Hạt đà Lạt