Hãy Biết Chỉ Số Huyết áp Của Bạn
Có thể bạn quan tâm
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp (THA) và đây là nguyên nhân chủ yếu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận... làm cho hàng trăm nghìn người bị liệt, tàn phế hoặc mất sức lao động mỗi năm; đồng thời là nguyên nhân gây chết người số một tại Việt Nam, chiếm tới 33% tổng số người chết toàn quốc. Đáng chú ý, trong số 12 triệu người mắc THA, thì có gần 60% số người chưa được phát hiện và hơn 80% số người chưa được điều trị.
Đo huyết áp tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Thọ
Đo huyết áp, kiểm soát chỉ số huyết áp là biện pháp bảo vệ sức khỏe tim mạch hữu hiệu. Theo khuyến cáo của Liên đoàn Tim mạch Thế giới, dù có tăng huyết áp hay không, ngoài 30 tuổi, chúng ta vẫn nên kiểm tra huyết áp thường xuyên bởi căn bệnh tim mạch này diễn biến âm thầm và gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Cụ thể, với người có sức khỏe bình thường nên kiểm tra huyết áp thường xuyên, ít nhất 1 tháng 1 lần. Đối với người bệnh tăng huyết áp cần đo huyết áp hàng ngày. Với những trường hợp đặc biệt cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu đo 2 – 3 lần/ngày hoặc nhiều hơn nữa tùy theo từng thể bệnh.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Hiệp hội Quốc tế về tăng huyết áp (ISH) cùng phối hợp nghiên cứu và đưa ra sự phân loại huyết áp:
Phạm vi | Huyết áp tâm thu (mmHg ) | Huyết áp tâm trương (mmHg ) |
Huyết áp bình thường | Từ 100 đến <140 | Từ 60 đến <90 |
Tăng huyết áp nhẹ | Từ 140 đến <160 | Từ 90 đến <100 |
Tăng huyết áp mức độ vừa phải | Từ 160 đến 180 | Từ 100 đến 110 |
Tăng huyết áp mức độ nghiêm trọng | > 180 | >110 |
Để bảo vệ sức khỏe trái tim Liên đoàn Tim mạch Thế giới khuyến cáo người dân:
1. Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: Khẩu phần ăn nhiều rau xanh, trái cây. Hạn chế ăn các chất béo bão hòa. Không nên ăn mặn.
2. Tập thể dục thường xuyên: Mỗi ngày vận động cơ thể từ 30 đến 60 phút giúp phòng chống các bệnh lý tim mạch và tăng cường sức khỏe.
3. Duy trì cân nặng hợp lý, tích cực giảm cân (nếu thừa cân) giúp làm giảm huyết áp, hạn chế các biến cố do bệnh lý tim mạch gây ra.
4. Khám sức khỏe định kỳ: Kiểm tra chỉ số huyết áp, hàm lượng cholesterol, hàm lượng đường trong máu, chỉ số vòng eo/vòng mông, chỉ số khối cơ thể (BMI). Từ 30 tuổi trở lên, mỗi người nên kiểm tra huyết áp ít nhất 1 tháng 1 lần.
5. Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, bia: Thuốc lá và bia rượu là những tác nhân cản trở tuần hoàn máu gây tăng huyết áp.
6. Tránh căng thẳng, lo âu quá mức: Hãy cùng nhau xây dựng một môi trường sống và làm việc đoàn kết, thân thiện, hiệu quả./.
Từ khóa » Chỉ Số Huyết áp Tim Mạch Bình Thường
-
Huyết áp Bao Nhiêu Là Bình Thường
-
Chỉ Số đo Huyết áp Bình Thường ở Người Khỏe Mạnh Là Bao Nhiêu?
-
Bác Sĩ Tư Vấn: Chỉ Số Huyết áp Bình Thường Là Bao Nhiêu? | Medlatec
-
Huyết áp Bao Nhiêu Là Bình Thường? - Vinmec
-
Chỉ Số Huyết áp Bình Thường Và Phân Loại Tăng Huyết áp Của ESC ...
-
Chỉ Số Huyết áp Trung Bình Từng độ Tuổi Là Bao Nhiêu? • Hello Bacsi
-
Huyết áp Bình Thường: 5 điều Nên Biết Càng Sớm Càng Tốt!
-
Huyết áp Bao Nhiêu Là Bình Thường? - Thiết Bị Y Tế Omron
-
Cách Theo Dõi Chỉ Số Huyết áp - Thầy Thuốc Việt Nam
-
Bố Tôi 85 Tuổi, Huyết áp Là 160/80 MmHg, Có Phải Là Bình Thường ...
-
Hướng Dẫn Cách đọc Chỉ Số Huyết áp Trên Máy đo Chuẩn Nhất
-
Chỉ Số Huyết áp Bao Nhiêu Là Bình Thường? Các Yếu Tố ảnh Hưởng?
-
Bảng Chỉ Số Huyết áp Bình Thường Theo độ Tuổi - VJcare