Hậu Sản Mòn: Triệu Chứng Và Cách Xử Trí | TCI Hospital

Hậu sản mòn là tình trạng mà mẹ có thể gặp sau sinh nếu không có chế độ dinh dưỡng hay nghỉ ngơi hợp lý. Nếu bị hậu sản mòn có ảnh hưởng gì đến mẹ và bé không? Có cách nào giải quyết tình trạng này không? Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin đó đến với mẹ.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Hậu sản mòn là gì?
  • 2. Triệu chứng hậu sản mòn
  • 3. Hậu sản mòn có chữa được không?
  • 4. Hậu sản mòn và cách chữa trị
    • 4.1. Chế độ dinh dưỡng
    • 4.2. Chế độ nghỉ ngơi

1. Hậu sản mòn là gì?

Hậu sản mòn là hiện tượng phụ nữ sau sinh thiếu cân, quá gầy chủ yếu do chế độ dinh dưỡng và chăm sóc không tốt.

Trải qua quá trình mang thai và sinh con khiến cơ thể mẹ mệt mỏi, căng thẳng. Nếu không biết cách chăm sóc và nghỉ ngơi khoa học sẽ rất dễ dẫn tới hậu sản mòn. Còn việc quan hệ tình dục sớm sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ chứ không phải là nguyên nhân chính gây ra hậu sản mòn.

2. Triệu chứng hậu sản mòn

Một trong những dấu hiệu hậu sản mòn dễ nhận biết nhất đó là: Cơ thể gầy yếu, khó tăng cân, sức đề kháng kém, dễ bị nhiều bệnh tật.

Mẹ bị hậu sản mòn thường cơ thể gầy gò, xanh xao, thường xuyên mệt mỏi. Mẹ bị sút cân nhanh chóng sau sinh hoặc vài tuần sau sinh. Bên cạnh đó, mẹ thường có triệu chứng sôi bụng, không muốn ăn, xót ruột,…

Hậu sản mòn xảy ra khi chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi của mẹ không hợp lý

Hậu sản mòn xảy ra khi chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi của mẹ không hợp lý

3. Hậu sản mòn có chữa được không?

Vậy hậu sản mòn có nguy hiểm không? Phụ nữ bị hậu sản mòn thường có cơ thể gầy yếu, khó tăng cân, sức đề kháng kém nên dễ bị nhiều bệnh tật. Ngoài ra, khi cơ thể mẹ thiếu chất dẫn tới nguồn sữa không đảm bảo nên khi con bú cũng không nhận được đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển.

Như vậy, hậu sản mòn không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cả mẹ và sự phát triển của bé.

Còn nếu trường hợp mẹ gặp phải tình trạng như: băng huyết, viêm nhiễm sau sinh, sản giật…mới là những bệnh khá nghiêm trọng, nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến lần mang thai tới và nguy hiểm.

Hậu sản mòn ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé

Hậu sản mòn ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé

4. Hậu sản mòn và cách chữa trị

Cách chữa hậu sản mòn sau sinh chủ yếu là dựa vào việc chăm sóc sau sinh như chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi.

4.1. Chế độ dinh dưỡng

Mẹ bị hậu sản mòn nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng một cách cân bằng ở các tất cả các nhóm chất: nhóm đạm, nhóm vitamin và khoáng chất, nhóm chất bột đường, nhóm chất béo. Tuy nhiên, mẹ cũng nên hạn chế tinh bột, các món nhiều đường hay dầu mỡ mà thay vào đó, nên bổ sung các loại rau xanh và trái cây vừa tốt cho sức khỏe lại đẹp da.

Ngoài ra, mẹ nên bổ sung thêm các loại vitamin tổng hợp (vitamin C, E, K, viên sắt tổng hợp)…Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc bổ, mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách sử dụng phù hợp nhất.

Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày và chia làm nhiều lần

Bữa ăn của mẹ sau sinh phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng

Bữa ăn của mẹ sau sinh phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng

4.2. Chế độ nghỉ ngơi

Một yếu tố quan trọng tiếp theo trong cách điều trị hậu sản mòn cho mẹ đó là: chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt

Mẹ sau khi sinh nên nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc từ 8 – 9 tiếng mỗi ngày để cơ thể được hồi phục nhanh hơn.

Tùy vào thể trạng mỗi người mà mẹ có sự vận động phù hợp nhưng không nên nằm một chỗ quá lâu. Sau khi sức khỏe ổn định thì mẹ nên tập thể dục vì việc luyện tập này rất tốt cho quá trình chữa hậu sản mòn. Đối với mẹ sinh thường thì khoảng sau 2 tháng là có thể tập thể dục và 4 tháng đối với mẹ sinh mổ. Tuy nhiên, con số này chỉ mang tính chất tương đối, mẹ hoàn toàn có thể tập thể dục sớm hơn nếu sức khỏe cho phép.

Mẹ nên nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức sau sinh

Mẹ nên nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức sau sinh các vấn đề sau sinh

Không nên sớm quan hệ tình dục sớm sau sinh vì có thể gây viêm nhiễm, ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe của mẹ.

Luôn suy nghĩ lạc quan và giữ tinh thần thoải mái, dành thời gian làm những việc mình yêu thích, chia sẻ với mọi người xung quanh.

Trên đây là những triệu chứng và cách xử trí khi mẹ bị hậu sản mòn. Điều quan trọng nhất là mẹ cần có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi khoa học mẹ nhé. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp. Chúc  các mẹ sức khỏe và niềm vui.

Tin liên quan

  • Sản dịch sau sinh có mùi hôi
  • Sinh thường bao lâu hết sản dịch
  • Đẻ mổ sau bao lâu thì hết sản dịch

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Từ khóa » Hậu Sản Mòn Là Gì