Hậu Môn Chảy Dịch - Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1. Nguyên nhân khiến hậu môn chảy dịch
- Hậu môn chảy dịch do viêm hậu môn
- Áp xe hậu môn
- Rò hậu môn
- Bệnh trĩ khiến hậu môn chảy dịch
- Nứt kẽ hậu môn
- Ung thư hậu môn
- 2. Hậu môn chảy dịch có nguy hiểm không?
- 3. Hậu môn chảy dịch khi nào cần đi khám bác sĩ?
- 4. Biện pháp chẩn đoán hậu môn chảy dịch
- 5. Cách điều trị hậu môn chảy dịch hiệu quả
- Nguyên tắc điều trị hậu môn chảy dịch
- Cách phương pháp điều trị hậu môn chảy dịch
- 6. Những lưu ý khi điều trị hậu môn chảy dịch
Hậu môn chảy dịch là một trong những triệu chứng liên quan đến những bệnh lý ở khu vực hậu môn – trực tràng. Tuỳ vào từng loại bệnh, mức độ nặng nhẹ mà sẽ có biện pháp can thiệp riêng. Qua bài viết này, GHV KSol sẽ cung cấp những thông tin về tình trạng hậu môn chảy dịch, điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ, chú ý theo dõi và thăm khám kịp thời.
Xem thêm:
- Ung thư hậu môn giai đoạn cuối
- Hậu môn có mùi hôi, khắc phục như thế nào?
- Hậu môn chảy máu nhưng không đau cảnh báo 6 bệnh nguy hiểm
1. Nguyên nhân khiến hậu môn chảy dịch
Hậu môn chảy dịch là một hiện tượng bất thường có thể do rất nhiều nguyên nhân. Tình trạng này là dấu hiệu cảnh báo sớm nhiễm trùng ở vùng hậu môn. Dưới đây là một số bệnh lý có thể là nguyên nhân khiến hậu môn tiết dịch nhầy.
Hậu môn chảy dịch do viêm hậu môn
Viêm hậu môn là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng vùng hậu môn và trực tràng bị viêm nhiễm. Bệnh gây ra các triệu chứng đau ngứa, có cảm mót rặn ngay cả khi không có nhu cầu đi đại tiện. Khi tình trạng viêm nhiễm tiến triển nặng dần lên thì hậu môn thường sẽ chảy dịch bất thường, kèm theo đó là mùi hôi rất khó chịu. Ngoài ra, người bệnh còn gặp các triệu chứng như đau hậu môn, chảy máu hậu môn, chướng đau bụng bên trái.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm hậu môn, phải kể đến là các bệnh tiêu hoá hay nhiễm các tác nhân như vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm.
Áp xe hậu môn
Áp xe hậu môn là biến chứng của một số bệnh lý như bệnh trĩ, viêm loét đại tràng, rò hậu môn, đái tháo đường. Thêm vào đó, sử dụng thuốc điều trị kích ứng cao, tiểu phẫu trực tràng hay niệu đạo cũng có thể là nguyên dẫn dẫn đến.
Ở giai đoạn đầu, thường sẽ có sự xuất hiện của các khối sưng tấy ở quanh vùng hậu môn. Chúng sẽ gây ra hiện tượng bí bách, căng tức rất khó chịu, nếu để kéo dài các khối áp xe có thể sẽ bị vỡ ra và khiến hậu môn ra dịch vàng kèm mùi hôi.
Khi bệnh càng nặng thì lượng dịch mủ sẽ càng chảy ra nhiều hơn, có màu vàng và mùi hôi sẽ càng dữ dội hơn. Ngoài ra, vùng da quanh khu vực hậu môn còn bị ngứa ngáy, người bệnh có thể bị sốt, khô môi, mệt mỏi toàn thân, chóng mặt, thiếu máu, chán ăn…
Rò hậu môn
Rò hậu môn là một bệnh lý nhiễm khuẩn mãn tính phát triển khi các tuyến bã ở bên trong hậu môn bị áp xe hoặc nhiễm trùng. Bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu người bệnh mắc bệnh đường ruột, táo bón kéo dài, vệ sinh hậu môn không đúng cách, viêm nhiễm…
Các triệu chứng của bệnh rò hậu môn thường xuất hiện khi các ổ áp xe xung quanh hậu môn tự vỡ ra, và vết thương tự liền lại nhưng vẫn để lại một lỗ đóng vảy khô. Dịch hậu môn sẽ có mủ hoặc màu vàng hôi và có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần. Ngoài ra, người bệnh còn gặp các triệu chứng khác như ngứa ngáy, đau đớn, vị trí tổn thương có thể bị cứng.
Bệnh trĩ khiến hậu môn chảy dịch
Trĩ là một bệnh lý xuất hiện do sự căng giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch hay phình đại tĩnh mạch ngay tại vùng mô bao xung quanh hậu môn. Từ đó sẽ phát sinh ra các triệu chứng gây ra nhiều khó chịu ở vị trí này. Triệu chứng nhận biết của bệnh trĩ là đau rát, khó chịu, đại tiện ra máu. Nếu để kéo dài không được can thiệp đúng cách, các búi trĩ sẽ bị sa ra ngoài và dẫn đến viêm nhiễm.
Nếu để tình trạng sưng viêm, nhiễm trùng búi trĩ phát triển, dẫn đến tình trạng hậu môn tiết dịch vàng có kèm theo mùi hôi rất khó chịu. Ngoài ra, người bệnh gặp nhiều khó khăn khi đi đại tiện, luôn phải cố hết sức rặn bởi tình trạng táo bón, có nguy cơ chảy máu hậu môn và có thể máu chảy thành từng giọt hoặc phun thành tia.
Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn đặc trưng bởi sự xuất hiện của ổ loét ngay tại niêm mạc da ống hậu môn, đi kèm với triệu chứng co thắt của cơ co thắt ở hậu môn, gây đau dữ dội sau khi đi đại tiện. Bệnh lý này thường gây ra cảm giác đau đớn, cơn đau thường sẽ kéo dài, nhất là khi đi đại tiện hoặc ngồi xổm. Khi hậu môn bị nứt kẽ thì máu sẽ chảy ra, các vết nứt lở loét thì hậu môn chảy dịch vàng hôi kèm theo ngứa ngáy.
Các cơn đau của bệnh kéo dài sẽ gây ra nhiều hệ luỵ khó tránh khỏi như cơ thể người bệnh mệt mỏi, suy nhược, sợ đi đại tiện, giảm ham muốn tình dục.
Ung thư hậu môn
Đây là căn bệnh phổ biến gây ra biểu hiện hậu môn tiết dịch nhầy bởi sự xuất hiện của các tế bào ung thư ngay trong các mô của hậu môn. Khi mắc ung thư hậu môn, dịch hậu môn chảy bất thường có màu lạ kèm theo mùi hôi tanh rất khó chịu.
Tuỳ thuộc vào mức độ bệnh mà biểu hiện chảy dịch sẽ có sự khác nhau ở mỗi đối tượng. Trong nhiều trường hợp hậu môn ra dịch mủ có lẫn theo máu. Cho đến nay, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung thư hậu môn vẫn chưa xác định được rõ ràng. Tuy nhiên, khi bị nhiễm virus HPV sẽ làm gia tăng nguy cơ đáng kể mắc bệnh.
Ngoài triệu chứng hậu môn chảy dịch, người bệnh cần chú ý thêm các biểu hiện khác để phát hiện bệnh nhanh chóng hơn, điển hình như ngứa, đau rát, có khối u gần hậu môn, chảy máu hậu môn, u nhú hậu môn…
2. Hậu môn chảy dịch có nguy hiểm không?
Hậu môn chảy dịch là biểu hiện rõ ràng nhất của tình trạng viêm nhiễm tại khu vực hậu môn. Đồng thời, nó cũng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm ở hậu môn – trực tràng. Nếu không phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, đúng cách người bệnh có thể phải gặp một số biến chứng sau đây:
- Nhiễm trùng lan rộng: Khi hậu môn chảy dịch sẽ khiến cho hậu môn thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt, có mủ và có mùi hôi khó chịu. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn, vi nấm và ký sinh trùng phát triển mạnh. Theo đó, sẽ khiến nhiễm trùng lở loét ngay tại vùng hậu môn và các vùng da xung quanh.
- Tăng nguy cơ mắc ung thư: Hậu môn có dịch nhầy sẽ kéo theo hàng loạt các vấn đề viêm nhiễm, tổn thương. Từ đó, sẽ phát sinh thêm một số bệnh lý nguy hiểm khác tại đây, trong đó có nguy cơ phát triển thành ung thư.
- Viêm nhiễm phụ khoa: Đối với phụ nữ, hậu môn và cơ quan sinh dục nằm ngay cạnh nhau. Khi hậu hậu môn chảy dịch vàng hôi rất dễ gây ra viêm nhiễm lây lan sang cơ quan sinh sản. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa nghiêm trọng như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm âm hộ…
- Ngoài ra, hậu môn chảy dịch cũng gây ra nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt của người bệnh, mất tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng đến đời sống tình dục của vợ chồng…
3. Hậu môn chảy dịch khi nào cần đi khám bác sĩ?
Hậu môn ra dịch vàng là triệu chứng bất thường, do đó người bệnh cần gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và tư vấn. Như đã đề cập ở phần trên, hậu môn chảy dịch sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm lan rộng, viêm nhiễm vùng kín, ung thư hậu môn… Chính vì vậy, người bệnh nên gặp bác sĩ ngay nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu sau đây:
- Vùng hậu môn có dấu hiệu viêm nhiễm, viêm nhiễm cạnh hậu môn và lan rộng hơn.
- Hậu môn tiết dịch ngứa với số lượng nhiều, gây ẩm ướt quần lót.
- Dịch hậu môn có mùi hôi rất khó chịu.
- Hậu môn có dấu hiệu chảy máu, đặc biệt là sau khi đi đại tiện.
- Hậu môn bị ngứa ngáy, đau rát.
- Hậu môn xuất hiện những cục thịt thừa hoặc các khối u ở hậu môn.
- Rối loạn tiêu hoá như táo bón, tiêu chảy, muốn đi đại tiện nhưng không đi được.
4. Biện pháp chẩn đoán hậu môn chảy dịch
Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng hậu môn ra dịch thông qua việc kiểm tra khu vực xung quanh hậu môn. Đồng thời sẽ thực hiện các xét nghiệm bổ sung, bao gồm:
- Siêu âm đầu dò: Sóng siêu âm phát ra từ đầu dò sẽ cho thấy hình ảnh trên màn hình siêu âm. Từ đó các bác sĩ sẽ biết được tình trạng chảy dịch hậu môn.
- MRI: Kỹ thuật này giúp đánh giá tình trạng tổn thương, viêm nhiễm tại hậu môn, giúp bác sĩ chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra mức độ viêm của lỗ hậu môn, đồng thời kiểm tra chức năng gan, thận xem bạn có bị mắc các bệnh về rối loạn chuyển hoá, suy giảm miễn dịch hay không.
- Nội soi đại tràng: Đây là một trong những phương pháp được thực hiện để kiểm tra đại tràng và trực tràng thông qua một dụng cụ gọi là ống soi. Nội soi giúp đánh giá các triệu chứng như chảy máu, đau bụng…
- Ngoài ra, người bệnh có thể được chụp X-quang hoặc CT scan giúp cho việc xác định.
5. Cách điều trị hậu môn chảy dịch hiệu quả
Phương pháp để điều trị triệu chứng chảy dịch ở hậu môn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể kể đến nguyên nhân cùng với mức độ của các triệu chứng đi kèm. Đối với từng bệnh nhân, khi thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị riêng biệt, phù hợp với từng tình trạng và thể trạng của bệnh nhân.
Nguyên tắc điều trị hậu môn chảy dịch
- Nguyên tắc đầu tiên mà người bệnh cần phải chú ý là khi hậu môn tiết ra dịch nhầy thì hãy thăm khám sớm để bác sĩ kiểm tra. Không ngần ngại chia sẻ với bác sĩ về các triệu chứng khác đi kèm, đây là vấn đề cơ bản giúp cho việc chẩn đoán cũng như điều trị được dễ dàng hơn.
- Theo các bác sĩ chuyên khoa, tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng hậu môn ra dịch mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị riêng. Phác đồ này không chỉ phù hợp với mức độ nặng nhẹ, mà còn phải đảm bảo được thích hợp với từng thể trạng cũng như tiền sử bệnh lý của bệnh nhân.
- Một vấn đề quan trọng mà người bệnh cần thực hiện đó là nghiêm túc tuân thủ đđúng phác đồ của bác sĩ đưa ra. Nếu trong quá trình điều trị gặp phải những vấn đề bất thường, cần chủ động tìm gặp bác sĩ để được tư vấn, tuyệt đối không tự ý thay đổi, điều chỉnh phác đồ khi chưa nhận được chỉ định từ bác sĩ.
- Bên cạnh việc tuân thủ điều trị thì người bệnh cần kết hợp với chế độ chăm sóc hợp lý trong quá trình điều trị. Điều này giúp người bệnh có thể phòng được nguy cơ tái đi tái lại nhiều lần. Đặc biệt, cần giữ gìn vệ sinh vùng hậu môn và vùng kín đúng cách để tránh tình trạng viêm nhiễm lan rộng hơn.
Cách phương pháp điều trị hậu môn chảy dịch
Việc điều trị triệu chứng hậu môn chảy dịch thường liên quan trực tiếp đến các bệnh lý gây ra nó. Đối với mỗi loại bệnh sẽ có cách can thiệp riêng. Tuy nhiên, phổ biến nhất là vẫn sử dụng thuốc Tây hoặc can thiệp ngoại khoa đối với các trường hợp cần thiết.
- Thuốc kháng sinh: Để tránh tình trạng viêm nhiễm lan rộng, các bác sĩ có thể sẽ kê đơn các loại thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng. Nhóm thuốc giảm đau kháng viêm cũng có thể được dùng để góp phần ức chế triệu chứng.
- Sử dụng thuốc nhuận tràng: Thông thường, tình trạng táo bón sẽ khiến cho các bệnh ở hậu môn – trực tràng trở nên nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ chỉ định các loại thuốc nhuận tràng hoặc thuốc kích thích nhu động ruột.
- Phẫu thuật: Phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định trong một số trường hợp bệnh nhân có hậu môn xuất hiện khối u, polyp hay bệnh trĩ diễn tiến nặng khiến cho búi trĩ bị sa ra ngoài. Việc can thiệp ngoại khoa sẽ được các bác sĩ cân nhắc rất kỹ lưỡng giữa lợi ích mang lại và rủi ro có thể gặp phải.
Tất cả các phương pháp điều trị hậu môn chảy dịch ở trên đều được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần nghiêm túc thực hiện để sớm đẩy lùi được triệu chứng và các vấn đề nguy hiểm phát sinh khác.
6. Những lưu ý khi điều trị hậu môn chảy dịch
Ngoài việc áp dụng đúng các phương pháp điều trị y khoa do bác sĩ chỉ định, người bệnh cần xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để tăng hiệu quả của việc điều trị, cũng như giảm được biến chứng gây bệnh, bao gồm:
- Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế dầu mỡ và những thực phẩm cay nóng.
- Tập thể dục đều đặn với cường độ vừa phải.
- Không ngồi hay đứng quá lâu một tư thế.
- Vệ sinh sạch sẽ hậu môn hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ về việc vệ sinh như thế nào cho đúng cách.
Qua bài viết trên, hy vọng rằng bạn đọc đã có thể hiểu rõ hơn về triệu chứng hậu môn chảy dịch bất thường. Bạn nên đến ngay những địa chỉ chuyên khoa uy tín để được thăm khám, điều trị bệnh sớm và đúng cách.
Từ khóa » Hậu Môn Chảy Dịch Vàng
-
Hậu Môn Chảy Dịch - Nguyên Nhân, Nhận Biết Và điều Trị
-
Hiện Tượng Hậu Môn Chảy Nước Vàng Là Bị Gì - Sức Khỏe đời Sống 24h
-
[ GIẢI ĐÁP ] Hậu Môn Ra Nước Chảy Rỉ Là Dấu Hiệu Nhận Biết Của ...
-
Hậu Môn Chảy Dịch Vàng, Có Mùi Hôi Là Bệnh Gì
-
Hậu Môn Tiết Dịch Vàng - Phòng Khám Đa Khoa Thủ đô Vĩnh Phúc
-
Hậu Môn Ra Nước Màu Vàng - Phòng Khám Đa Khoa Thủ đô Vĩnh Phúc
-
Chấm Dứt 6 Tháng Sưng đau Chảy Dịch Vùng Hậu Môn Chỉ Sau 1 Lần ...
-
Hậu Môn Chảy Nước Có Mùi Hôi – Dấu Hiệu Cảnh Báo Ung Thư Hậu ...
-
Hiện Tượng Hậu Môn Chảy Nước Vàng Là Bị Gì? - Thư Viện Khỏe Đẹp
-
Hậu Môn Chảy Dịch Vàng Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì
-
Hậu Môn Chảy Dịch Mủ Vàng Có Nhất Thiết Phải Là Bệnh Trĩ?
-
Hiện Tượng Hậu Môn Chảy Nước Vàng Là Bị Gì
-
Mèo Bị Chảy Nước Vàng ở Hậu Môn Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? - IVET Center
-
Hậu Môn Tiết Dịch Vàng, Hôi, Nhầy Là Triệu Chứng Bệnh Gì?