Hạt Muồng điều Trị Mất Ngủ, Giúp Sáng Mắt, Hạ Huyết áp
Có thể bạn quan tâm
- Hạt muồng là gì?
- Hạt muồng có tác dụng gì?
- Cách dùng hạt muồng làm thuốc
- Một số bài thuốc sử dụng hạt muồng
- Lưu ý khi sử dụng hạt muồng ngủ
Hạt muồng là gì?
Hạt muồng còn được dân gian gọi là thảo quyết minh, muồng muồng, muồng nguồng, muồng ngủ, đậu ma, giả lục đậu hay hạt lạc giới. Ngoài ra, trong các nghiên cứu khoa học, tên tiếng Anh được đề cập là Cassia tora L, hay Senna tora, thuộc họ nhà Đậu (Fabaceae).
Vị thuốc thực chất là hạt của cây muồng sau khi phơi khô. Muồng là loại cây nhỏ thuộc thực vật thân thảo, chiều cao khi cây trưởng thành khoảng 1 mét. Lá cây thuộc loại lá kép lông chim thường mọc so le hoặc đối nhau; mỗi lá cây đều sẽ có từ 2 – 4 lá chét. Những lá chét này có hình trứng có chiều dài khoảng 5cm và rộng khoảng 2cm.
Hoa cây muồng thường mọc ra từ kẽ lá, mọc cách nhau khoảng 2 kẽ lá; hoa có màu vàng chanh rất đặc trưng. Quả muồng có hình cầu hoặc hình trụ màu nâu, bên trong quả có chứa nhiều hạt nhỏ.
Mô tả hạt muồng
Quả của cây muồng không ăn được nhưng lại có nhiều dược chất, vì vậy, người ta thường phơi khô quả và đập nát để thu lấy hạt.
Hạt cây muồng có kích thước nhỏ dạng hình trụ, đôi lúc có dạng hình tháp với hai đầu hạt vạt chéo nhau. Vỏ hạt trơn bóng thường có màu nâu lục hoặc nâu nhạt, có đường gân nổi bao quanh. Vỏ hạt dày, cứng; khi cắt ngang sẽ tiết ra dịch vàng hoặc màu trắng đục
Trong Đông y, hạt muồng có tính nhầy, vị hơi đắng và chát nhưng không có mùi. Khi bào chế làm dược liệu, vị thuốc này có tên là thảo quyết minh hay quyết minh tử.
Phân bố, thu hái và chế biến
- Khu vực phân bố
Ở nước ta, cây muồng hầu như phân bố rộng rãi trên mọi miền đất nước, chỉ trừ những vùng đồi núi cao trên 1000m so với mặt nước biển. Vì vị thuốc này là loài cây ưa sáng, sinh trưởng và phát triển tốt ở nơi có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Hòa Bình, Quảng Ninh, Nghệ An,… Trên thế giới, chúng mọc hoang ở Bắc, Trung, và Nam Mỹ, Châu Phi, châu Á và Châu Đại Dương.
- Thu hái và chế biến
Mùa thu hái dược liệu thường rơi vào khoảng tháng 9 – 11 hàng năm. Để làm thuốc người ta chỉ thu lấy quả của cây mang về. Sau khi thu hái, người ta thường đập nát để lấy hạt và mang đi phơi khô.
Tùy theo cách dùng mà người ta đem sao vàng hoặc sao cháy. Tiếp đến, cho dược liệu vào túi nilon hoặc túi zip để bảo quản.
Ngoài ra, người ta còn dùng thân và lá cây để xào rau hoặc nấu canh ăn có tác dụng an thần, bổ gan tiêu độc.
Xem thêm: Hạt thầu dầu – Dưỡng môi, trị táo bón và nhiều công dụng tuyệt vời.
Thành phần hoá học
Một số nghiên cứu báo cáo về vị thuốc này, các nhà khoa học cho biết rằng nó có chứa hoạt chất flavonoid bao gồm kaempferol – 3 và sophoroside.
Theo Viện nghiên cứu của trường Đại học Szeged (Hungary), vị thuốc có chứa chất chysophanol, physcion, obtusin, chryssobutusin có tác dụng giúp tiêu diệt vi khuẩn và hỗ trợ giảm huyết áp.
Dược chất Anthraglucozit trong thảo quyết minh kích thích tăng nhu động ruột giúp nhuận tràng, ngừa táo bón cho phụ nữ mang thai.
Tính vị
Theo Đông y, vị thuốc có tính nhầy, khi nếm vào có vị đắng hơi chát và mặn. Khi sao vàng trên chảo có hương thơm như hương cà phê rang.
Quy kinh
Trong Đông y, dược liệu có công dụng thanh can, khử phong giúp nhuận tràng quy vào kinh can và thận.
Hạt muồng có tác dụng gì?
Những năm gần đây, hạt muồng dần trở nên phổ biến hơn với người bệnh bởi nó chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị các bệnh lý rất hiệu quả.
Bên cạnh những công dụng giúp nhuận tràng, thông tiện, chữa táo bón, cải thiện huyết áp,… nó còn có những tác dụng nổi bật như sau:
- Điều trị các bệnh liên quan đến mắt như đau mắt đỏ, viêm kết mạc.
- Giúp nhuận tràng và hỗ trợ điều trị táo bón ở phụ nữ mang thai.
- Có tác dụng làm thuốc điều hòa huyết áp, cải thiện chứng mất ngủ, giúp bảo vệ hệ thần kinh trung ương.
- Chiết xuất từ dược liệu có khả năng điều trị bệnh Parkinson, chữa viêm gan và bảo vệ gan.
- Tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn chữa các bệnh về da như nấm da, bệnh chàm ở trẻ nhỏ.
- Công dụng hỗ trợ chữa bệnh quáng gà, hoa mắt.
- Giúp giảm cân, giảm mỡ hiệu quả.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, uống trà hạt muồng thường xuyên giúp sáng mắt, tăng cường thị lực cho người cận thị, mắt yếu, kém.
Xem thêm: Uống hạt muồng nhiều có tốt không?
Từ khóa » Cây Muồng Ta
-
Công Dụng Của Cây Muồng Trâu - Vinmec
-
Hạt Muồng, Vị Thuốc Cổ Truyền Giúp Mát Gan Sáng Mắt
-
Cây Muồng Trâu - Công Dụng Và Cách Dùng Trị Bệnh Hiệu Quả
-
Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Cây Muồng Trâu - Báo Dân Tộc Và Phát Triển
-
Cây Muồng Tây Là Cây Gì? Vì Sao Không Ngừa Tiểu đường?
-
Muồng Trâu (Lá): Vị Thuốc Có Tác Dụng Nhuận Tràng, Kháng Nấm
-
Thảo Quyết Minh Là Gì? Công Dụng, Dược Lực Học Và Tương Tác Thuốc
-
Cây Muồng Trâu - Tác Dụng Và Các Bài Thuốc Trị Bệnh - DRBACSI
-
Thảo Quyết Minh (Hạt Muồng Nguồng) điều Trị Mất Ngủ, Huyết áp Cao
-
6 Tác Dụng Của Cây Muồng Trâu Trị Bách Bệnh, Số 4 Thần Kì Nhất
-
Muồng Ngủ, Tác Dụng Chữa Bệnh Của ...
-
Muồng Trâu: Đằng Sau Vị Thuốc Trị Hắc Lào Hiệu Quả
-
Hạt Muồng Chữa Trị Tăng Huyết áp, Táo Bón - Báo Đắk Lắk điện Tử