Hạt Methi Chữa Bệnh Tiểu đường – Gia Vị Có ổn đường Huyết Không?

Bạn thân mến!

Hạt methi vẫn còn là loại gia vị xa lạ trong căn bếp của người Việt, nhưng ở các nước như Thái Lan, Mỹ, Ấn Độ, Bangladesh,… đây được xem là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi khẩu phần để bảo vệ sức khỏe.

Vậy tại sao Tổ chức y tế thế giới - WHO lại công nhận tác dụng điều trị có được từ hạt methi chữa bệnh tiểu đường cho đối tượng bệnh nhân tiểu đường type 1 và type 2?

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu tác dụng tuyệt vời của loại gia vị này nhé!

(Hạt methi Ấn Độ. Ảnh internet)

Nội dung

  • Hạt methi là loại hạt gì?
  • Dùng hạt methi chữa bệnh tiểu đường giúp cải thiện vấn đề căn bệnh như thế nào?
    • Bạn cần biết về cơ chế chữa bệnh tiểu đường của hạt methi như sau:
  • Cách dùng hạt methi chữa bệnh tiểu đường cho bệnh nhân trong mỗi khẩu phần ăn hàng ngày như thế nào?
    • Các cách sau đây, bạn có thể lựa chọn áp dụng phù hợp nhé!
    • ** Lưu ý khi sử dụng hạt methi chữa bệnh tiểu đường tại nhà:

Hạt methi là loại hạt gì?

Hạt methi là loại gia vị có xuất xứ từ Ấn Độ, thường dùng nấu các món ăn của người Ấn, ví dụ như món cà-ri. Hạt methi chứa axit amin 4-hydroxy-isoleucin kích thích tuyến tụy tiết insulin cần thiết để kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả.

Hạt methi còn chứa nhiều hoạt chất galactomannan làm giảm tốc độ hấp thu đường trong máu.

Một kết quả ghi nhận được từ thử nghiệm mới đây, khi cho bệnh nhân tiểu đường sử dụng hạt methi liên tục một tháng, cho thấy lượng đường trong nước tiểu của bệnh nhân tiểu đường type 1 giảm 54%.

Ngoài ra, hạt methi còn chứa nhiều các thành phần dinh dưỡng: carbohydrate chiếm 45-60%, protein chiếm 20-30%, có lysine và tryptophan; các loại dầu cố định; các hoạt chất chống viêm và chống oxy hóa như alkaloid, flavonoids; các axit gốc amino tự do; canxi và sắt, saponin, glycosides, sitosterol, vitamin A, C, và axit nicotinic.

Nhờ vậy, đã có rất nhiều bệnh nhân tiểu đường (loại 1 và loại 2) trên thế giới, dùng hạt methi chữa bệnh tiểu đường bằng bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình và gia đình.

Dùng hạt methi chữa bệnh tiểu đường giúp cải thiện vấn đề căn bệnh như thế nào?

(Ảnh minh họa. Hạt methi)

Bạn cần biết về cơ chế chữa bệnh tiểu đường của hạt methi như sau:

• Hoạt chất trong hạt methi hỗ trợ làm chậm quá trình hấp thu của carbon;

• Tác động đến quá trình vận chuyển của glucose trong cơ thể;

• Cuối cùng, hạt methi ngăn chặn tình trạng trống rỗng trong dạ dày

Đạt được hiệu quả, làm tăng số lượng thụ thể của insulin trong tế bào hồng cầu, đồng thời giúp các mô ngoại vi hấp thu glucose tốt hơn.

Nhờ vậy, giúp hạ đường huyết nhanh chóng và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm xảy đến do đường huyết không ổn định.

Ngoài ra, với các hoạt chất có trong hạt methi, giúp người bệnh tránh được các biến chứng tiểu đường mạn tính như tim mạch, huyết áp, lượng cholesterol xấu trong máu, thần kinh, mạch máu, thận, mỡ máu,…

Hạt methi chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, giúp bổ sung dưỡng chất bị thiếu hụt và chống oxy hóa tế bào. Nhờ vậy, góp phần cho quá trình phục hồi tổn thương các tế bào trong cơ thể, nhất là tuyến tụy.

Cách dùng hạt methi chữa bệnh tiểu đường cho bệnh nhân trong mỗi khẩu phần ăn hàng ngày như thế nào?

(Ảnh minh họa. Uống nước hạt methi hàng ngày giúp ổn định đường huyết)

Mỗi ngày, nếu được bổ sung một muỗng nhỏ hạt methi vào khẩu phần ăn, sẽ có tác dụng rất tốt cho sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật.

Bệnh nhân tiểu đường khi dùng hạt methi thường xuyên, sẽ duy trì lượng đường huyết ổn định. Bên cạnh đó, giúp tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi, sụt cân và khát nước.

Các cách sau đây, bạn có thể lựa chọn áp dụng phù hợp nhé!

Cách 1: Hạt methi dạng bột

Mỗi lần dùng, lấy một muỗng cà phê bột methi (khoảng 5g) hòa tan với nước hoặc với sữa.

Cách 2: Dạng hạt rang thơm,

Dùng nhai ngày hai lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê.

Cách 3: Dùng dạng hạt ngâm

Lấy 1 – 2 muỗng hạt methi chưa rang, đem ngâm vào trong nước lạnh, để qua đêm. Sáng thức dậy, dùng nước ngâm này và ăn luôn phần xác.

Cách 4: Có thể nấu cháo giống như cháo đậu dùng ăn sáng.

Tùy theo mỗi cơ địa, khẩu vị, sở thích của mỗi người, hoặc thường xuyên đổi để không bị chán.

** Lưu ý khi sử dụng hạt methi chữa bệnh tiểu đường tại nhà:

• Hạt methi khi sử dụng nhiều, có thể làm mùi mồ hôi có mùi cà-ri, nước tiểu có màu vàng cà-ri.

• Trong một số trường hợp sử dụng hạt methi quá nhiều, có thể gây phát ban, khó thở, phù lưỡi, mắt, môi.

• Hạt methi có thể phản ứng, giảm tác dụng của loại thuốc hỗ trợ hạ đường huyết. Khi dùng song song, có thể gây hạ đường huyết xuống thấp hơn mức bình thường, nguy hiểm cho người bệnh.

Trước khi áp dụng bất cứ bài thuốc từ hạt methi hay các thảo dược dân gian khác, bạn cần tham khảo ý kiến bác sỹ, thầy thuốc, chuyên gia để có cách dùng đúng, an toàn và đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

Kết luận, hạt methi chữa bệnh tiểu đường đã được nhiều nước phát triển trên thế giới công nhận, kèm theo nhiều nghiên cứu khoa học cụ thể. Đây là một loại gia vị mà gia đình bạn nên bổ sung sớm để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình, và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

Bạn tham khảo thêm một số thảo dược đã được chúng tôi nghiên cứu và tìm hiểu hơn 5 năm qua về các tác dụng tuyệt vời của nó đến bệnh tiểu đường type 2 lâu năm.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Khi bản thân người bệnh nỗ lực toàn diện để đẩy lùi nguy cơ ảnh hưởng của căn bệnh đến sức khỏe, thì sao mà không làm đạt được phải không bạn?

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 497
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol

Từ khóa: Cách sử dụng hạt methi. Cách nấu hạt methi. Cách dùng hạt methi chữa tiểu đường. Hạt methi chữa tiểu đường ĐĂNG KÝ NHẬN SÁCH VÀ TƯ VẤN TỪ BÁC SỸ POCACO xin gởi tặng cuốn sách: Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường hoàn toàn miễn phí cho những bệnh nhân tiểu đường. Vui lòng điền thông tin vào form sau để được Tư vấn và Nhận sách miễn phí Nhận sách miễn phí Tư vấn miễn phí Đăng ký

Từ khóa » Cách Dùng Hạt Methi Chữa Tiểu đường