Hậu Lương (Ngũ đại) – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.
Một phần của loạt bài về
Lịch sử Trung Quốc
Lịch sử Trung Quốc viết bằng triện thư và hành thư
  • Niên biểu
  • Triều đại
  • Lịch sử học
Tiền sử
  • Thời đồ đá cũ
  • Thời đồ đá mới (k. 8500 – k. 2000 TCN)
Văn minh Hoàng Hà, Duơng Tử và Liêu Hà
Cổ đại
  • Hạ (k. 2070 – k. 1600 TCN)
  • Thương (k. 1600 – k. 1046 TCN)
  • Chu (k. 1046 – k. 256 TCN)
Tây Chu (1046–771 TCN) Đông Chu (771–256 TCN) Xuân Thu (k. 770 – k. 476 TCN) Chiến Quốc (475–221 TCN)
Đế quốc
  • Tần (221–207 TCN)
  • Hán (206 TCN – 220)
Tây Hán (206 TCN – 9) Tân (9–23) Đông Hán (25–220)
  • Tam Quốc (220–280)
Ngụy, Thục, Ngô
  • Tấn (266–420)
    Tây Tấn (266–316) Đông Tấn (317–420)
  • Ngũ Hồthập lục quốc (304–439)
  • Nam–Bắc triều (420–589)
  • Tùy (581–618)
  • Đường (618–907)
    • Võ Chu (690–705)
   
  • Ngũ đại Thập quốc (907–979)
  • Tống (960–1279)
Bắc Tống (960–1127) Nam Tống (1127–1279)
  • Liêu (916–1125)
Tây Liêu (1124–1218)
  • Tây Hạ (1038–1227)
  • Kim (1115–1234)
  • Nguyên (1271–1368)
  • Minh (1368–1644)
  • Thanh (1644–1912)
Hiện đại
  • Trung Hoa Dân Quốc (đại lục, 1912–1949)
   
  • Cộng hòaNhân dânTrung Hoa (1949–nay)
  • Trung HoaDân Quốc(Đài Loan,1949–nay)
Liên quan
  • Lịch sử học Trung Quốc
  • Dòng thời gian lịch sử Trung Quốc
  • Triều đại Trung Quốc
  • Lịch sử ngôn ngữ
  • Lịch sử nghệ thuật
  • Lịch sử kinh tế
  • Lịch sử giáo dục
  • Lịch sử khoa học và công nghệ
  • Lịch sử pháp lý
  • Lịch sử truyền thông
  • Lịch sử quân sự
  • Lịch sử hải quân
  • Phụ nữ Trung Quốc thời cổ đại và đế quốc
  • x
  • t
  • s
Đối với các định nghĩa khác, xem Hậu Lương.
  Nhà Hậu Lương (後梁)   Bột Hải Quốc (渤海國)   Yên (燕)   Tấn (晉), tiền thân của Nhà Hậu Đường   Triệu (趙)   Kỳ (岐)   Tiền Thục (前蜀)   Ngô (吳)   Ngô Việt (吳越)   Mân (閩)   Sở (楚)   Đại Trường Hòa (大長和)   Nam Hán (南漢)   Tĩnh Hải quân (靜海軍)

Nhà Hậu Lương (giản thể: 后梁; phồn thể: 後梁; bính âm: Hòu Liáng) (5 tháng 6 năm 907-923) là một trong năm triều đại của thời kỳ Ngũ đại Thập quốc của Trung Quốc. Triều đại này do Chu Ôn (còn gọi là Chu Toàn Trung) thành lập, đóng đô ở Biện Lương (Khai Phong).

Thành lập

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 882, Chu Ôn, khi đó là một tướng của Hoàng Sào, đã đầu hàng nhà Đường, được nhà Đường cho đổi tên thành Chu Toàn Trung và giao cho quyền cao chức trọng, dần dần trở thành một thế lực quân phiệt hùng mạnh. Năm 900, Đường Chiêu Tông có ý đồ chống lại tập đoàn Hoạn quan nên bị họ cầm tù. Tể tướng Thôi Dận mời Chu Toàn Trung đem quân về Kinh đô tiêu diệt bọn hoạn quan. Nạn Hoạn quan được diệt trừ, nhưng mọi quyền hành đều rơi vào tay Chu Toàn Trung. Năm 904, Chu Toàn Trung giết Đường Chiêu Tông để lập Đường Ai Đế và đến năm 907 thì giành hẳn ngôi nhà Đường, lập nên triều Hậu Lương.

Biến loạn cung đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Chu Ôn lên ngôi, tức Lương Thái Tổ. Tuy thay thế nhà Đường nhưng Hậu Lương chỉ làm chủ phần lớn Trung Nguyên, nhiều nơi vẫn cát cứ từ cuối thời Nhà Đường không đánh chiếm được, một số vùng lãnh thổ khác yếu hơn thì thần phục ở mức độ hạn chế. Phía đông bắc là nước Yên (Lưu Thủ Quang), phần Sơn Tây bị nước Tấn (Lý Khắc Dụng) cát cứ, phía tây là nước Kỳ (Lý Mậu Trinh) và Tiền Thục (Vương Kiến), phía nam là một loạt nước Sở, Mân, Ngô, Ngô Việt và sau đó là Nam Hán (Lưu Cung - 917).

Nhà Lương phải lo đối phó với đối thủ lớn nhất là nước Tấn của họ Lý trong suốt thời gian tồn tại vì hai họ Chu, Lý có thâm thù từ cuối thời Nhà Đường.

Chu Ôn hoang dâm, thường bắt các con dâu vào hầu khiến các con trai tức giận. Năm 912, con thứ Chu Hữu Khuê giết cha trong cung và lên làm vua. Chưa được 1 năm, sang năm 913, một người con khác là Chu Hữu Trinh giết Chu Hữu Khuê và lên ngôi, tức Lương Mạt Đế. Nhà Hậu Lương dần dần suy yếu trước nước Tấn.

Năm 923, con Lý Khắc Dụng là Lý Tồn Húc đánh chiếm Biện Lương (Khai Phong). Lương Mạt Đế nhảy vào lửa tự vẫn. Lý Tồn Húc lên làm vua, lập ra nhà Hậu Đường.

Nhà Hậu Lương mất từ đó, có 3 vua, truyền được 17 năm. Do thời Ngũ đại, chiến tranh, binh biến lật đổ liên miên nên Lương Mạt Đế chính là vị vua trị vì lâu nhất (11 năm).

Các vị vua của Hậu Lương

[sửa | sửa mã nguồn]
Miếu hiệu Tên Thời gian cai trị Niên hiệu
Thái Tổ (太祖) Chu Ôn (朱溫) 907-912 Khai Bình (開平) 907-911Càn Hóa (乾化) 911-912
Thứ Nhân (庶人) Chu Hữu Khuê (朱友珪) 913 Phượng Lịch (鳳曆) 913
Mạt Đế (末帝) Chu Hữu Trinh (朱友貞) 913-923 Càn Hóa (乾化) 913-915 Trinh Minh (貞明) 915-921 Long Đức (龍德) 921-923
Lương Liệt TổChu Thành
Lương Thái TổChu Toàn Trung852-907-912
Dĩnh VươngChu Hữu Khuê?-912-913Lương Mạt ĐếChu Hữu Trinh888-913-923

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tiết độ sứ
  • Nhà Đường
  • Hoàng Sào
  • Nhà Hậu Đường
  • x
  • t
  • s
Ngũ Đại Thập Quốc
Ngũ đạiHậu Lương • Hậu Đường • Hậu Tấn • Hậu Hán • Hậu Chu
Thập quốcNgô • Ngô Việt • Mân • Kinh Nam • Sở • Nam Đường • Nam Hán • Bắc Hán • Tiền Thục • Hậu Thục
Khác
  • Yên
  • Tấn
  • Kỳ
  • Triệu
  • Nghĩa Vũ quân
  • Định Nan quân
  • Thanh Nguyên quân
  • Tĩnh Hải quân
  • Vũ Bình quân
  • Quy Nghĩa quân
  • Ân
Sử tịch
  • Cựu Ngũ Đại sử
  • Tân Ngũ Đại sử
  • Thập quốc Xuân Thu

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Mote F.W. (1999). Imperial China (900-1800). Nhà in Đại học Harvard. tr. 13, 14.

Từ khóa » Hậu Lương