HẬU PHÁC (Vỏ)-Magnolia Officinalis - Hội Bác Sỹ

Skip to main content HẬU PHÁC (Vỏ)-Magnolia officinalis
  1. Bài viết
  2. DƯỢC ĐIỂN H
  3. HẬU PHÁC (Vỏ)-Magnolia officinalis
HẬU PHÁC (Vỏ)Cortex Magnoliae officinalisVỏ thân, vỏ rễ, vỏ cành phơi hay sấy khô của cây Hậu phác (Magnolia officinalis Rehd.et Wils.) hoặc cây Ao diệp hậu phác (Magnolia officinalis Rehd.et Wils var. biloba Rehd.et Wils.), họ Ngọc lan (Magnoliaceae).                                                                                                                                     Mô tảVỏ thân: Vỏ khô cuộn thành ống đơn hoặc ống kép, dài từ 30 – 35 cm, dày 0,2 – 0,7 cm, thường gọi là “đồng phát” (ống hậu phác). Đầu vỏ khô gần phần rễ loe ra như loa kèn, dài từ 13 – 25 cm, dày 0,3 – 0,8 cm, thường gọi là “hoa đồng phác”. Mặt ngoài màu nâu xám, thô, đôi khi dạng vảy dễ bóc ra, có lỗ vỏ hình bầu dục và có vân nhăn dọc rõ. Cạo bỏ vỏ thô hiện ra màu nâu vàng; mặt trong màu nâu tía hoặc nâu tía thẫm, tương đối trơn, có sọc dọc nhỏ, cạo ra có vết dầu rõ. Chất cứng khó bẽ gãy. Mặt gẫy sần sùi, lấm tấm hạt, tầng ngoài màu nâu xám, tầng trong màu nâu tía hoặc nâu, có chất dầu, đôi khi có đốam sáng nhỏ. Mùi thơm, vị cay hơi đắng.Vỏ rễ (căn phác): Dạng ống đơn hoặc phiến lát không đều, có khi cong queo giống như ruột gà gọi là kê trường phác. Chất cứng, dễ bẻ gãy, mặt gẫy có xơ.Vỏ cành (chi phác); dạng ống đơn, dài 10 – 20 cm, dày 0,1 – 0,2 cm. Chất giòn, dễ bẻ gãy, mặt gẫy có xơ.Vi phẫuLớp bần có trên 10 hàng tế bào, có khi thấy tầng vỏ bong ra. Phía ngoài vỏ có vòng tế bào mô cứng và phía trong rải rác nhiều tế bào chứa dầu và nhóm tế bào mô cứng. Tia libe có 1 – 3 hàng tế bào rộng, phần nhiều sợi xếp thành bó tập trung ở vùng trụ bì; rải rác có các tế bào chứa dầu.BộtMàu nâu, có nhiều sợi, đường kính 15 – 32 mm, vách rất dày, đôi khi có hình lượn sóng hoặc hình răng cưa ở một cạnh, hóa gỗ, ống lỗ không rõ. Tế bào mô cứng hình vuông, hình bầu dục, hình trứng, hoặc dạng phân nhánh không đều, đường kính từ 11 – 65 mm, đôi khi có vân sọc rõ. Tế bào dầu hình bầu dục hoặc hơi tròn, đường kính 50 – 85 mm, chứa chất dầu màu nâu vàng. Mãnh bần gồm những tế bào hình chữ nhật có vách dày, màu vàng nâu.Định tínhPhương pháp sắc ký lớp mỏng.Bản mỏng: Silica gel GDung môi khai triển: Cyclohexan – ethylacetat – aceton (9 : 1 : 0,5)Dung dịch thử: Lắc 0,5 g bột dược liệu với 5 ml methanol (TT) trong 30 phút, lọc, lấy dịch lọc làm dung dịch thử.Dung dịch đối chiếu: Pha dung dịch magnolol và honokiol 0,1% trong methanol (TT). Nếu không có các chất đối chiếu, dùng 0,5 g bột vỏ Hậu phác (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 ml dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai, để khô bản mỏng trong không khí ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch acid sulfuric 10% trong ethanol (TT). Sấy bản mỏng ở 100 oC trong 10 phút. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.Độ ẩmKhông quá 15%.Tạp chất Tỉ lệ vỏ chiết: Không quá 2%.Tạp chất khác: Không quá 1%.Tro toàn phần Không quá 6,0%.Chất chiết được trong dược liệuKhông dưới 14,0%, tính theo dược liệu khô kiệt.Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh. Dùng ethanol 96% (TT) làm dung môi.Chế biến Thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 6, bóc lấy vỏ rễ, vỏ thân, vỏ cành. Vỏ rễ và vỏ cành phơi âm can. Vỏ thân trần qua nước sôi vớt ra, chất đống để nơi ẩm cho đến khi bề mặt lõi có màu nâu tía hay nâu thẫm, đổ mềm, cuộn thành ống phơi khô.Bào chếHậu phác phiến: Cạo sạch vỏ, rửa sạch, ủ mềm, thái lát, phơi khô.Tiêu chuẩn của Hậu phác phiến cong, gẫy có sợi bề mặt ngoài có màu nâu đỏ thẫm.Khương Hậu phác (chế gừng): Gừng tươi nghiền nát, ép, vắt lấy nước cốt gừng. Thêm 1 lượng nhỏ nước vào bã gừng, ép lấy nước gừng lần nữa.Trộn đều nước gừng. Tẩm nước gừng với Hậu phác phiến cho thấm hết nước gừng,GỪNG-Zingiber officinale

sao nhỏ lửa đến khô, phiến Hậu phác cong, vết nứt có sợi và màu nâu tía. Dùng 10 kg Gừng tươi hoặc 3 g Gừng khô cho 100 kg Hậu phác.Bảo quảnTrong bao bì kín để nơi khô ráo, tránh mất mùi thơm.Tính vị, qui kinhKhổ, tân, ôn. Quy vào kinh tỳ, vị, phế, đại tràng.Công năng, chủ trịÔn trung hạ khí, táo thấp tiêu đờm. Chủ trị: Thượng vị đầy trướng, nôn mửa, tiết tả, thực tích, ho, suyễn.Cách dùng, liều lượngNgày dùng 3 – 9 g, phối hợp trong các bài thuốc.Kiêng kỵTỳ vị hư yếu, nguyên khí kém, phụ nữ có thai thận trọng khi dùng.

https://hoibacsy.vn|PHƯƠNG PHÁP PHỔ HỌC

Chia sẻ 0/50 ratings

Có thể bạn quan tâm

  • Trạng thái thiên nhiên và vai trò của tinh dầu đối với cây
  • Khái niệm về quả, các phần của quả
  • Định nghĩa, phân loại mô nâng đỡ
  • CẦM MỘC-CÔNG DỤNG CÁCH DÙNG-CÂY THUỐC NAM
  • CÁCH CỎ-CÔNG DỤNG CÁCH DÙNG-CÂY THUỐC NAM
  • CA CAO-Theobroma cacao L. Họ Trôm – Sterculiaceae.
  • BẠC HÀ Herba Menthae
  • CÁP MỘC HÌNH SAO-CÔNG DỤNG CÁCH DÙNG-CÂY THUỐC NAM
  • CÂY BẦU ĐẤT HOA VÀNG
  • Bào chế THẠCH HỘC Dendroblum sp
Bình luận đóng

Bài viết

  • Đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết dengue
  • Biếng ăn sau cắt ruột thừa: câu hỏi y học
  • SÂM ĐẠI HÀNH (Thân hành)-Eleutherine subaphylla
  • Tác dụng của Khoai tây trong chữa bệnh
  • Phác đồ điều trị Thoái hoá khớp gối
  • BẢY LÁ MỘT HOA
  • TAM THẤT
  • Trị liệu miễn dịch ung thư bằng chuyển gen đích bởi các tế bào tua

Từ khóa » Hậu Phác Dược điển