Hậu Quả Của Việc Khai Báo Sai Khối Lượng Container VGM - Mr Hà Lê

Hậu Quả Của Việc Khai Báo Sai Khối Lượng Container VGM

Việc khai báo sai khối lượng Container hàng là một vấn đề… đã tồn tại và tiếp diễn trong một khoảng thời gian dài từ trước đến giờ và đã gây ra rất nhiều thiệt hại cho các Hãng tàu, bến Cảng.

Khối lượng của container hàng ảnh có hưởng đến rất nhiều yếu tố trong quá trình xếp dỡ Container hàng lên và xuống tàu ở Cảng & cầu tàu. Trên hết trong những yếu tố đó là sự sống, tính mạng của những người công nhân làm các nhiệm vụ liên quan ở cầu tàu và boong tàu.

Học xuất nhập khẩu cùng Mr Hà Lê 

khai-bao-vgm

Trên boong tàu, những Container được ghi chú “Heavy Container” (thông tin này hãng tàu ghi nhận & nhập liệu vào hệ thống từ những khai báo của Chủ hàng khi lấy Booking) là những Container đóng hàng nặng sẽ được xếp dưới hoặc trên boong tàu, dàn trải sang 2 bên mạn tàu, lần lượt sau đó đến những container nhẹ hơn được xếp bên trên những Container này mục đích là để duy trì sự ổn định & cân bằng cho cả con tàu – Yếu tố quyết định trong quá trình chất xếp hàng lên tàu.

Ví dụ, một doanh nghiệp xuất khẩu lô hàng 08 x 20’DC bột đá đi Chittagong (mặt hàng này lợi nhuận biên rất thấp, Shipper trong ngành hàng này thường bán hàng với số lượng lớn và đóng nặng để có được lợi nhuận & tiết kiệm chi phí thông qua quy mô) khai thông tin khối lượng hàng mỗi container khi lấy Booking tối đa 17 Tấn/Container nhưng thực tế đóng 27T/ cont 20’DC .

ship-arrange

Người lên kế hoạch xếp hàng lên tàu sẽ dựa vào các thông tin trên để phân loại Container, anh ta sẽ xếp những container được khai là 17T (thực tế là 27T) lên trên những Container có khối lượng thực tế là 20T. Bạn hãy thử tưởng tượng, không chỉ có riêng tình huống này chủ hàng khai sai có chủ đích thông tin về khối lượng Container hàng mà hầu hết các lô hàng của các chủ hàng khác cũng khai sai lệch khối lượng Container hàng (khai ít đi so với khối lượng thực tế).

Do đó, Người chịu trách nhiệm sắp xếp các Container hàng trên con tàu Container sẽ phải đối mặt với bài toán rất khó nếu chỉ dựa vào thông tin cung cấp trên Booking của các chủ hàng. Mặc dù các hãng tàu cũng đã áp dụng nhiều biện pháp kết hợp cùng với các cơ quan ban ngành để giám sát tải trọng của Container hàng từ ngay lúc đóng hàng cũng như áp các phí Overweight Surcharges (ví dụ ZIM, cước cho cont hàng > 17.5T/ 20’DC = Cước cho cont hàng < 17.5T/ 20’DC + $50/Cont).

Thực tế, có nhiều trường hợp bạn có thể thấy các hãng tàu đưa ra lý do “Để đảm bảo sự ổn định & cân bằng cho cả hệ thống, chúng tôi phải để hàng của bạn rớt tàu – short ship” hoặc các Container quá tải phải bị “san tải” ngay tại cảng xếp hàng trước khi được đưa lên tàu. Việc này làm phát sinh chi phí cũng như thời gian xử lý phát sinh có thể gây chậm trễ trong việc giao hàng, ảnh hưởng đến uy tín cho chính chủ hàng. Việc khai báo sai thông tin khối lượng Container hàng là một trong những lý do chính dẫn đến các tình huống trên.

Mặc dù các hãng tàu đã rất tích cực gửi Email cũng như đưa ra rất nhiều thông báo cho chủ hàng như việc thu thêm Phí đóng hàng nặng (Over Weight Surcharge), thu phí xử lý vi phạm cho việc khai sai thông tin Container hàng (Misdeclaration penaties)… tuy nhiên những trường hợp này vẫn tiếp diễn. Như đã đề cập, việc này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhưng người công nhân làm việc trên boong & cầu tàu. Rất nhiều vụ tai nạn đã xảy ra, như vụ việc với tàu chở hàng Deneb tại cảng Algeciras (Tây Ban Nha) đã bị lật úp trong khi đang được xếp hàng lên boong.

khai-bao-sai-trong-luong-container

Sau khi dọn dẹp đống đổ vỡ và kiểm tra hiện trường, các cơ quan chức năng đã phát hiện ra nguyên nhân xảy ra trong quá trình xếp hàng lên boong tàu. Trong số 168 container đã xếp lên tàu thời điểm đó, 16 container được phát hiện có khối lượng thực tế vượt quá xa so với thông tin khai báo. Cụ thể, tổng khối lượng được khai báo của 16 container đó là 93 Tấn, trong khi khối lượng thực tế là 371 tấn, vượt quá 4 lần so với thông tin được khai báo.

2 đội công nhân và người đội trưởng bị thương, rất may không ảnh hưởng đến tính mạng.

khai-bao-sai-vgm

Từ 01/07/2016 IMO đã ban hành công ước SOLAS. Theo đó, các hãng tàu yêu cầu chủ hàng Shipper cần khai báo trọng lượng container – VGM cho lô hàng trước khi lên tàu.

Nguyên tắc đảm bảo trọng lượng hàng không được vượt quá trọng lượng cho phép trên vỏ container (Max GW) và yêu cầu giới hạn của Lines.

Vụ việc cũng mới xảy ra gần đây khi tàu VIETSUN INTEGRITY bị chìm trên sông Lòng Tàu cũng là một ví dụ, mà trong nhiều nguyên nhân có nguyên nhân từ việc kiểm soát tải trọng container không chính xác.

chim-tau-vietsun

Vậy, chúng ta nên gia tăng nhận thức về hậu quả của việc khai báo sai trọng lượng container.

Chúng ta hãy ý thức rõ ràng về việc khai báo đúng khối lượng hàng hóa đóng trong Container ngay từ bây giờ các bạn nhé!

Học xuất nhập khẩu cùng Mr Hà Lê 

***********************

Hoàn toàn tự tin với kiến thức, kỹ năng thực tế từ những khóa học Xuất nhập khẩu, khóa học Logistics của Trung tâm Xuất nhập khẩu Hà Lê:

  • Khóa học nghiệp vụ Xuất nhập khẩu – Logistics
  • Khóa học Logistics
  • Khóa học khai báo hải quan ECUS/VNACCS
  • Khóa học Tiếng Anh Xuất nhập khẩu – Logistics
  • Khóa học Xuất nhập khẩu chuyên sâu
  • Khóa học Sales xuất khẩu

Trung tâm Xuất nhập khẩu – Logistics Hà Lê

Tầng 2 tòa nhà Florence số 28 Trần Hữu Dực, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0985774289

Từ khóa » Chênh Lệch Vgm