Hậu Quả Của Tình Trạng ô Nhiễm Nguồn Nước Ngọt, Biển Và đại Dương
Có thể bạn quan tâm
Ô nhiễm nguồn nước ngọt biển và đại dương là một trong những mối lo ngại hàng đầu của các quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá. Con người chưa mường tượng được những điều nguy hại mà nguồn nước ô nhiễm mang lại cho cuộc sống. Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Sakura để hiểu rõ hơn về hậu quả nguồn nước ô nhiễm và thực trạng hiện nay của nguồn nước nhé.
Tìm hiểu về các nguồn nước trong tự nhiên
Tìm hiểu về các nguồn nước trong tự nhiên
Nguồn nước rất quan trọng đối với con người và sinh vật. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, không ngày nào là con người không cần đến nước. Ước tính có khoảng 250 lít nước được sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày, 1.500 lít được sử dụng cho công nghiệp và 2.000 lít được sử dụng cho nông nghiệp.
Nước là thực thể tồn tại ở dạng lỏng, có trong ao, hồ, sông ngòi,..dạng khí bay hơi, dạng băng, dạng đá,...
Nước trong tự nhiên bao gồm nước mưa, nước suối, nước ngầm,.... được sinh ra trong tự nhiên và trong lòng đất. Nước chiếm vai trò quan trọng, quyết định đến sự sống trên trái đất.
Vậy các nguồn nước trong tự nhiên bị ô nhiễm sẽ gây ra hậu quả gì và thực trạng của nguồn nước hiện nay như thế nào? Câu trả lời chi tiết sẽ được giải đáp rõ ràng ngay dưới đây, đừng vội rời đi nhé!
Ô nhiễm nguồn nước ngọt biển và đại dương gây ra hậu quả gì?
Ô nhiễm nguồn nước biển ngọt và đại dương đang ngày càng trở thành vấn đề “nóng", được các nhà chức trách quan tâm sát sao trong một vài năm trở lại đây. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước không chỉ ảnh hưởng đến bản thân nguồn nước mà nguy hại hơn, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người. Không gì phá hủy sức khỏe con người nhanh bằng nguồn nước nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Phá huỷ nguồn nước ngầm
Ô nhiễm nguồn nước ngầm không còn xa lạ ở Việt Nam, với tình trạng xả thải bừa bãi, của con người cùng với sự tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng này đang ngày một nghiêm trọng hơn.
Ô nhiễm nước ngầm là tình trạng các chất ô nhiễm được thải ra ngoài ngấm vào đất và các hồ chứa ngầm, đường dẫn ngầm bên dưới, hoà lẫn vào nguồn nước và con người lại bơm nguồn nước ấy lên sử dụng trực tiếp cho cơ thể.
Hầu hết nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước ngầm đều do hoạt động của con người.
Ô nhiễm nguồn nước ngầm đến từ chất thải sinh hoạt (nước thải và rác thải), chất thải công nghiệp đến từ các nhà máy, xí nghiệp, hoá chất bảo vệ thực vật,....
Nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nghiêm trọng sẽ gây hại tới sức khỏe khi sử dụng.
- Gây ra các loại bệnh về da như dị ứng, mẩn ngứa, nổi nhọt
- Gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm gan, viêm đường ruột cấp tính, ngộ độc, ung thư
- Gây ra mùi khó chịu trong quá trình sử dụng
Tình trạng ô nhiễm biển
Ô nhiễm nguồn nước ngọt biển và đại dương gây hậu quả gì?
Trong thời gian gần đây, có rất nhiều hoạt động như “ Thu gom rác thải ven biển, làm xanh miền biển, dọn sạch bãi rác ngầm dưới biển" được tổ chức bởi những cá nhân có tiếng nói, nhằm kêu gọi mọi người cùng chung tay giữ gìn vệ sinh bãi biển.
Hầu hết con người lầm tưởng rằng chỉ nguồn nước ngầm mới ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, còn các nguồn nước khác đều không liên quan, do vậy không có trách nhiệm phải bảo vệ.
Biển là môi trường sinh sống của muôn vàn loài sinh vật, động vật biển, là nơi cung cấp muối - nhu yếu phẩm cần thiết cũng như các loại thuỷ, hải sản phục vụ nhu cầu sinh sống và đem lại nguồn lợi kinh tế to lớn.
Tại một địa phương ven biển, ngành kinh tế chính của họ là đánh bắt thuỷ, hải sản. Đây được coi là kế sinh nhai qua ngày cho đại bộ phận bà con sinh sống tại đây. Do vậy, giữ gìn và bảo vệ nguồn nước biển cũng là cách giữ gìn nguồn sống của chính chúng ta.
Ô nhiễm nguồn nước biển gây ra hậu quả rất nghiêm trọng bởi độ bao phủ rộng lớn của nó.
Nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước biển một phần đến từ tự nhiên, phần lớn đến từ con người. Thiên nhiên không tự sinh ra và cũng không tự mình phá huỷ.
- Trong quá trình khai thác, đánh bắt thuỷ, hải sản, con người vẫn dùng thuốc nổ và kích điện để đánh bắt nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, vô hình chung gây ra tình trạng ô nhiễm và tổn thương hệ sinh thái tự nhiên của vùng biển. Mà những thứ thuộc về tự nhiên thì mất rất nhiều thời gian để phục hồi. Trong quá trình khai thác du lịch, con người xả rác thải bừa bãi ra bên ngoài. Đối với hoạt động này, nhà nước đã đưa ra mức xử phạt và khung hình phạt để ngăn chặn tình trạng này, nhưng vấn đề vẫn chưa thực sự được giải quyết.
- Sự cố chìm tàu hay tràn dầu trong quá trình vận tải biển, hoặc sự cố vỡ ống dẫn nước cũng là nguyên nhân khiến xảy ra tình trạng ô nhiễm nước biển.
Tình trạng ô nhiễm nước biển lâu dài khiến các loài sinh vật biển chết hàng loạt, điển hình là sự kiện cá chết trắng tràn vào bờ ở bãi biển Nha Trang khiến người dân không khỏi xót xa. Ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và cuộc sống người dân vùng ven biển. Sâu xa hơn là ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, gây ra các bệnh mãn tính, khó chữa.
Do vậy, ô nhiễm nguồn nước biển thực sự là vấn đề đáng lo ngại và cần được xem xét một cách kỹ lưỡng bởi các chuyên gia có kinh nghiệm để đưa ra được giải pháp hợp lý nhất.
Ô nhiễm nước ngọt
Nước dùng có màu, mùi lạ, nước đọng cặn bẩn bên dưới và gây ngứa ngáy khi sử dụng. Tình trạng ô nhiễm nước xảy ra thường xuyên trong đời sống sinh hoạt của người dân bởi theo ước tính, mỗi ngày con người thải vào nguồn nước khoảng 2 tỷ tấn rác các loại.
Con người hàng ngày sử dụng nguồn nước trực tiếp mà ít quan tâm đến độ sạch, độ an toàn của nước. Vấn đề nước dùng chưa được con người thực sự quan tâm cho đến khi sức khoẻ lên tiếng.
Ô nhiễm nước ngọt đến từ nhiều nguồn khác nhau:
- Quá trình đô thị hoá, dân số tăng nhanh: Đi kèm với tốc độ đô thị hoá là tốc độ gia tăng dân số nhanh chóng. Mọi hoạt động phát triển nằm trong quá trình đô thị hoá đều liên quan đến nguồn nước. Con người tăng lên kéo theo một loạt các hoạt động ăn uống, đi lại, sinh hoạt, sản xuất công nghiệp đi kèm, tình trạng ô nhiễm xảy ra là điều dễ hiểu.
- Rác thải trong sinh hoạt: Trong quá trình sinh hoạt, con người thải ra vô vàn các loại rác thải không được phân loại là tác nhân gây ra vấn đề ô nhiễm.
- Rác thải từ y tế: Chúng ta hãy thử tưởng tượng với một lượng lớn bệnh nhân mà các cơ sở y tế tiếp nhận hàng ngày, nếu không có biện pháp xử lý rác thải dụng cụ, thiết bị y tế thì quả là mối nguy lớn với môi trường.
- Sản xuất công nghiệp: Xử lý nước thải công nghiệp sau sản xuất luôn là nỗi mối lo hàng đầu của các doanh nghiệp. Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải phức tạp và tốn kém khiến nhiều cơ sở bỏ cuộc, quyết định xả chui ra môi trường, ao, hồ, sông, suối.
Có rất ít các doanh nghiệp chú trọng cân bằng giữa môi trường và lợi ích kinh tế khiến tình trạng ô nhiễm nước ngày một trầm trọng.
Xem thêm: 7 nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước và cách khắc phục
Nguồn nước sạch đang bị cạn kiệt
Ô nhiễm nguồn nước khiến nguôn nước sạch đang bị cạn kiệt
Nước, chiếm khoảng 99% trọng lượng sinh vật sống trong đó và 44% trọng lượng cơ thể con người. Theo Tổng cục Môi trường (2009), để sản xuất một tấn giấy cần 250 tấn nước, một tấn phân nitrat cần 600 tấn nước và lượng nước cần để sản xuất một tấn bột gạo là 1000 tấn nước.
Không chỉ riêng Việt Nam, mà nhiều nước trên thế giới cũng đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước nghiêm trọng đến nỗi các quốc gia đã phải liên minh cùng nhau tổ chức các cuộc giải cứu “cơn khát nước toàn cầu".
Nhận thức được sự thiếu hụt trầm trọng cùng tầm quan trọng của nguồn nước sạch, trong 17 Mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Nam theo đuổi đến năm 2030, có riêng một mục dành cho tài nguyên nước.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm nước nhưng chủ yếu vẫn do sự gia tăng dân số cùng các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra hàng ngày. Thêm một nguyên nhân khác đến từ tác động của biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu làm giảm tài nguyên nước. Mùa mưa - khô đến thất thường, có những khoảng thời gian nắng kéo dài, có những khoảng thời gian lại mưa liên tiếp gây lũ lụt nặng nề nhất là khu vực miền Trung, khiến nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Thêm vào đó, với nhu cầu sử dụng ngày một tăng lên tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng dân số, lượng nước ngầm cũng đang ngày một bị khai thác quá đà, không kịp với khả năng phục hồi tự nhiên.
Bên cạnh việc khan hiếm nguồn nước thì vấn đề ô nhiễm nước cũng rất đáng lo ngại, trong khi mỗi ngày, lượng rác thải của con người ngày một tăng, số lượng các khu công nghiệp cũng tăng lên, con người lại phải đối mặt thêm với thách thức về ô nhiễm nguồn nước.
Con người sẽ có nguy cơ mắc phải các bệnh ngoài da, bệnh viêm nhiễm, ung thư nếu sử dụng nguồn nước có sẵn hàng ngày mà không thông qua hệ thống lọc nước nào.
Công cuộc tìm kiếm nước sạch là một hành trình đầy gian nan mà con người phải theo đuổi bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và tương lai của các thành viên trong gia đình. Ô nhiễm nguồn nước ngọt biển và đại dương cần được can thiệp và xử lý, đó cũng là cách để bảo vệ và giữ gìn nguồn tài nguyên quý giá, sự sống và phát triển của tất cả mọi người.
Truy cập Sakura để đọc thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé !
Từ khóa » Nguồn Nước Ngọt ô Nhiễm Gây Ra Hậu Quả Là
-
Hậu Quả ô Nhiễm Nguồn Nước Có ảnh Hưởng đến Cuộc ... - VietChem
-
Ô Nhiễm Môi Trường Nước Là Gì? Hậu Quả, Biện Pháp Khắc Phục ở VN
-
Hậu Quả Của ô Nhiễm Môi Trường Nước - Xử Lý Chất Thải
-
Tác Hại Của Nguồn Nước ô Nhiễm - TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
-
HẬU QUẢ Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUỘC ...
-
10 Hậu Quả Của ô Nhiễm Môi Trường Nước Bạn Có Biết | Sohava
-
Ô Nhiễm Môi Trường Nước Là Gì? Hậu Quả Của ô Nhiễm Nước
-
Thực Trạng Và Hậu Quả ô Nhiễm Nguồn Nước Hiện Nay
-
Ô Nhiễm Môi Trường Nước Là Gì? Nguyên Nhân, Hậu Quả, Cách Khắc ...
-
Môi Trường Nước Ngọt Là Gì? Thực Trạng Ô Nhiễm Đáng Buồn Và ...
-
Hậu Quả Của Ô Nhiễm Môi Trường Nước Tại Việt Nam
-
Ô Nhiễm Nguồn Nước Môi Trường Nước Là Gì? Nguyên Nhân Hậu Quả
-
Thực Trạng ô Nhiễm Môi Trường Nước ở Việt Nam Hiện Nay - Eco248