Hậu Quả Pháp Lý Của Miễn Trách Nhiệm Hình Sự - LUẬT SƯ GIỎI

 

Miễn trách nhiệm hình sự là một trong những chế định quan trọng của luật hình sự Việt Nam, miễn trách nhiệm hình sự (TNHS) thể hiện chính sách phân hóa TNHS và nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước ta đối với người phạm tội, đồng thời động viên, khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo, nhanh chóng hòa nhập cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội. luat su hinh su, luật sư đất đai, ̣luat sư

Theo Điều 29 BLHS năm 2015 thì có hai trường hợp người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, đó là đương nhiên được miễn và có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê ra các trường hợp đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với người phạm tội.

luat su hinh su, luật sư đất đai, ̣luat sư

1. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của miễn trách nhiệm hình sự

Ở nước ta, khái niệm miễn TNHS chưa được giải thích trong các văn bản pháp luật thực định. Trong khoa học luật hình sự Việt Nam và nước ngoài cũng còn nhiều quan điểm không thống nhất về nội dung và nội hàm khái niệm này (1). Chúng tôi cho rằng, dưới góc độ khoa học luật hình sự, miễn TNHS được hiểu là việc không buộc một người đáp ứng những điều kiện nhất định phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi do người đó đã thực hiện hành vi phạm tội, mà vẫn bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng và chống tội phạm, cũng như công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội. luat su hinh su, luật sư đất đai, ̣luat sư

Dưới góc độ pháp lý - xã hội, miễn TNHS có đặc điểm (2):

- Cũng như TNHS, miễn TNHS thể hiện sự phản ứng (lên án) đối với người có hành vi phạm tội từ phía Nhà nước và xã hội.

- Miễn TNHS phản ánh chính sách phân hóa tội phạm và người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam. Chính sách phân hóa này “cũng là một cách hiệu nghiệm của việc thực hiện tốt nguyên tắc không để lọt tội phạm và người phạm tội... việc quy định chế định miễn TNHS... chứng tỏ rằng, con đường cơ bản, hậu quả cơ bản của tội phạm là TNHS, hình phạt và chấp hành hình phạt, còn tha miễn chỉ là trường hợp cá biệt, cụ thể, khi hoàn cảnh cụ thể đòi hỏi...” (3). luat su hinh su, luật sư đất đai, ̣luat sư

- Miễn TNHS thể hiện nội dung nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự Việt Nam là “nghiêm trị kết hợp với khoan hồng”, “trừng trị kết hợp với giáo dục, thuyết phục, cải tạo”.

- Miễn TNHS có mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết với TNHS, nhiều nội dung về miễn TNHS được xuất phát từ TNHS. Ngoài ra, cũng như TNHS, miễn TNHS chỉ áp dụng đối với người mà hành vi của họ đã thỏa mãn các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự (BLHS), nhưng họ lại có những điều kiện nhất định để được miễn TNHS.

- Người được miễn TNHS không phải chịu các hậu quả pháp lý hình sự bất lợi của việc phạm tội, nhưng có thể phải chịu hậu quả bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế phi hình sự được quy định trong các ngành luật tương ứng khác. luat su hinh su, luật sư đất đai, ̣luat sư

Như vậy, không phải bất kỳ trường hợp nào một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm, bị xã hội lên án và đáng bị xử lý về hình sự đều phải chịu TNHS, mà có trường hợp xét thấy không cần phải áp dụng TNHS đối với người đó vẫn có thể đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, cũng như công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội và phù hợp với nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự, thì theo quy định của pháp luật, họ được miễn TNHS.

 

2. Trường hợp đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự

 

2.1. Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

Ví dụ:Trước đây ai tàng trữ, mua bán vàng, bạc, dù đó là vàng, bạc thuộc sở hữu của mình đều bị coi là hành vi phạm tội tàng trữ, mua bán hàng cấm. Từ khi Nhà nước có chủ trương cho phép tư nhân được kinh doanh vàng, bạc thì hành vi tàng trữ, mua bán vàng bạc không bị coi là hành vi phạm tội tàng trữ, mua bán hàng cấm nữa. Nếu người có hành vi mua bán vàng, bạc trước khi Nhà nước có chủ trương cho mua bán, nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà sau khi Nhà nước có chủ trương cho mua bán mới bị khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử thì tùy vào giai đoạn tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng quyết định miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho người phạm tội.

Ví dụ:Ai cũng biết việc mua bán ngoại tệ hiện nay trên thị trường tự do xảy ra như một điều hiển nhiên và không ít trường hợp mua bán ngoại tệ xảy ra rất nghiêm trọng, nhưng khi xử lý hành vi này, có không ít quan điểm cho rằng hành vi mua bán trái phép ngoại tệ không còn nguy hiểm nữa, trong khi đó Nhà nước vẫn nghiêm cấm hành vi mua bán ngoại tệ trái phép và nếu ai vi phạm vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. luat su hinh su, luật sư đất đai, ̣luat sư

 

2.2. Khi có quyết định đại xá.

 

Đại xá là việc miễn trách nhiệm hình sự đối với một loại tội phạm nhất định. Văn bản đại xá có hiệu lực đối với những hành vi phạm tội được nêu trong văn bản đó xảy ra trước khi ban hành văn bản đại xá thì được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu đã khởi tố, truy tô hoặc xét xử thì phải đình chỉ, nếu đã chấp hành xong hình phạt thì được coi là không có án tích.

luat su hinh su, luật sư đất đai, ̣luat sư

Theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì chỉ có Quốc hội mới có thẩm quyền quyết định đại xá. Thông thường quyết định đại xá được ban hành nhân dịp những sự kiện trọng đại nhất của đất nước, biểu hiện sự nhân đạo của Nhà nước ta đối với người phạm tội.

Ví dụ:Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực từ 0 giờ 00 ngày 01-01-2018 nhưng Nghị quyết số 41/2017/QH14 quy định, kể từ ngày Bộ luật Hình sự được công bố, không áp dụng hình phạt tử hình khi xét xử những người phạm những tội mà Bộ luật Hình sự đã bỏ hình phạt tử hình; đối với người đủ 75 tuổi trở lên, đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử; hình phạt tử hình đã tuyên đối với những người thuộc trường hợp nêu trên mà chưa thi hành, thì không thi hành nữa... Tuy Nghị quyết 41/2017/QH14 không phải là quyết định đại xá, nhưng nội dung của Nghị quyết thể hiện nội dung đại xá. luat su hinh su, luật sư đất đai, ̣luat sư

 

3. Hậu quả của việc áp dụng miễn trách nhiệm hình sự

 

Theo Từ điển Tiếng Việt, hậu quả là “kết quả không hay về sau” (4). Lẽ dĩ nhiên, không thể căn cứ vào Từ điển tiếng Việt để xây dựng thuật ngữ luật hình sự. Song, căn cứ vào các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành và thực tiễn áp dụng, dưới góc độ chung, hậu quả của việc áp dụng miễn TNHS được hiểu là kết quả bất lợi do pháp luật quy định (hoặc do việc miễn TNHS đưa lại) cho người có hành vi phạm tội khi đáp ứng những điều kiện nhất định.

 

Là một chế định của luật hình sự Việt Nam, hậu quả pháp lý trực tiếp của miễn TNHS là một vấn đề quan trọng mà thực tiễn vẫn áp dụng nhưng cần phải làm sáng tỏ trên bình diện khoa học luật hình sự. Xuất phát từ nội dung, cơ sở của TNHS, thì miễn TNHS chỉ áp dụng đối với người mà hành vi của họ đã thỏa mãn các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể trong Phần các tội phạm của BLHS, nhưng họ lại có những điều kiện nhất định để được miễn TNHS. Từ khái niệm hậu quả của miễn TNHS kết hợp với thực tiễn áp dụng cho thấy vấn đề này cần xem xét dưới hai góc độ sau:

 

2.1. Hậu quả pháp lý hình sự

 

Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp luật hình sự hiện hành có liên quan đến TNHS và miễn TNHS cho thấy, người được miễn TNHS không phải chịu các hậu quả pháp lý hình sự bất lợi của việc phạm tội như: họ (có thể) không bị truy cứu TNHS, không bị kết tội, không phải chịu hình phạt hoặc biện pháp cưỡng chế về hình sự khác và không bị coi là có án tích...

Ở đây là họ có thể không bị truy cứu TNHS... chứ không thể khẳng định một cách dứt khoát rằng, miễn TNHS đối với người phạm tội tức là miễn truy cứu TNHS... Bởi lẽ, theo các quy định của pháp luật Việt Nam, giả thiết rằng nếu ở giai đoạn truy tố hoặc xét xử, người phạm tội mới được Viện kiểm sát hoặc Tòa án áp dụng văn bản (hay bản án) đình chỉ vụ án và miễn TNHS, thì lúc này, việc truy cứu TNHS người đó đã được tiến hành và trải qua một giai đoạn trước đó (giai đoạn điều tra hoặc truy tố), cũng như Cơ quan Điều tra (hoặc Viện kiểm sát) đã đưa người này vào vòng tố tụng rồi.

 

Như vậy, căn cứ vào các quy định của pháp luật hình sự, người được miễn TNHS không phải chịu bất kỳ hậu quả gì dưới góc độ pháp lý hình sự. Tính cưỡng chế (trấn áp) về mặt hình sự của chế định miễn TNHS khi áp dụng đối với người phạm tội là không có.

văn phòng luật sư, công ty luật, luật sư bào chữa,

2.2. Hậu quả xã hội - pháp lý văn phòng luật sư, công ty luật, luật sư bào chữa,

 

Dưới góc độ pháp lý- xã hội nói chung, người được miễn TNHS phải gánh chịu hậu quả xã hội - pháp lý nhất định. Điều này được thể hiện trên các phương diện:

 

Về mặt xã hội: văn phòng luật sư, công ty luật, luật sư bào chữa,

Người được miễn TNHS bị Nhà nước, xã hội và công luận lên án hành vi phạm tội. Diễn biến, phân tích vụ việc, hành vi và quá trình điều tra họ, tùy thuộc vào các giai đoạn TTHS tương ứng (điều tra, truy tố hay xét xử) được dư luận quan tâm vì họ bị coi là người đã thực hiện hành vi phạm tội. Do bị xã hội lên án, người được miễn TNHS cũng coi như phải chịu sự tác động, ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần và danh dự của mình và ở một chừng mực nhất định, họ đã bị “hạ thấp vị thế” trước cơ quan, đơn vị, tổ chức và cộng đồng dân cư.

văn phòng luật sư, công ty luật, luật sư bào chữa,

Về mặt pháp lý:

văn phòng luật sư, công ty luật, luật sư bào chữa,

Nngười được miễn TNHS không được bồi thường thiệt hại theo quy định của Điều 27 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009. 

văn phòng luật sư, công ty luật, luật sư bào chữa,

Ngoài ra, thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành TTHS ở nước ta trong thời gian qua cho thấy, người được miễn TNHS vẫn có thể phải chịu các biện pháp cưỡng chế phi hình sự thuộc các ngành luật tương ứng, như: bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn (bắt, tạm giữ, tạm giam...) theo quy định của pháp luật TTHS; buộc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự; xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật hành chính; bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật lao động;... Những biện pháp này có thể được coi là biện pháp hỗ trợ nhằm giáo dục, cải tạo người phạm tội, cũng như thể hiện sự lên án hành vi phạm tội của họ, dù họ không phải chịu hậu quả pháp lý hình sự về hành vi của mình. Hơn nữa, điều đó cũng thể hiện nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam. Nghiên cứu ngẫu nhiên 24 vụ án được áp dụng miễn TNHS cho các bị can, bị cáo trong những năm gần đây ở nước ta cho thấy, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế phi hình sự thuộc các ngành luật tương ứng khác không có sự thống nhất, cụ thể là (5): 

văn phòng luật sư, công ty luật, luật sư bào chữa,

Đặc biệt, gần đây nhất, bị can V. (công tác ở một Bộ) đã được Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) đình chỉ điều tra và miễn TNHS (Quyết định đình chỉ ngày 28/3/2008) cũng không áp dụng biện pháp cưỡng chế phi hình sự nào khác6, nhưng sau đó, ngày 11/4/2008, VKSNDTC lại có văn bản gửi Bộ chủ quản đề nghị xử lý hành chính về hành vi thiếu trách nhiệm trong một vụ án. Ngày 25/4/2008, ông V. đã có văn bản gửi giải trình và kiến nghị một số vấn đề về tố tụng và xử lý đối với ông. Theo đó, ông V. cho rằng việc VKSNDTC miễn TNHS đối với ông về tội thiếu trách nhiệm nhưng lại kiến nghị Bộ chủ quản xử lý hành chính đối với ông cùng về hành vi này là trái với quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính...

văn phòng luật sư, công ty luật, luật sư bào chữa,

Dưới góc độ pháp lý, chúng tôi cho rằng, việc VKSNDTC kiến nghị Bộ chủ quản xử lý hành chính đối với ông V. là có cơ sở pháp lý và thực tiễn. Bởi lẽ, không xử lý hình sự không có nghĩa là miễn trách nhiệm hành chính. Trong pháp luật, chế tài pháp lý hình sự và chế tài pháp lý hành chính là hai loại chế tài khác nhau. Việc không xử lý bằng chế tài hình sự không đồng nghĩa là miễn trách nhiệm hành chính cho ông V. Trách nhiệm hành chính được áp dụng bởi các vi phạm pháp luật hành chính theo pháp luật xử lý hành chính. Thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành chính là của các cơ quan quản lý nhà nước.

Do vậy, việc VKSNDTC ra quyết định đình chỉ điều tra đối với ông V. và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành chính ông V. là đúng pháp luật. Thêm nữa, hành vi vi phạm của ông V. chưa có quyết định xử lý nào, nay đề nghị xử lý hành chính là phù hợp. Việc được miễn TNHS chỉ là vấn đề chấm dứt quá trình tố tụng đối với một người, đối với vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng, còn việc các cơ quan quản lý nhà nước xử lý trách nhiệm cán bộ, công chức do cơ quan, đơn vị mình quản lý lại là một việc khác. Ông V. là công chức nhà nước nên khi vi phạm pháp luật, nếu chưa đến mức cần thiết phải truy cứu TNHS thì tùy theo tính chất vi phạm mà ông phải chịu một trong các hình thức kỷ luật. Ông V. được miễn TNHS về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng về mặt kỷ luật hành chính, ông V. vẫn thuộc trường hợp bị xử lý kỷ luật hành chính đối với hành vi thiếu trách nhiệm được quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức: “...bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm pháp luật”.

văn phòng luật sư, công ty luật, luật sư bào chữa,

Bên cạnh đó, mặc dù trong BLHS hiện hành chưa có quy định, nhưng để thể hiện sự lên án của Nhà nước đối với người được miễn TNHS, Công văn số 24/1999/KHXX ngày 17/3/1999 của TANDTC về việc giải đáp bổ sung một số vấn đề về áp dụng pháp luật, thì “tùy trường hợp cụ thể, người được miễn TNHS có thể bị xử lý hành chính”. Như vậy, việc VKSNDTC đề nghị Bộ chủ quản xử lý hành chính ông V. trong trường hợp đã nêu là có cơ sở pháp lý. văn phòng luật sư, công ty luật, luật sư bào chữa,

 

(1) Việc phân tích ưu điểm và hạn chế của các quan điểm khác nhau trong và ngoài nước, xem cụ thể hơn: Trịnh Tiến Việt, Về khái niệm miễn TNHS, Tạp chí Khoa học (chuyên san Kinh tế - Luật), số 2/2007, tr. 103-114.

(2)Xem Trịnh Tiến Việt, Miễn TNHS theo luật hình sự Việt Nam: những đặc điểm xã hội - pháp lý cơ bản, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 5/2008, tr. 10-17.

(3) Đào Trí Úc (chủ biên), Mô hình lý luận về BLHS Việt Nam (Phần chung), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, tr. 268.

(4) Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb. Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học, 2002, tr. 431.

(5) Xem cụ thể hơn: Trịnh Tiến Việt, Những vấn đề lý luận và thực tiễn về miễn TNHS theo luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008, tr. 139.

TS. Trịnh Tiến Việt - Phó Chủ nhiệm Bộ môn Tư pháp Hình sự, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đinh Văn Quế, Thạc sĩ – Luật sư, nguyên Chánh tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao

 

Từ khóa » đặc điểm Của Tnhs