Hãy Bỏ Thói Quen Sờ Tay Lên Mặt - Tin Tức Sự Kiện

Phòng ngừa dịch bệnh Covid - 19: Hãy bỏ thói quen sờ tay lên mặt Ngày đăng 20/03/2020 | 17:18 | Lượt xem: 1480

Nhiều chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cảnh báo rằng mắt, mũi, miệng là cổng vào của các loại vi rút như Covid-19 và SARS.

TIN LIÊN QUAN

Chúng ta hay sờ, chạm tay lên mặt như một thói quen tự nhiên. Điều này có thể làm lây lan nhiều mầm bệnh truyền nhiễm như Covid - 19, cảm cúm, herpes simplex...hoặc làm nặng hơn các bệnh da sẵn có như mụn trứng cá, chốc, nhọt.

Nhiều chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cảnh báo rằng mắt, mũi, miệng là cổng vào của các loại vi rút như Covid-19 và SARS.

Chúng ta hãy hình dung một người nhiễm bệnh đi thang máy, hắt hơi hoặc ấn vào các nút bên ngoài và bên trong thang máy. Khi người đó rời đi, những giọt nước siêu nhỏ chứa vi rút vẫn ở lại. Người tiếp theo cũng ấn vào những nút ấy hoặc chạm vào bề mặt và mang vi rút trên tay, sau đó gãi mũi, dụi mắt hay chạm vào miệng. Các nghiên cứu cho thấy mỗi khi sờ tay lên mắt, mũi, miệng, bạn đã cho vi rút 11 cơ hội mỗi giờ để xâm nhập vào cơ thể mình.

Khi toàn thế giới đang đối mặt với sự lây lan của dịch bệnh Covid - 19, thì việc không chạm tay vào mắt, mũi, miệng là một trong những khuyến cáo quan trọng của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế Việt Nam.

Không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, thói quen chạm tay lên mặt cũng làm nặng hơn những bệnh da khác. Sờ, nặn mụn làm lây lan vi khuẩn Cutibacterium acnes – thủ phạm chính gây sẩn mụn viêm, mụn mủ, mụn cục, mụn nang. Hay trong trường hợp bạn nhiễm vi rút herpes simplex ở môi hoặc bộ phận sinh dục, nếu vô tình chạm vào mắt có thể gây viêm giác mạc do herpes, và nếu không được điều trị kịp thời có thể làm giảm thị lực, dẫn đến mù lòa.

Một số cách giúp bỏ thói quen sờ tay lên mặt

Việc bỏ thói quen sờ tay lên mặt là không dễ dàng. Hãy thử những mẹo nhỏ sau đây

1. Mang theo khăn giấy: khi bạn cần gãi mũi, dụi mắt hoặc điều chỉnh mắt kính, hãy dùng khăn giấy thay cho các ngón tay.

2. Trang điểm: giúp giảm việc sờ tay lên mặt vì khiến bạn chú ý để không làm nhòe phấn trang điểm.

3. Giữ cho bàn tay luôn “bận rộn”: cầm một quả bóng giảm stress hay các vật dụng khác giúp hạn chế khả năng sờ chạm tay lên mặt. Dĩ nhiên những đồ vật này phải được vệ sinh kỹ.

4. Đeo kính và mang găng tay: đeo kính giúp bạn tránh chạm tay vào mắt. Găng tay khiến bạn để ý hơn và cũng làm cho việc đưa ngón tay vào mũi hoặc mắt khó khăn hơn.

5. Tự hỏi tại sao bạn phải sờ tay lên mặt: ví dụ như da khô hoặc ngứa mắt, bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc thuốc nhỏ mắt. Nếu triệu chứng không cải thiện hoặc nặng hơn thì nên khám chuyên khoa để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Sờ tay lên mặt là một thói quen khó bỏ, vì vậy bạn nên rửa tay thường xuyên, lau bàn, điện thoại và các bề mặt khác. Mang theo nước rửa tay và sử dụng thường xuyên. Càng chú tâm đến việc rửa tay thường xuyên, bạn càng chú ý đến bàn tay của mình và những gì chúng chạm vào.

Như vậy, chỉ cần một hành động đơn giản “bỏ thói quen sờ tay lên mặt” sẽ giúp làn da khỏe hơn, đồng thời đây là biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa dịch bệnh Covid – 19.

Nguyễn Thế Quân

ad syt ad

Các tin khác
  • Hà Nội: Gần 381 nghìn trẻ được uống bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2024
  • Cầu Giấy: Mít tinh, diễu hành hưởng ứng tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS
  • Sơn Tây: Mít tinh hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS
  • Huyện Thường Tín tổ chức phát động xây dựng cộng đồng an toàn là trách nhiệm của toàn xã hội năm 2024
  • Huyện Thạch Thất: Gần 1.000 học sinh được xét nghiệm sàng lọc bệnh Thalassemia miễn phí
  • Điểm thông tin y tế trên các báo ngày 28/11/2024

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 482 Lượt truy cập trong tuần: 5712 Lượt truy cập trong tháng: 5712 Lượt truy cập trong năm: 2878826 Tổng số lượt truy cập: 46946214 Về đầu trang

Từ khóa » Sờ Hoặc