Hạt Nhân Có Vai Trò Quan Trọng Trong “Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững”

TÌM KIẾM Trang chủ Tin Tổng hợp Hạt nhân có vai trò quan trọng trong “Mục tiêu phát triển...
  • Tin tức
  • Tin Tổng hợp

Các tổ chức công nghiệp hạt nhân trên khắp thế giới vừa công bố một báo cáo nêu bật những đóng góp của hạt nhân trong việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc. Báo cáo nhấn mạnh hạt nhân có nhiều đóng góp cụ thể cho cả 17 mục tiêu.

17 Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (Image: UNECE)

Năm 2015, tất cả các Quốc gia Thành viên Liên hợp quốc đã thông qua Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững với 17 Mục tiêu. Đây là tập hợp các mục tiêu, chỉ tiêu và chỉ số chung để dựa vào đó các quốc gia có thể xây dựng chính sách trong 15 năm tới. Các mục tiêu nhận định chấm dứt đói nghèo và những thiếu thốn khác phải đi đôi với cải thiện sức khỏe và giáo dục, giảm bất bình đẳng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tuy nhiên tất cả phải đồng thời giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

Theo Báo cáo mới có tiêu đề Đóng góp của Hạt nhân trong việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc được thực hiện thông qua sự hợp tác của Hiệp hội Hạt nhân Canada (CNA), Cơ quan thương mại hạt nhân Châu Âu Foratom, Diễn đàn Công nghiệp Nguyên tử Nhật Bản (JAIF), Viện Năng lượng Hạt nhân (NEI), Hiệp hội Công nghiệp Hạt nhân (NIA) và Hiệp hội Hạt nhân Thế giới đã nêu bật cách ngành công nghệ hạt nhân góp phần giải quyết các vấn đề như xóa đói, cải thiện sức khỏe, cung cấp khả năng tiếp cận năng lượng sạch và giá cả phải chăng, tạo ra công việc ổn định và tăng trưởng kinh tế, cũng như vận động hành động vì khí hậu.

Mục tiêu Đóng góp của hạt nhân
 
1. Xóa nghèo • Sản xuất điện hạt nhân cung cấp nguồn năng lượng đáng tin cậy với giá cả phải chăng mà không phát thải khí nhà kính hoặc ô nhiễm không khí.

• Đầu tư vào năng lượng hạt nhân thúc đẩy nền kinh tế và tạo thêm việc làm.

2. Không nạn đói • Công nghệ hạt nhân giúp chống lại sâu bệnh, tránh phải dùng đến thuốc trừ sâu độc hại.

• Sử dụng các kỹ thuật hạt nhân để phát triển các giống cây trồng mới có nghĩa là nông dân có thể trồng các loại cây trồng cần ít nước hơn và có khả năng chống chịu tốt hơn với các tác động của biến đổi khí hậu.

• Thực phẩm tươi sống có thể để được lâu hơn nếu được chiếu xạ, và quá trình này cũng tiêu diệt vi khuẩn E. coli, listeria và salmonella.

3. Sức khỏe và có cuộc sống tốt • Hàng năm, y học hạt nhân giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị cho hàng chục triệu người.

• Vật liệu hạt nhân rất cần thiết cho nghiên cứu y học, vì chúng được sử dụng để phân tích các phân tử cụ thể bên trong cơ thể.

• Xạ trị giúp điều trị và chữa khỏi nhiều loại ung thư.

• Chiếu xạ được sử dụng để khử trùng thiết bị y tế, chẳng hạn như ống tiêm và ống thông.

4. Giáo dục có chất lượng • Ngành công nghiệp hạt nhân cung cấp các công việc lâu dài, đòi hỏi kỹ năng cao.

• Các công ty đầu tư vào đào tạo và giáo dục để khuyến khích sự phát triển của lực lượng lao động với các kỹ năng cần thiết để xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân.

5. Bình đẳng giới • Thiếu khả năng tiếp cận với năng lượng sạch, đáng tin cậy và giá cả phải chăng gây bất lợi cho phụ nữ và trẻ em gái.

• Các công ty hạt nhân đã đăng ký các sáng kiến ​​khuyến khích phụ nữ trẻ chuyển sang các nghề STEM, và cung cấp các khóa đào tạo để ngăn ngừa phân biệt đối xử và chống lại sự bất bình đẳng.

6. Nước sạch và vệ tinh • Năng lượng hạt nhân có vai trò trung tâm trong việc đạt được khả năng tiếp cận phổ biến với nước sạch và vệ sinh.

• Khử mặn nước biển bằng cách sử dụng nhiệt do các lò phản ứng hạt nhân tạo ra nước sạch, tinh khiết, không có khí nhà kính do các nhà máy nhiên liệu hóa thạch cung cấp năng lượng cho các tổ máy khử muối thải ra.

7. Năng lượng sạch và giá cả hợp lý • Nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng do dân số toàn cầu ngày càng tăng, quá trình cung cấp năng lượng điện ngày càng tăng dẫn tới việc nhu cầu của hàng tỷ người vẫn chưa được tiếp cận với nguồn cung cấp điện đáng tin cậy và giá cả phải chăng.

• Việc đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng này bằng cách đốt nhiên liệu hóa thạch là không bền vững. Chuyển sang các công nghệ sạch như năng lượng hạt nhân là rất quan trọng.

• Nếu thế giới muốn giúp mọi người thoát khỏi đói nghèo và đáp ứng nhu cầu năng lượng, thì cần phải đầu tư đáng kể vào năng lượng hạt nhân với lượng carbon thấp, chi phí thấp.

8. Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế • Việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân mới tạo thêm hàng nghìn việc làm trong chuỗi cung ứng.

• Việc vận hành nhà máy điện hạt nhân cung cấp hàng trăm công việc đòi hỏi kỹ năng cao cho người dân trong các cộng đồng địa phương trong nhiều thập kỷ.

• Một nhà máy điện hạt nhân mang lại nguồn đầu tư rộng lớn hơn, lợi ích cho các nền kinh tế địa phương.

9. Công nghiệp, Đổi mới và Phát triển hạ tầng • Các thiết kế sáng tạo cho phép các lò phản ứng hạt nhân hoạt động ở các địa điểm mới và cho phép khử cacbon trong các ứng dụng mới ngoài cung cấp điện.

• Các lò phản ứng nhiệt độ cao sẽ cung cấp một giải pháp thay thế nhiên liệu hóa thạch cho quá trình nhiệt và cung cấp các lựa chọn mới để sản xuất hydro.

• Những đổi mới trong nhiên liệu hạt nhân có thể nâng cao hiệu suất của các lò phản ứng đang hoạt động ngày nay.

10. Hạn chế bất bình đẳng • Chi phí sản xuất của các nhà máy hạt nhân ít bị ảnh hưởng bởi sự biến động giá hơn so với các nhà máy hóa thạch. Chi phí nhiên liệu tăng cao có tác động rõ rệt tới các hộ gia đình có thu nhập thấp hơn dẫn đến sự bất bình đẳng.

• Sử dụng năng lượng hạt nhân cho phép những quốc gia có nguồn dự trữ nhiên liệu hóa thạch hạn chế có thể kiểm soát tốt hơn hệ thống năng lượng.

11. Các thành phố và cộng đồng bền vững • Hơn một nửa dân số ở các thành phố trên thế giới đang phải chịu đựng tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng. Một nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở các thành phố là khói thải từ các phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng xăng hoặc dầu diesel.

• Sử dụng thế hệ điện hạt nhân để cung cấp năng lượng cho các phương tiện giao thông giúp giảm phát thải khí nhà kính trong giao thông cũng như giảm ô nhiễm không khí ở các thành phố.

• Các nhà máy điện hạt nhân cũng có thể được sử dụng để sưởi ấm, tránh ô nhiễm từ nhiên liệu hóa thạch.

12. Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm • Tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm vẫn phải cho phép mọi người tận hưởng cuộc sống chất lượng cao, với đủ nguồn cung cấp năng lượng để có thể đạt được tất cả các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

• Các nhà máy điện hạt nhân cung cấp một lượng lớn điện từ các địa điểm với diện tích nhỏ, sử dụng nhiên liệu có tiềm năng tái chế.

13. Hành động vì khí hậu • Tác động của biến đổi khí hậu do phát thải con người gây ra là rất nhiều và sâu rộng.

• Các nhà máy hạt nhân giúp giảm hơn 2 tỷ tấn carbon dioxide mỗi năm.

• Các nhà máy điện hạt nhân mới có thể được triển khai trên quy mô lớn, cho phép khử cacbon nhanh chóng trong hỗn hợp sản xuất điện của một quốc gia.

14. Tài nguyên và môi trường biển • Bằng cách tạo ra điện không carbon dioxide, các lò phản ứng hạt nhân giúp làm giảm quá trình axit hóa đại dương do đốt nhiên liệu hóa thạch.

• Các kỹ thuật hạt nhân có thể giúp theo dõi sức khỏe của hệ sinh thái dưới nước.

15. Tài nguyên và môi trường đất liền • Năng lượng hạt nhân đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, nhờ vào dấu ấn vật lý nhỏ độc đáo của nó.

• Khai thác than để cung cấp năng lượng cho các nhà máy sản xuất nhiên liệu hóa thạch có thể dẫn đến tàn phá rừng.

16. Hòa bình, công lý và các thể chế mạnh mẽ • Các bên ký kết Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân cam kết không theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân và hợp tác về việc sử dụng công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình.

• Kỹ thuật hạt nhân cũng có thể được sử dụng để phát hiện vũ khí và ma túy.

17. Quan hệ đối tác vì các mục tiêu • Để thực hiện 16 Mục tiêu Phát triển Bền vững khác, các chính phủ, xã hội dân sự, các nhà khoa học, học viện và khu vực tư nhân cần làm việc cùng nhau, kết hợp các kỹ năng và chuyên môn để có thể đạt được một mục tiêu chung tốt hơn.

• Các tổ chức như CNA, Foratom, JAIF, KAIF, NEI, NIA và Hiệp hội Hạt nhân Thế giới đưa đại diện của các công ty hạt nhân khác nhau đến với nhau để làm việc trên các lĩnh vực có lợi ích chung và tham gia với các bên liên quan khác.

Tổng Giám đốc Hiệp hội Hạt nhân Thế giới, bà Sama Bilbao y León cho biết: “Năng lượng hạt nhân cung cấp nguồn điện giá cả phải chăng, theo yêu cầu để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của thế giới, đồng thời hoàn thành các mục tiêu khí hậu của Thỏa thuận Paris. Không dừng lại ở đó, công nghệ hạt nhân còn làm được nhiều hơn thế. Hành tinh và nhân loại đang trở nên tốt đẹp hơn vì có đóng góp hạt nhân trong việc đạt được từng mục tiêu trong số 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc”.

Biên dịch: Trần Thiện Phương Anh, Ban KH&QLKH.

THÔNG BÁO

First Announcement and Call for Papers Vietnam Conference on Nuclear Science and Technology VINANST-16

03/12/2024

Thông báo số 1 Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 16

03/12/2024

Chương trình Diễn đàn Việt Nam – Nhật Bản lần thứ XIV về nghiên cứu và phát triển nguồn nhân...

02/12/2024

Tuyển Nghiên cứu sinh đợt 2 năm 2024

02/10/2024

Chương trình Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân cán bộ trẻ lần thứ VIII

25/09/2024

Thông báo về việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công...

25/09/2024

Lớp học Jined 2024 về công nghệ nhà máy điện hạt nhân

05/09/2024

Thông báo tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì và thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ...

20/08/2024

Thông báo về Kết quả xét đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư tại Hội đồng Giáo sư cơ...

26/07/2024

Thông báo số 2: Hội nghị KHCNHN cán bộ trẻ ngành NLNT lần thứ 8

19/07/2024

ĐA PHƯƠNG TIỆN

video

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đóng góp cho phát triển kinh tế – xã hội

25/03/2024

LIÊN KẾT WEBSITE

Chọn Website liên kếtChính phủCơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tếBộ Khoa học và Công nghệCục Năng lượng nguyên tửCục An toàn bức xạ &hạt nhânViện Nghiên cứu hạt nhânViện Khoa học và kỹ thuật hạt nhânViện Công nghệ xạ hiếmTrung tâm Hạt nhân TP. Hồ Chí MinhTrung tâm Đào tạo hạt nhânTrung tâm Đánh giá không phá hủyTrung tâm Chiếu xạ Hà NộiTrung tâm Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệpTrung tâm Nghiên cứu và triển khai công nghệ bức xạ

Cơ quan chủ quản: Bộ Khoa học và Công nghệ Bản quyền thuộc về: Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Địa chỉ: 59 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: (024) 39422756 – Fax: (024) 39422625 Email: vanphongvien@vinatom.gov.vn, hq.vinatom@vinatom.gov.vn

Khách Online: 84

Lượt truy cập: 5865638

Từ khóa » Em Càng Bền Vững Khi Có