Hậu Quả Phá Rừng đầu Nguồn - Báo Thanh Tra
Có thể bạn quan tâm
Người dân vùng hạ huyện Hương Sơn và các huyện vùng dưới lo lắng khi lá chắn vùng biên trong mùa lũ đã bị xâm hại tàn khốc. Những cánh rừng thuộc tiểu khu 2, 12, 21 và 22 thuộc địa phận xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn bị lâm tặc ngang nhiên tàn phá chỉ còn trơ lại những gốc cây to có đường kính từ 20 - 80cm. Bên cạnh đó, hàng chục cây rừng loại nhỏ khác cũng bị đổ gãy, nhựa chảy quanh thân. Đến nay, lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh đã thu giữ hơn 300m3 gỗ thuộc các nhóm từ 2 - 6; số gỗ này được lâm tặc tập kết khắp nơi và đang chuẩn bị vận chuyển ra khỏi rừng. Những cánh rừng xanh bạt ngàn giờ chỉ còn trơ lại gốc cây to bị đốn, lộ rõ những khoảng trống mênh mông trong rừng đầu nguồn. Cơ quan chức năng chưa thống kê diện tích bị lâm tặc chặt phá, tuy nhiên nhìn số gỗ thu lại cũng cho thấy rừng ở đây bị triệt hạ với quy mô rất lớn và diễn ra từ lâu. Rừng bị tàn phá đã làm thay đổi hệ sinh thái ở đây bởi những cây gỗ to lớn che chở và bảo vệ cho cây nhỏ và thảm thực vật ở phía dưới. Hơn thế nữa, rừng sẽ giữ nước, chống được xói lở và rửa trôi đất khi mùa mưa lũ tới. Năm 2010 và những năm trước, nhân dân huyện Hương Sơn, đặc biệt là các xã gần sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu phải gánh chịu thiệt hại to lớn về người và của. Hàng chục ngôi nhà và diện tích đất lúa, hoa màu bị nước cuốn trôi do lũ về. Các xã vùng cao như Sơn Kim I, Sơn Kim II, Đại Kim, Sơn Hồng, Tây Sơn phải chịu những trận lũ quét, lũ ống. Hệ thống đường giao thông liên huyện, liên xã, đặc biệt là quốc lộ 8A đi Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo bị sạt ta luy và xói lở nghiêm trọng. Giờ đây, những cánh rừng đầu nguồn bạt ngàn thuộc xã Sơn Hồng là lá chắn, ngăn cản sự hung hăng của thủy thần đã bị xâm hại. Nguy cơ lũ quét, lũ ống sẽ xảy ra sớm và mức thiệt hại sẽ khôn lường. Rừng đầu nguồn Hương Sơn là hệ sinh thái đa dạng của dãy Trường Sơn hùng vĩ, bảo đảm điều tiết nước cho vùng hạ lưu và bảo vệ thảm thực vật, giữ lại sự đa dạng sinh thái nơi đây không còn nữa. Rừng ở xã Sơn Hồng bị chặt phá đã âm ỷ từ lâu, nhưng vụ việc chỉ được phanh phui vào tháng 3 này. Ông Lê Đình Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh khẳng định: Để xảy ra vụ phá rừng nghiêm trọng trước hết do đơn vị chủ rừng là Cty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn và chính quyền địa phương không nắm rõ tình hình để báo cáo lên trên nhằm ngăn chặn kịp thời. Công an tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định khởi tố vụ án và tiến hành điều tra nguyên nhân vụ việc, xác định rõ đơn vị vi phạm, báo cáo UBND để xử lý. Rừng đầu nguồn Hương Sơn bị tàn phá, không những gây thiệt hại về tài nguyên rừng mà còn đáng báo động khi mùa mưa lũ sắp tới, hiện tượng lũ quét, sạt lở và lũ lụt sẽ đe dọa đến tính mạng và đời sống dân sinh trong vùng. Các cấp chính quyền Hà Tĩnh cần kiên quyết xử lý vụ việc và khẩn trương đưa ra những phương án phòng chống lũ lụt thiên tai bởi lá chắn phía Tây đã bị xâm hại.
Công Tường
Từ khóa » Hiện Tượng Chặt Phá Rừng đầu Nguồn Gây Ra Hậu Quả Nào
-
Những Hệ Lụy Từ Mất Rừng Ngày Càng Nghiêm Trọng
-
Việc Phá Rừng đầu Nguồn Sẽ Gây Những Hậu Quả Gì đối Với đời Sống ...
-
Việc Phá Rừng đầu Nguồn Sẽ Gây Những Hậu Quả Gì ...
-
Việc Phá Rừng đầu Nguồn Sẽ Gây Ra Những Hậu Quả Gì Về Môi Trường ...
-
Việc Phá Rừng đầu Nguồn Sẽ Gây Hậu Quả Gì đối Với đời Sống Và Môi ...
-
Hiện Tượng Chặt Phá Rừng đầu Nguồn Gây Ra Hậu Quả Nào
-
Phá Rừng – Wikipedia Tiếng Việt
-
PHÁ RỪNG ĐẦU NGUỒN - HẬU QUẢ - TÂN HUY HOÀNG
-
Hậu Quả Của Việc Phá Rừng đe Dọa Sự Sống Con Người
-
Hậu Quả Từ Việc Tàn Phá Rừng đầu Nguồn
-
Việc Phá Rừng đầu Nguồn Sẽ Gây Những Hậu Quả Gì đối Với đời Sống
-
Việc Phá Rừng đầu Nguồn Dẫn đến Hệ Quả Nào Sau đây Khí Hậu
-
Bài 20. Lớp Vỏ địa Lý. Quy Luật Thống Nhất Và Hoàn Chỉnh ... - Hoc24
-
Hậu Quả Của Việc Phá Rừng đến Môi Trường Sinh Thái