Hậu Sản Sau Sinh !!! - Phòng Khám Sim Med
Có thể bạn quan tâm
Trong quá trình mang thai, cơ thể của người phụ nữ phải phát triển và thay đổi rất nhiều để thích nghi với sự xuất hiện của em bé. Cho đến sau khi sinh con, các cơ quan mới bắt đầu trở lại bình thường. Theo dân gian, người ta coi hậu sản là thời kỳ 3 tháng sau khi sinh cònY học hiện đại quan niệm hậu sản sau sinh là giai đoạn 42 ngày kể từ ngày sinh. Giống với giai đoạn tiền sản, giai đoạn này vô cùng nhạy cảm bởi những xáo trộn cả về thể trạng lẫn tinh thần mà chị em vừa trải qua.
1Băng huyết
Băng huyết được coi là bệnh hậu sản nguy hiểm nhất, có thể dẫn tới tử vong nếu như không ứng phó kịp thời. Băng huyết hay xảy ra trong vòng 24h đầu tiên sau sinh, triệu chứng chung là ra máu nhiều và liên tục, huyết áp hạ đột ngột, mạch đập nhanh, da xanh tái, vã mồ hôi, chân tay lạnh,… Ngoài ra cũng tùy từng nguyên nhân mà có một vài dấu hiệu nữa:
- Cơ tử cung yếu do đẻ nhiều lần, tử cung có sẹo mổ, u xơ tử cung, tử cung dị dạng: tử cung bị căng giãn quá mức vì đa thai, đa ối, thai to.
- Chuyển dạ kéo dài; nhiễm khuẩn ối.
- Sót nhau trong buồng tử cung.
- Sản phụ suy nhược, thiếu máu, cao huyết áp, nhiễm độc thai nghén.
- Tiền sử sảy, nạo, hút thai nhiều lần.
- Từng bị sót nhau viêm niêm mạc tử cung.
- Sau đẻ non, đẻ thai lưu.
- Đẻ nhanh, đặc biệt ở tư thế đứng.
- Dây nhau ngắn, cuốn cổ nhiều vòng; lấy nhau không đúng quy cách.
- Đỡ đẻ không đúng cách, cổ tử cung chưa mở hết mà sản phụ đã rặn.
Tình trạng băng huyết xuất hiện trong 1 – 2 hai tuần sau khi sinh có thể là do một mảnh nhau thai còn sót lại trong tử cung. Nếu vậy, bạn sẽ cần được phẫu thuật để loại bỏ các mô. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có sự can thiệp y tế sớm và kịp thời để giữ lại tính mạng cho người mẹ.
2Nhiễm khuẩn hậu sản
Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau khi sinh mà khởi điểm là từ đường sinh dục (âm đạo, cổ tử cung, tử cung vùng nhau bám). Vi khuẩn gây bệnh có thể từ cơ thể sản phụ, người xung quanh, dụng cụ đỡ đẻ, thủ thuật mổ lấy thai…
Những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn: Dinh dưỡng kém, thiếu máu, nhiễm độc thai nghén, ối vỡ non, vỡ sớm, chuyển dạ kéo dài, ứ sản dịch, đã bị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung từ trước…
Khi bị nhiễm khuẩn hậu sản, mẹ có thể gặp các trạng thái bệnh như: nhiễm khuẩn tầng sinh môn, viêm phần phụ và dây chằng rộng, nhiễm khuẩn huyết, viêm tĩnh mạch.
Triệu chứng ban đầu có thể chỉ là sốt nhẹ, đau tấy, mưng mủ chỗ bị viêm, sản dịch hôi, mệt mỏi, ăn uống kém… Nếu nặng, sản phụ có thể sốt rất cao, rét run, choáng, hạ huyết áp…
3Sản dịch
Sản dịch vốn là hiện tượng bình thường của phụ nữ sau sinh. Dịch tử cung bao gồm máu cục, máu loãng, các sản bào, các biểu mô trong cổ tử cung và âm đạo sẽ thoát ra ngoài trong vòng 30 ngày sau sinh. Nếu quá trình đẩy sản dịch kết thúc quá sớm kèm theo đau tức vùng bụng dưới thì rất có thể sản phụ đang bị ứ sản dịch. Trong 3 ngày đầu, sản dịch gồm toàn máu loãng và máu cục nhỏ nên có màu đỏ sẫm. Từ ngày thứ 4 đến 8, sản dịch loãng hơn, chỉ còn là một chất nhầy có lẫn ít máu nên có màu lờ lờ máu cá. Từ ngày 9 trở đi sản dịch không có máu chỉ là một dịch trong hoặc trắng chứa lượng lớn bạch cầu và mô màng vỏ bị hoại tử… Hiện tượng này kéo dài 2-3 tuần nữa.
Bình thường sản dịch không bao giờ có mủ nhưng khi chảy qua âm đạo, âm hộ, sản dịch mất tính chất vô khuẩn và có thể bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn,… Sản dịch có mùi tanh nồng, độ pH kiềm. Nếu bị nhiễm khuẩn sẽ có mùi hôi.
Một số sản phụ ngay sau khi sinh có thể lên cơn rét run, đó là cơn rét run sinh lý. Đặc điểm của cơn rét run sinh lý là mạch, nhiệt độ, huyết áp vẫn bình thường. Cần phân biệt rét run sinh lý với rét run do choáng mất máu. Trong choáng mất máu, còn có sự thay đổi về mạch, huyết áp, vã mồ hôi, các chi lạnh. Sau khi sinh, sản phụ có thể sụt 3-5 kg do sự bài tiết mồ hôi, nước tiểu, sản dịch…
4Cơn co tử cung
Vì trong tử cung vẫn còn máu cục, sản dịch,… nên sẽ có những cơn co tử cung, tử cung sẽ co bóp mạnh để tống các chất dư thừa ra ngoài gây nên những cơn đau tử cung. Ở người sinh con so thường ít gặp vì chất lượng tử cung còn tốt. Tử cung sẽ co bóp mạnh hơn ở những người sinh con rạ, càng đẻ nhiều lần sau càng đau nhiều hơn lần trước vì chất lượng cơ tử cung yếu dần, tử cung càng cần phải co bóp mạnh hơn những lần trước để đẩy máu cục và sản dịch ra ngoài. Đôi khi các cơn đau tử cung này cần dùng thuốc giảm đau vì cường độ quá mạnh, nếu có thể chịu đựng được thì cũng không nên cố hạn chế các cơn đau bằng thuốc vì đây là những cơ co tự nhiên và có lợi.
Ở một số sản phụ, các cơn đau này có thể kéo dài nhiều ngày. Các cơn đau tử cung đặc biệt cũng có thể gặp khi cho trẻ bú, do oxytocin được giải phóng ra nhiều. Thông thường các cơn đau giảm dần về cường độ và sản phụ cảm thấy dễ chịu hơn vào ngày thứ 3 sau đẻ.
5Viêm vú, tắc tia sữa
Việc các ống dẫn sữa bị tắc, có thể gây đỏ, đau, sưng làm xuất hiện một khối u cứng ở vú, gây viêm vú. Tình trạng viêm vú có các triệu chứng điển hình như sau:
- Đau vú hoặc cảm thấy ấm khi chạm tay vào
- Sưng vú
- Đau hoặc cảm giác nóng rát liên tục trong khi cho con bú
- Da khu vực viêm bị đỏ
- Sốt từ 38°C trở lên
Ngoài ra, bạn có thể được chẩn đoán bị tắc tia sữa khi có các triệu chứng như:
- Đau, tức ngực nhẹ
- Các nốt sần nhỏ nổi trên bầu ngực
- Ngực sưng đỏ
- Một số khu vực ở ngực có cảm giác ấm nóng bất thường khi chạm vào.
Các biện pháp hỗ trợ cho tình trạng viêm vú và tắc tia sữa bao gồm: massage ngực, cho trẻ sơ sinh bú thường xuyên, dùng máy hút sữa để khơi thông dòng sữa bị tắc, chườm ấm… Nếu đã thử áp dụng nhưng vẫn chưa có sự cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ.
6Trĩ và táo bón
Bệnh trĩ và táo bón có thể xuất hiện trong thời gian hậu sản cũng như lúc phụ nữ mang thai. Tình trạng này đôi lúc trở nên trầm trọng hơn do sự tăng kích thước của tử cung tạo áp lực lên các tĩnh mạch bụng dưới
Biện pháp cải thiện có thể bao gồm: Thuốc mỡ và thuốc xịt kèm theo chế độ ăn giàu chất xơ và chất lỏng… Lưu ý là bạn không nên sử dụng thuốc nhuận tràng, thuốc đạn hoặc thụt mà chưa có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là nếu bạn bị cắt tầng sinh môn hoặc có vết khâu ở vùng đáy chậu.
7Trầm cảm sau sinh
Hầu hết phụ nữ trải qua một thời gian u buồn sau khi sinh con. Sự thay đổi nồng độ nội tiết tố, kết hợp với trách nhiệm mới trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh khiến nhiều bà mẹ cảm thấy lo lắng, choáng ngợp hoặc tức giận. Đối với phần lớn các trường hợp, trạng thái u uất sẽ biến mất trong vòng vài ngày hoặc vài tuần.
Trầm cảm kéo dài hơn hoặc nặng hơn được phân loại là trầm cảm sau sinh, một tình trạng ảnh hưởng đến 10 – 20% phụ nữ vừa mới sinh con. Trầm cảm sau sinh thường trở nên rõ ràng từ 2 tuần đến 3 tháng sau khi em bé chào đời. Bệnh được đặc trưng bởi cảm giác lo lắng hoặc tuyệt vọng mãnh liệt. Tình trạng thiếu ngủ, thay đổi nồng độ nội tiết tố và đau đớn về thể xác sau khi sinh con đều có thể góp phần gây ra trầm cảm.
Bước đầu tiên trong điều trị trầm cảm sau sinh là nhờ đến sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè thân thiết. Hãy chia sẻ cảm xúc của bạn với người thân, bạn bè và nhờ họ giúp đỡ chăm sóc bé yêu thay vì cố gắng làm mọi thứ một mình. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về bất kỳ triệu chứng nào của trầm cảm sau sinh để được chỉ định thuốc hỗ trợ hoặc có được lời khuyên đúng hướng nhất nhằm đối phó tốt hơn với những cảm xúc hỗn loạn này.
8Cách phòng ngừa các bệnh hậu sản sau sinh
Phòng ngừa bệnh hậu sản sau sinh ở phụ nữ cần kết hợp giữa bồi bổ cả về thể chất lẫn tinh thần. Sau đây là một số lưu ý dành cho các gia đình để chăm sóc sản phụ được tốt nhất.
Theo dõi thể trạng của sản phụ ít nhất 3 ngày sau sinh, gồm: huyết áp, nhiệt độ cơ thể, màu da, lượng sản dịch, lượng nước tiểu, các dấu hiệu choáng, đau đầu, đau bụng,… để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường.
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ chất, hạn chế tắm rửa quá lâu hoặc ở nơi nhiều gió lạnh, đi lại vận động nhẹ nhàng. Đặc biệt phải vệ sinh cơ thể cũng như vùng kín đúng cách. Không nên kiêng cữ thái quá tạo điều kiện sản sinh vi khuẩn.
Sẻ chia, động viên tinh thần sản phụ. Không để những chuyện tiêu cực ảnh hưởng đến tâm trạng họ.
Việc hồi phục sau sinh là vô cùng quan trọng để phụ nữ sẵn sàng thực hiện thiên chức mới. Cùng với đó là phục hồi cả chức năng sinh lý, giữ lửa hôn nhân bên người bạn đời, bởi yếu sinh lý nữ cũng là một trong những vấn đề nan giải mà nhiều chị em gặp phải sau sinh.
Phòng khám đa khoa tân phú SIM MED
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED THỜI GIAN LÀM VIỆC: 7:30 - 17:00 hàng ngày (Thứ 2 - Chủ Nhật), Ngoài giờ (Khoa Nhi) 17:00 - 19:00 (Thứ 2 - Thứ 6) Chuyên Khoa: Khoa Sản - Phụ, Khoa Nhi, Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Nhãn, Khoa Răng Hàm Mặt, Bác sĩ gia đình, Khám sức khỏe tổng quát, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Tiêm chủng, Khám sức khỏe doanh nghiệp. Địa Chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí MinhTừ khóa » Hậu San Sau Sinh
-
Bệnh Hậu Sản Là Gì? 5 Vấn đề Thường Gặp ở Phụ Nữ Sau Sinh
-
Lưu ý Khi Chữa Hậu Sản Sau Sinh ở Phụ Nữ | Vinmec
-
Bệnh Hậu Sản: Nhận Biết, Cách điều Trị Và Ngăn Ngừa Hiệu Quả
-
Hậu Sản Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết 13 Vấn đề Sau Sinh Thường Gặp
-
Hậu Sản Vấn đề Lo Ngại Của Phụ Nữ Sau Sinh
-
Dấu Hiệu Bị Hậu Sản Sau Sinh Và Những Bệnh Hậu Sản Nguy Hiểm
-
Hậu Sản Mòn – “Kẻ Cắp” Dinh Dưỡng Của Mẹ Và Bé - MarryBaby
-
Hậu Sản Và Những Biến Chứng Mẹ Cần Biết
-
Bác Sĩ Sản Phụ Khoa Giải Thích Hậu Sản Là Gì Và Những Vấn đề Cần ...
-
Phòng Ngừa Bệnh Hậu Sản Sau Sinh - Tuổi Trẻ Online
-
Các Bệnh Hậu Sản Thường Gặp Chị Em Cần Chú ý | TCI Hospital
-
Hậu Sản Mòn: Triệu Chứng Và Cách Xử Trí | TCI Hospital
-
Bệnh Hậu Sản: Nhận Biết, Cách điều Tri Và Ngăn Ngừa Hiệu Quả
-
Bệnh Hậu Sản: Nguy Cơ Lớn Sau Cuộc Sinh Nở Cần Chú ý - YouMed