Hạt Giống Đu Đủ Ruột Đỏ F1 Đài Loan (VA.505) – 10 Hạt - Vietaseeds

Mô tả

CÂY ĐU ĐỦ

Đu đủ (Carica papaya) là một cây thuộc họ Đu đủ (Caricaceae). Đây là cây thân thảo to, không hoặc ít khi có nhánh, cao từ 3–10 m. Lá to hình chân vịt, cuống dài, đường kính 50 – 70 cm, có khoảng 7 khía. Hoa trắng hay xanh, đài nhỏ, vành to năm cánh. Quả đu đủ to tròn, dài, khi chín mềm, hạt màu nâu hoặc đen tùy từng loại giống, có nhiều hạt.

Đu đủ có nguồn gốc ở vùng đất thấp từ miền nam Mexico qua miền đông Trung Mỹ và bắc Nam Mỹ. Ngày nay đu đủ được trồng ở phần lớn các nước nhiệt đới như Brasil, Ấn Độ, Nam Phi, Sri Lanka, Philippines, Việt Nam.

  1. Lợi ích của cây đu đủ

Đu đủ thường được ăn quả chín như một loại trái cây và ăn xanh như một loại rau (làm nộm, xào và hầm…) Trong quả đu đủ có một enzyme gọi là papain, một loại protease có tác dụng làm mềm thịt và các chất protein khác, do đó đu đủ xanh thường được hầm chung với thịt giúp thịt nhanh mềm.

Đặc biệt trong đu đủ lượng beta-carotene nhiều hơn trong các rau quả khác. Đây là một loại vi chất dinh dưỡng có vai trò là chống oxy hoá mạnh giúp chống lại một số căn bệnh ung thư, chống khô mắt, khô da và có tác dụng nhuận tràng. Trong 100g đu đủ chín chứa 2.100 mcg beta-carotene.

Ngoài ra trong đu đủ còn chứa nhiều vitamin. Đu đủ có thể cung cấp cho cơ thể các loại vitamin thiết yếu như vitamin A và vitamin C, trong 100g đu đủ có 74–80 mg vitamin C. Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magie, sắt và kẽm. Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét. Do có nhiều sinh tố C và carotene nên đu đủ có tác dụng chống oxy hoá, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Đu đủ chín có quanh năm và mùa nào dùng cũng tốt cho sức khoẻ. Vào mùa hè, ăn đu đủ có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Vào thu đông, đu đủ giúp nhuận táo, ôn bổ tỳ vị, dưỡng can, nhuận phế, chỉ khái, hoá đàm.

Người ta còn dùng nhiều bộ phận của cây đu đủ để làm thức ăn và làm thuốc.

Đu đủ rất giàu enzyme tự nhiên, dễ dàng thấm sâu vào làn da giúp đẹp da, mau lành các tổn thương trên da. Đu đủ cũng có tác dụng tẩy tế bào da chết, hồi phục sự tươi trẻ cho làn da.

  1. Kỹ thuật trồng

Cây đu đủ phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm và ẩm, lượng mưa 100mm/tháng, không bị che bóng mát.

Đu đủ rất nhạy cảm với nhiệt độ và ẩm độ, khi nhiệt độ cao 30-350C hoặc ẩm độ cao, lượng mưa nhiều 250-300mm/tháng, cây sẽ sinh trưởng kém, ít đậu trái. Nhiệt độ dưới 00C làm cây chết, hư hại nặng nề. Nếu khi trái chín mà nhiệt độ không khí thấp, không đủ nóng thì trái sẽ không ngọt.

Đu đủ cũng cần nhiều mưa và mưa phân phối đồng đều. Nếu không mưa thì cần tưới nước, đu đủ mới cho nhiều trái. Cây đu đủ không chịu đựng được gió to.

Đu đủ dễ tính có thể trồng trên đất có độ chua thích hợp pH từ 5,5-6,5. Đất trồng đu đủ phải giàu chất hữu cơ, tơi xốp, đất không hoặc ít phèn, thuận tiện cho việc tưới nước và thoát nước tốt khi có mưa lớn. Vùng đồng bằng phải lên luống thật cao và đường mương thoát nước phải sâu để dễ thoát nước.

  1. Biện pháp kỹ thuật
  2. Giống

Hiện nay Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Việt Á cung cấp giống Đu đủ ruột đỏ F1 Đài Loan VA.505 (Papaya F1 red VA-505)

Là giống kháng bệnh tốt, trái hình tròn bầu dục, trọng lượng trung bình 1,0-2,2 kg/trái (tùy điều kiện chăm sóc và chân đất). Tỷ lệ cho quả cao, thịt quả màu đỏ cam, thơm và ngọt.

Thời vụ trồng quanh năm.

Thời gian thu hoạch 8 tháng sau gieo.

Khoảng cách trồng hàng x cây: 2,5 – 3 x 2,0 m.

Lượng giống cần thiết 170-200 hạt/1000m2.

  1. Thời vụ trồng

Giống Đu đủ ruột đỏ F1 Đài Loan VA.505 có thể trồng quanh năm trừ những tháng mưa quá nhiều hoặc quá nóng (tháng 6-8)  hoặc quá lạnh (tháng 1-2)  ở miền Bắc. Đu đủ tốt nhất trồng vào thời vụ như sau:

Miền Bắc: vụ Xuân trồng vào tháng 2 – 4 hoặc vụ Thu cuối mùa mưa (tháng 9 – 10). Miền Nam: trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4 – 5). Những vùng chủ động tưới tiêu trồng vào cuối mùa mưa (tháng 10 – 11). Miền Trung: vụ Xuân trồng vào Tháng 12- 1, vụ Hè Thu trồng tháng 5-6.

Cây đu đủ được trồng theo hàng với khoảng cách hàng cách hàng 2,5- 3,0 m. Khoảng cách giữa hai cây là 1,8 – 2,0 m tương đương với 1300 – 1500 cây/ha.

  1. Kỹ thuật gieo trồng

Hạt giống đu đủ sau khi ngâm trong nước nóng 50 -55 0C (3 sôi 2 lạnh) khoảng 10 phút  cần rửa sạch ngâm trong nước lã khoảng 2 giờ. Sau đó vớt ra để ráo, gieo trên đất vườn ươm khoảng 5-10 ngày hạt nảy mầm cần chuyển vào túi bầu, cũng có thể gieo trực tiếp hạt trong túi bầu. Cây con trong bầu được  2 – 4 tuần có thể đem trồng. Khoảng cách trồng hàng x cây: 2,5 – 3 x 2,0 m.  Mật độ 130-150/1000m2. Hố trồng đu đủ cần được bón lót đầy đủ các loại phân hữu cơ, vô cơ và vôi sau đó đắp thành mô với kích thước 50 x 50 x 30cm. Sau trồng cần tưới nước, theo dõi tình hình sinh trưởng của cây để chăm sóc, bón phân phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Thu hoạch 7 tháng có thể thu hoạch quả làm rau xanh, thu quả chín sau trồng 9-10 tháng sau trồng tùy thời vụ và điều kiện chăm sóc, đặc điểm đất đai, khí hậu từng vùng.

Quý khách hàng có thể mua hạt giống đu đủ trực tiếp tại địa chỉ:

Trên đây là một số kinh nghiệm trồng cây đu đủ từ hạt mà Vietaseeds muốn chia sẻ đến các bạn. Quy trình chăm sóc chỉ mang tính chất tham khảo, kết quả trồng tùy thuộc vào khí hậu, đất trồng ở từng địa điểm cụ thể. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn trong quá trình trồng và chăm sóc đu đủ tốt nhất.

Từ khóa » đu đủ F1 đài Loan