Hậu Quả đáng Sợ Khi Bị Dị ứng Cây Thường Xuân độc - Ngôi Sao
Có thể bạn quan tâm
Cây thường xuân độc (poison ivy) mọc nhiều ở Bắc Mỹ, Canada và Mexico. Ở một số nước châu Á như Nhật Bản, Đài Loan, Nga, Trung Quốc cũng xuất hiện loài cây này. Nếu là người biết rõ về loại cây này, người ta sẽ không trồng thường xuân độc trong nhà. Tuy nhiên, loài cây này có thể mọc ở bất cứ đâu, trong rừng, đồng cỏ hoang, bên vệ đường, dọc bờ sông, trong công viên, trong vườn nhà dưới dạng dây leo quấn quanh các cây to...
Ở Việt Nam tuy chưa ghi nhận trường hợp nào bị dị ứng nặng do thường xuân độc gây ra, nhưng vào thời điểm du lịch nước ngoài rầm rộ như hiện nay, tốt nhất bạn nên trang bị cho mình những kiến thức để phòng ngừa và chữa trị khi bị nhiễm độc.
Thường xuân độc có dạng 3 lá chụm lại. (Ảnh minh họa)
Trong nhựa của cây và lá thường xuân độc có một hợp chất gọi là urushiol, gây dị ứng. Những vết ngứa không lây lan và thường lặn trong khoảng từ 1-3 tuần. Phần lớn các trường hợp, bạn có thể tự chữa trị tại nhà. Tuy nhiên, không thể bỏ qua 1 vài trường hợp cá biệt bị dị ứng cực kì nặng, gây hoại tử chi.
Lá cây thường xuân độc có dạng 3 lá chụm lại, dù kích cỡ và hình dáng có khác nhau tùy theo loài, môi trường sống và mùa trong năm. Cây có hoa màu vàng hoặc xanh, quả mọng màu trắng hoặc vàng - xanh tùy mùa.
Quả thường xuân độc. (Ảnh minh họa)
9 phương pháp dân gian trị dị ứng do dính nhựa cây thường xuân
1. Dưa chuột
Đây là cách đơn giản nhất để trị ngứa do nhựa loại cây này gây ra. Bạn thái dưa chuột thành lát mỏng và đắp lên vùng bị ngứa, hoặc bạn có thể nghiền nhuyễn dưa chuột thành dạng bột rồi đắp lên vết ngứa.
2. Vỏ chuối
Bạn chà mặt trong của vỏ chuối lên vùng da bị ảnh hưởng để giảm cảm giác ngứa.
3. Giấm táo
Bạn nhúng một mảnh túi giấy vào giấm táo, sau đó đặt giấy lên vùng da ngứa để hút độc.
4. Baking soda
Để đối phó với những mụn phồng rộp do dị ứng, bạn hòa 3 thìa cà phê baking soda với 1 thìa cà phê nước. Trộn đều hỗn hợp rồi đắp lên vùng bị ngứa. Khi hỗn hợp khô, baking soda sẽ tróc ra. Nếu mụn đang bể ra, bạn hòa 2 thìa cà phê baking soda với 1 lít nước, sau đó dùng gạc vô trùng thấm nước này và băng vết thương trong 10 phút. Làm 4 lần mỗi ngày. Không áp dụng cách này nếu vết thương gần mắt.
5. Bột yến mạch
Bạn cho khoảng 90g bột yến mạch vào máy xay nhuyễn thành bột mịn. Sau đó đỗ yến mạch vào một mảnh vải mùng, cột lại. Bạn quấn chặt túi yến mạch này dưới vòi nước. Mở nước ở chế độ ấm, ngâm vết thương hoặc tắm trong nước khoảng 30 phút. Cảm giác ngứa ngáy sẽ giảm bớt. Hoặc bạn có thể đắp túi yến mạch thấm nước trực tiếp lên vết thương cũng được.
6. Lô hội
Lô hội sẽ khiến cảm giác nóng rát biến mất. Bạn thoa gel lô hội trực tiếp lên vết ngứa.
7. Cồn
Bạn thoa cồn lên vết thương ngay khi quẹt phải nhựa thường xuân để ngăn chất độc ngấm vào da.
8. Chanh
Bạn thoa nước cốt chanh lên vết thương ngay khi tương tác với thứ lá thường xuân gây ngứa.
9. Nước
Nếu trong tay không có những thứ nêu trên, bạn có thể xả nước lạnh vào vết thương. Rửa vết thương bằng xà phòng nếu có thể. Hoặc bạn có thể đắp đá lạnh lên vết thương.
>> Người phụ nữ bị dị ứng son đáng sợ
Xem thêm
- Mua phải kem bôi mặt rởm, cô gái phải chịu hậu quả nặng nề
- Người phụ nữ môi sưng phồng đáng sợ vì dị ứng son
- Những sai lầm khi trang điểm khiến da xấu đi
- Điểm danh những bệnh đe dọa sức khỏe khi thời tiết giao mùa
Từ khóa » Cây Thường Xuân độc
-
Những điều Cần Biết Về Cây Thường Xuân Và Những Loại Cây Tương Tự
-
Bài Viết-Tìm Hiểu Tất Cả Về Cây Thường Xuân độc - CloudHospital
-
Cách để Nhận Diện Cây Thường Xuân độc - WikiHow
-
Cây Thường Xuân Là Cây Gì? Đặc điểm Và ý Nghĩa Phong Thủy
-
Poison Ivy (Toxicodendron Radicans) - Jardineria On
-
Dị ứng Với Cây Thường Xuân độc, Sồi độc Và Sumac độc
-
Những điều Cơ Bản Cần Biết Về Cây Thường Xuân độc, Cây Sồi ...
-
Cây Thường Xuân - Đặc điểm, ý Nghĩa Phong Thủy, Cách Trồng Và ...
-
Cây Thường Xuân độc - Wiki Harry Potter
-
Cây Thường Xuân Là Cây Gì? Cách Trồng, Chăm Sóc Và ý Nghĩa
-
Cây Thường Xuân độc - Wikimedia Tiếng Việt
-
Cây Thường Xuân: Ý Nghĩa Và Công Dụng Trong Phong Thủy - CafeLand
-
Bệnh Viêm Da Do Cây Thường Xuân