Hắt Hơi Sổ Mũi ở Mẹ Bầu: Làm Sao Mới An Toàn? | Hapacol
Có thể bạn quan tâm
Bởi sức đề kháng yếu, mẹ bầu có thể dễ dàng bị hắt hơi sổ mũi. Nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng những cách trị sổ mũi cho bà bầu.
Khi bạn mang thai, hệ miễn dịch sẽ không hoạt động tốt như lúc trước. Điều này đồng nghĩa với việc bạn “nhạy cảm” với các bệnh lý hơn. Trong đó, chứng hắt hơi sổ mũi có thể được xem là vấn đề phổ biến ở mẹ bầu.
Vậy tình trạng này ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào? Đâu là cách trị sổ mũi cho bà bầu tốt nhất? Hãy cùng nhãn hàng Hapacol tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
MỤC LỤC NỘI DUNG
- 1. Mẹ bầu bị hắt hơi sổ mũi biểu hiện ra sao?
- 2. Hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- 3. Vì sao mẹ bầu bị hắt hơi sổ mũi?
- 4. Cách trị sổ mũi cho bà bầu
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%)
- Sử dụng miếng dán thông mũi
- Không dùng thuốc thông mũi
1. Mẹ bầu bị hắt hơi sổ mũi biểu hiện ra sao?
Viêm mũi hay sổ mũi khi mang thai là tình trạng nghẹt mũi kéo dài từ sáu tuần trở lên trong thai kỳ. Theo thống kê từ các bác sĩ phụ sản, khoảng 18 – 42% phụ nữ mang thai có khả năng bị sổ mũi. Tình trạng này có thể phát sinh vào bất cứ lúc nào, nhưng thường chủ yếu là 3 tháng đầu hoặc giai đoạn cuối thai kỳ. Sau khi bạn sinh, sổ mũi cũng mau chóng biến mất trong vòng hai tuần.
Các triệu chứng sổ mũi ở mẹ bầu thường bao gồm:
- Hắt hơi
- Nghẹt mũi
- Chảy nước mũi
Bởi vì bất kỳ vấn đề khác thường nào phát sinh ở phụ nữ mang thai cũng đều ảnh hưởng đến cả mẹ và bé, nên bạn đến bệnh viện càng sớm càng tốt nếu nhận thấy sức khỏe của mình có nguy cơ không ổn với các dấu hiệu như hắt hơi sổ mũi, nghẹt mũi, sốt…
Xem thêm: Cách chữa sổ mũi lâu ngày không khỏi
2. Hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Tình trạng hắt hơi sổ mũi có khả năng tác động tiêu cực đến cả mẹ bầu và thai nhi. Những vấn đề rối loạn giấc ngủ ở phụ nữ mang thai có thể phát sinh do hắt hơi sổ mũi, từ đó cản trở khả năng phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
Nếu bạn thường ngáy khi ngủ hoặc tỉnh giấc vào nửa đêm, hãy mau chóng tìm gặp bác sĩ để giải quyết tình trạng này.
3. Vì sao mẹ bầu bị hắt hơi sổ mũi?
Trong một số trường hợp, nguyên nhân hắt hơi sổ mũi của bạn có thể bắt nguồn từ việc mang thai. Quá trình này gây ra nhiều thay đổi trong cơ thể. Một vài trong số đó có khả năng dẫn đến tình trạng sổ mũi.
Chẳng hạn như, khi mang thai, lưu lượng máu ở niêm mạc sẽ tăng lên đáng kể, khiến chúng sưng phù. Lớp niêm mạc ở mũi cũng không ngoại lệ. Tình trạng này có nguy cơ khiến bạn hắt hơi sổ mũi.
Ngược lại, một số trường hợp sổ mũi ở phụ nữ mang thai khác xuất phát từ vấn đề dị ứng. Khoảng 1/3 mẹ bầu có nguy cơ rơi vào trường hợp này. So với trường hợp sổ mũi do mang thai, viêm mũi do dị ứng có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, bao gồm:
- Ngứa mũi
- Nghẹt mũi nặng
- Hắt hơi
4. Cách trị sổ mũi cho bà bầu
Vì sự an toàn của cả mẹ và bé, bác sĩ sẽ phải cân nhắc rất nhiều trước khi đưa ra cách trị sổ mũi cho bà bầu tốt nhất. Những lựa chọn thường là:
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%)
Nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) có thể giúp bạn “dọn dẹp” những yếu tố gây tắc nghẽn trong mũi. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng xác nhận loại dung dịch này không đem lại bất kỳ tác dụng phụ gây hại nào.
Để thực hiện cách trị sổ mũi này, bạn nên nghiêng đầu, bơm nước muối sinh lý vào một bên mũi và để dung dịch chảy ra ở bên còn lại. Dung dịch sát trùng này sẽ thay bạn vệ sinh khu vực bên trong mũi.
Bạn có thể tự điều chế nước muối sinh lý ở nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo dung dịch, bạn sử dụng vô trùng, các chuyên gia vẫn khuyến khích mọi người nên ra nhà thuốc tây để mua dung dịch nước muối sinh lý.
Sử dụng miếng dán thông mũi
Tương tự nước muối sinh lý, miếng dán thông mũi cũng là sản phẩm luôn có mặt tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Công dụng của miếng dán này là nhẹ nhàng “mở” đường thở, giúp cơ thể dễ lấy oxy hơn. Các nghiên cứu cũng đã chứng minh hiệu quả của biện pháp này, đặc biệt nó sẽ hoạt động tốt nhất vào ban đêm.
Ngoài ra, miếng dán thông mũi không đem đến bất kỳ tác dụng phụ gây hại nào cho mẹ bầu.
Không dùng thuốc thông mũi
Theo các chuyên gia, sử dụng thuốc thông mũi trong trường hợp này không phải là cách trị sổ mũi cho bà bầu an toàn. Một số thành phần của sản phẩm này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả mẹ và bé.
Do đó, khi bạn bị sổ mũi do dị ứng, bác sĩ sẽ cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đề nghị phương pháp điều trị an toàn.
Xem thêm: Hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì?
Nguồn tham khảo:
Natural Ways to Clear up Rhinitis of Pregnancy. https://www.healthline.com/health/pregnancy/rhinitis#1.
Self-Care of Rhinitis During Pregnancy. https://www.uspharmacist.com/article/selfcare-of-rhinitis-during-pregnancy.
Rhinitis as a cause of respiratory disorders during pregnancy. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22826069/.
Từ khóa » Sụt Sít Mũi
-
7 Cách Trị Sổ Mũi Tại Nhà Nhanh Chóng, Hiệu Quả Bất Ngờ, Bạn đã Biết ...
-
Ngạt Mũi Và Chảy Mũi - Rối Loạn Về Tai Mũi Họng - Cẩm Nang MSD
-
Sổ Mũi Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi, Giảm Nhanh Các Triệu Chứng Khó ...
-
Hắt Hơi Nhiều, Ngạt Mũi, Sổ Mũi: Uống Thuốc Cảm Cúm Là đúng Hay ...
-
6 Mẹo Trị Sổ Mũi, Nghẹt Mũi Không Cần Thuốc Tây Cực Hiệu Nghiệm
-
Ngạt Mũi Có Nguyên Nhân Do đâu Và Cách Chữa Ngạt Mũi Hiệu Quả
-
8 Cách Làm Giảm Nghẹt Mũi Tự Nhiên Mùa Này Ai Cũng Nên Biết - SOHA
-
Phân Biệt Các Triệu Chứng Của COVID-19 Với Cúm, Cảm Lạnh, Dị ứng
-
8 Bí Quyết Giúp Trẻ Mau Hết Sổ Mũi - Nghẹt Mũi - Facebook
-
Siro Giảm Ho Dr. Sutsit Gia An 30 Gói X 5Ml - Nhà Thuốc Long Châu
-
14 Cách Trị Sổ Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh Tại Nhà
-
Tại Sao Nghẹt Mũi Thường Có Xu Hướng Nặng Hơn Khi Về đêm?
-
Một Số Dạng Lỗi Thường Gặp Về Chính Tả Và Cách Khắc Phục