【HAVIP】Ví Dụ Vi Phạm Kiểu Dáng Công Nghiệp - Dịch Vụ đăng Ký ...
Có thể bạn quan tâm
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này (theo khoản 13 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2009). Để được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng 3 điều kiện sau: có tính mới; có tính sáng tạo; có khả năng áp dụng công nghiệp. Do đó, sản phẩm mang dấu hiệu kiểu dáng công nghiệp như thế nào bị coi là vi phạm?
1. Ví dụ vi phạm kiểu dáng công nghiệp
Thứ nhất, Kiểu dáng không khác biệt cơ bản, sản phẩm cùng loại. Tức là, sản phẩm không trùng lặp mà chỉ là cùng loại và kiểu dáng vi phạm cũng không trùng lặp hoàn toàn. Mà là không khác biệt cơ bản với kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ.
Ví dụ: sản phẩm bát và đĩa thì đây là hai sản phẩm cùng loại. Mặc dù, kiểu dáng công nghiệp của đĩa không giống hệt bát (là kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ) nhưng lại thuộc diện không khác biệt cơ bản.Cụ thể, là các họa tiết, đường nét trên miệng bát, đĩa là không khác biệt cơ bản.
Thứ hai, Trùng lặp hoặc không khác biệt cơ bản với kiểu dáng công nghiệp của bộ phận sản phẩm. Trường hợp này, thì kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ là một bộ phận sản phẩm, và kiểu dáng công nghiệp vi phạm là kiểu dáng của một sản phẩm trong đó có bộ phận mang kiểu dáng công nghiệp giống hệt hoặc không khác biệt cơ bản với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
Ví dụ: kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ là một bộ phận của xe máy và sản phẩm vi phạm kiểu dáng công nghiệp là xe máy có bộ phận mang kiểu dáng công nghiệp giống với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
Thứ ba, Kiểu dáng không khác biệt cơ bản, sản phẩm trùng lặp. Trường hợp này, sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp vi phạm sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ là trùng lặp với nhau ( như đều là xe máy, đều là dầu gió), tuy nhiên kiểu dáng vi phạm thì không trùng lặp với kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ mà chỉ thuộc dạng không khác biệt cơ bản (tương tự tới mức có thể gây nhầm lẫn). Chủ yếu thuộc kiểu vi phạm này là xe gắn máy.
Thứ tư, Trùng lặp kiểu dáng, sản phẩm. Đối với loại vi phạm này, có sự trùng lặp (giống hoàn toàn giữa kiểu dáng vi phạm với kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ). Đồng thời, bản thân sản phẩm ,mang kiểu dáng công nghiệp vi phạm cũng trùng lặp với sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
Ví dụ: Đều là sản phẩm xe máy, kiểu dáng công nghiệp của xe máy vi phạm giống hệt với kiểu dáng công nghiệp xe máy của Công ty Honda đã được bảo hộ tại Việt Nam.
Thứ năm, Trùng lặp kiểu dáng, sản phẩm cùng loại. Trường hợp này, kiểu dáng vi phạm giống hệt với kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ. Tuy nhiên, sản phẩm mang kiểu dáng vi phạm lại không trùng lặp với sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ, mà chỉ là cùng loại sản phẩm.
Ví dụ: Đối với sản phẩm thìa đã được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp với sản phẩm vi phạm là sản phẩm dĩa. Đây là hai sản phẩm cùng loại, trong đó phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp sản phẩm thìa bao gồm phần cán thìa. Còn phần cán dĩa của sản phẩm dĩa trùng lặp với phần được bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp sản phẩm thìa, mặc dù phần còn lại khác biệt.
Như vậy, sản phẩm mang dấu hiệu kiểu dáng công nghiệp vi phạm khi: Kiểu dáng không khác biệt cơ bản, sản phẩm cùng loại; Trùng lặp hoặc không khác biệt cơ bản với kiểu dáng công nghiệp của bộ phận sản phẩm; Kiểu dáng không khác biệt cơ bản, sản phẩm trùng lặp; Trùng lặp kiểu dáng, sản phẩm.
Tham khảo: Bài tập tình huống về kiểu dáng công nghiệp
2. Tình hình xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp
Hiện nay, Việt Nam đã có đủ các biện pháp, chế tài xử lý các hành vi vi phạm về SHTT nói chung và Kiểu dáng Công nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, công tác thực thi nhìn chung còn yếu, hầu như mới sử dụng biện pháp xử phạt hành chính (vì quy trình giải quyết đơn giản và nhanh nhất). Các biện pháp xử lý hình sự còn phức tạp, tốn kém và chủ thể quyền SHTT thường gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện bảo vệ quyền SHTT của mình bằng biện pháp này.
Thông thường, trong trường hợp xảy ra vi phạm KDCN, việc giải quyết được thực hiện theo những bước sau: Điều tra thu thập chứng cứ vi phạm; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thẩm định, đánh giá chứng cứ vi phạm; soạn thảo văn bản cảnh báo bên vi phạm, đàm phán với bên vi phạm để yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết vi phạm khi không đạt được mục đích thông qua thương lượng, đàm phán.
Theo quy định của pháp luật SHTT hiện hành, chủ thể quyền SHTT phải gửi thông báo bằng văn bản yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và cơ quan thực thi chỉ vào cuộc nếu hành vi vi phạm của bên vi phạm vẫn diễn ra sau khi đã được cảnh báo. Chúng tôi cho rằng, việc yêu cầu bên bị xâm phạm phải có văn bản cảnh báo như vậy là không cần thiết, đôi khi còn “đánh động” bên xâm phạm, dẫn đến những hành động tẩu tán hoặc tiêu huỷ tang vật, chứng cứ. Sự không phù hợp này sẽ được loại bỏ khi Luật SHTT sửa đổi có hiệu lực áp dụng vào năm 2010. Theo đó, doanh nghiệp bị xâm phạm về SHTT chỉ cần chứng minh được hành vi cố ý xâm phạm quyền SHTT của họ là sẽ được thụ lý giải quyết theo trình tự hành chính (thay vì phải tự gửi thông báo tới đối tượng vi phạm và chờ đợi một khoảng thời gian để đối tượng “khắc phục khuyết điểm” như Luật hiện hành).
Một bất cập lớn trong việc thực thi quyền SHTT hiện nay là thiếu sự phối hợp xử lý một cách khoa học của các cơ quan chuyên trách. Hiện nay Việt Nam có tới 6 cơ quan được giao trách nhiệm bảo đảm thực thi về SHTT là toà án; quản lý thị trường; thanh tra (KH&CN, Văn hoá – Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn); công an; hải quan; UBND các cấp. Mặc dù thẩm quyền của mỗi cơ quan đã được quy định rõ trong Nghị định 106 nhưng vẫn có hiện tượng chồng chéo. Điều này không chỉ khiến các chủ thể quyền SHTT lúng túng khi muốn liên lạc mà còn làm chính những cơ quan thực thi này nảy sinh tâm lý đùn đẩy, chờ đợi, dẫm chân lên nhau hoặc mạnh ai nấy làm. Việc có quá nhiều cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý trong khi sự phối hợp giữa các cơ quan này còn chưa hợp lý, khiến hiệu lực thi hành bị phân tán và trở nên phức tạp, gây ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi.
Cho đến nay, chưa có một cuộc điều tra tổng hợp nào về tình hình vi phạm SHTT nói chung và vi phạm Kiểu dáng Công nghiệp nói riêng tại Việt Nam, mà mỗi cơ quan thực thi lại hoạt động độc lập, đưa ra những con số khác nhau, chưa kể số liệu đưa ra thường không cập nhật. Rõ ràng, chúng ta đang thiếu một đầu mối thống nhất để liên lạc trong trường hợp xảy ra vi phạm quyền SHTT nói chung, quyền Kiểu dáng Công nghiệp nói riêng.
Trên thực tế, các cơ quan thực thi ở Việt Nam khi xử lý vi phạm thường vẫn còn tâm lý “giơ cao đánh khẽ” và luôn cân nhắc đến khả năng thực tế thi hành nên mức phạt đưa ra thường thấp, do đó không đủ sức răn đe đối với đối tượng vi phạm. Ngoài ra, bản thân các cán bộ chuyên trách xử lý vi phạm chưa hoàn toàn tự tin trong khâu xử lý do năng lực còn yếu, nên thường phải yêu cầu có ý kiến chuyên môn của Cục SHTT trong việc đánh giá hành vi, mức độ vi phạm. Sự phối hợp giữa các cơ quan này cũng chưa hợp lý, dẫn đến kéo dài thời gian xử lý.
Tham khảo: Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là gì?
3. Biện pháp tăng cường hiệu quả hoạt động bảo vệ quyền kiểu dáng công nghiệp
Trước tình hình vi phạm ngày càng trở nên phổ biến, tinh vi, việc bảo vệ quyền Kiểu dáng Công nghiệp rất cần sự vào cuộc của toàn xã hội. Tuy nhiên, bản thân doanh nghiệp phải là người chủ động trong việc bảo vệ quyền Kiểu dáng Công nghiệp của mình. Trước hết, doanh nghiệp phải có ý thức đăng ký bảo hộ Kiểu dáng Công nghiệp cho sản phẩm do mình sản xuất ra. Tiếp theo, khi đối mặt với hành vi vi phạm quyền Kiểu dáng Công nghiệp của mình, doanh nghiệp phải tiến hành ngay các công việc cần thiết để yêu cầu cơ quan thực thi xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.
Về phía Nhà nước, cần cải cách bộ máy hành chính và phân công lại chức năng, quyền hạn của từng cơ quan thực thi quyền SHTT theo hướng bố trí một cơ quan làm đầu mối tiếp nhận, thụ lý các đơn yêu cầu xử lý hành chính, từ đó đề xuất các biện pháp xử lý. Tăng cường công tác thanh tra và sự phối kết hợp của các cơ quan chức năng để xử lý kịp thời khi phát hiện vi phạm. Bên cạnh đó, cần sắp xếp lại và tăng cường năng lực của các cơ quan thực thi.
Việc bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý để có đủ các chế tài xử lý và xử lý hiệu quả là rất cần thiết. Có nhiều ý kiến cho rằng, cần tăng mức phạt xử lý vi phạm hành chính đến mức đủ sức răn đe. Ngoài ra, cần phải bổ sung cơ sở để xác định mức phạt một cách cụ thể vào các văn bản pháp luật hiện hành. Hiện nay, do gặp khó khăn trong việc xác định mức phạt, nhiều cơ quan thực thi thường “ước lệ” mức phạt, và cũng do tâm lý luôn cân nhắc đến khả năng thi hành nên mức phạt đưa ra thường thấp so với giá trị hàng hóa bị vi phạm. Theo Luật SHTT (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ năm 2010, mức phạt tiền ít nhất bằng giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện được và nhiều nhất không vượt quá 5 lần giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện được như quy định trước đây (khoản 4 Điều 214 Luật SHTT cũ) được thay thế bằng mức phạt do Chính phủ quy định phù hợp với pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính (tối đa là 500 triệu đồng). Tuy nhiên, căn cứ để xác định mức phạt này vẫn còn chưa rõ ràng, chưa kể mức phạt tối đa được quy định là 500 triệu đồng nếu xét tới các hành vi vi phạm quyền SHTT mang lại lợi nhuận cao như sản xuất, lắp ráp ôtô, xe máy và phụ tùng là còn quá thấp.
Biện pháp trước mắt là phải tiến hành phổ cập kiến thức về SHTT cho toàn xã hội. Từ các doanh nghiệp chủ thể quyền SHTT, đến người dân và đặc biệt là các cán bộ chuyên trách trong xử lý vi phạm. Cuối cùng, nên cân nhắc đến việc hình thành tòa án SHTT chuyên xử lý các vụ vi phạm về quyền SHTT. Ở một số nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ và ngay cả ở châu Á như Malaysia, Singapore đã có tòa án SHTT riêng, bao gồm các thẩm phán và cả các chuyên gia trong lĩnh vực SHTT, nên việc xử lý vi phạm quyền SHTT rất hiệu quả. Tuy nhiên, trong khi chưa thành lập được tòa án chuyên môn, cần thành lập cơ quan trọng tài SHTT gồm đại diện các cơ quan chuyên trách để có thể đưa ra những ý kiến thống nhất trong việc xử lý vi phạm, giúp bảo vệ quyền SHTT nói chung và quyền Kiểu dáng Công nghiệp nói riêng cho các doanh nghiệp một cách kịp thời, hiệu quả.
Link bài viết: https://havip.com.vn/vi-du-vi-pham-kieu-dang-cong-nghiep/
Link trang chủ: https://havip.com.vn/
Từ khóa » Ví Dụ Về Vi Phạm Kiểu Dáng Công Nghiệp
-
Ví Dụ Về Bảo Hộ Kiểu Dáng Công Nghiệp - Luật Hoàng Phi
-
Kiểu Dáng Công Nghiệp Là Gì? Đặc điểm Của Kiểu Dáng Công Nghiệp
-
Ví Dụ Về Bảo Hộ Kiểu Dáng Công Nghiệp
-
Ví Dụ Về Bảo Hộ Kiểu Dáng Công Nghiệp - Dịch Vụ Thương Hiệu
-
Kiểu Dáng Công Nghiệp Là Gì? - InvestOne Law Firm
-
Khái Niệm Kiểu Dáng Công Nghiệp Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ
-
Kiểu Dáng Công Nghiệp Là Gì? Tại Sao Phải đăng Ký Bảo Hộ?
-
Hành Vi Xâm Phạm Quyền đối Với Kiểu Dáng Công Nghiệp Và Biện ...
-
Thế Nào Là Hành Vi Xâm Phạm Quyền Với Kiểu Dáng Công Nghiệp?
-
Kiểu Dáng Công Nghiệp Là Gì - Doanh Tri Law Firm
-
Các Bước Xử Lý Hành Vi Xâm Phạm Kiểu Dáng Công Nghiệp
-
Kiểu Dáng Công Nghiệp Là Gì - Luật Việt An
-
Kiểu Dáng Công Nghiệp