Hay Cáu Gắt Do đâu? 8 Nguyên Nhân Khiến Bạn Hay Nổi Nóng Cáu Gắt
Có thể bạn quan tâm
Cảm giác khó chịu và hay cáu gắt có thể liên quan đến một loạt vấn đề sức khỏe thể chất cũng như tâm thần. Tìm hiểu và điều trị đúng nguyên nhân khiến bạn dễ cáu gắt sẽ giúp bạn mau chóng cân bằng lại cảm xúc.
Một người hay cáu gắt và khó chịu thường dễ bị kích động nếu cảm thấy bị làm phiền. Điều này khiến họ dễ nổi nóng, bực bội hay nổi cơn thịnh nộ đối với những tình huống căng thẳng.
Hay cáu gắt và hay khó chịu là gì?
Theo các chuyên gia, cáu gắt là cảm xúc bình thường, thường có liên quan đến cảm giác bị kích động, thiếu kiên nhẫn và dễ cảm thấy bực mình, khó chịu.
Kiểu người đột ngột cảm thấy khó chịu, bực bội bởi những yếu tố tác động từ bên ngoài hoặc do ngay chính bên trong cơ thể họ gây ra. Ví dụ những tình huống như, họ bi áp lực căng thẳng trong cuộc sống, bị hạ đường huyết, bị thay đổi nội tiết tố…
Bên cạnh đó, triệu chứng hay nổi nóng cáu gắt kéo dài còn có thể báo hiệu vấn đề sức khỏe. Chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc đái tháo đường. Ngoài ra, cáu gắt, dễ nổi nóng, khó chịu cũng có thể là dấu hiệu của một số rối loạn tâm thần như lo âu hoặc trầm cảm.
Tình trạng cáu gắt, cảm giác khó chịu này có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân như sau:
Nguyên nhân thể lý:
- Dễ đổ mồ hôi.
- Tim đập nhanh.
- Khó tập trung, giảm chú ý.
- Thở nhanh, thở gấp, thở nông, hụt hơi.
- Mệt mỏi, mất ngủ, đang điều trị bệnh nào đó.
Nguyên nhân tâm lý:
- Trầm cảm.
- Stress, burnout.
- Mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
9 nguyên nhân phổ biến khiến bạn dễ cáu gắt, khó chịu
Cảm giác dễ nổi nóng mất kiểm soát hoặc tình trạng hay cáu gắt ở một người thường phát sinh bởi nhiều vấn đề khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất có thể là các vấn đề như sau:
1. Áp lực cuộc sống
Chịu đựng áp lực đè nặng lên tinh thần trong thời gian dài có thể khiến bạn thay đổi tính tình; và trở nên hay cáu gắt. Khi bạn bị stress và kiệt sức trong thời gian dài; bạn có thể trở nên tiêu cực và hay cáu gắt với người thân.
Căng thẳng trong cuộc sống có thể liên quan đến công việc, học tập, gia đình hoặc trải qua sang chấn. Nếu bạn đang trải qua cuộc sống căng thẳng; bạn có thể khó quản lý tâm trạng. Nếu tình trạng trên kéo dài; bạn có nguy cơ bị chai sạn về mặt cảm xúc.
Ngoài ra, một cuộc sống đầy áp lực cũng là nguyên nhân cáu gắt khiến bạn trở nên ít khoan dung hơn với người xung quanh. Điều này khiến các mối quan hệ dễ rạn nứt.
2. Trầm cảm và những cảm xúc tiêu cực
Hay cáu gắt có thể do trầm cảm. Trầm cảm không chỉ là nỗi buồn thoáng qua; rối loạn này có thể dẫn đến hàng loạt cảm xúc tiêu cực như buồn bã, mệt mỏi và tức giận.
Một số triệu chứng khác của trầm cảm cũng có thể khiến bạn hay cáu gắt. Ví dụ như khó tập trung và/hoặc khó ngủ; mất hứng thú với các hoạt động giải trí; cảm xúc trơ lì; cảm giác vô vọng và nghi ngờ bản thân, v.v.
Theo một số nghiên cứu, trong rối loạn trầm cảm, triệu chứng cáu gắt do trầm cảm thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Ngoài ra, người trầm cảm cáu gắt còn có thể dễ gây hấn; hành động mạo hiểm (tới mức nguy hiểm); lạm dụng chất gây nghiện.
3. Lo lắng quá nhiều
Thông thường, lo lắng xuất hiện nhằm bảo vệ bạn trước một tình huống gây căng thẳng; thường là khi bạn cảm thấy sợ hãi về những gì sắp diễn ra. Tuy nhiên, nếu cảm xúc lo lắng thông thường trở thành rối loạn lo âu; nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của bạn như hiệu suất công việc; sinh hoạt hàng ngày; và các mối quan hệ cá nhân.
Một trong những rối loạn lo âu phổ biến là rối loạn lo âu lan tỏa (GAD). Dấu hiệu của bệnh GAD có thể gồm:
- Chậm chạp hoặc dễ kích động.
- Cảm thấy mệt mỏi và mất năng lượng.
- Cảm thấy tự ti, vô dụng, hoặc mặc cảm tội lỗi
- Giảm khả năng tập trung, hoặc thiếu quyết đoán.
- Mất hứng thú đáng kể trong hầu hết mọi việc, mọi hoạt động hằng ngày.
- Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ hoặc ngủ nhiều quá dễ khiến bạn trở nên hay cáu gắt.
- Cảm thấy buồn chán, trống rỗng, vô vọng, hoặc dễ khóc một mình. Ở trẻ em và người lớn tuổi, có thể thấy sự cáu gắt.
- Giảm cân đáng kể dù không ăn kiêng, hoặc tăng cân trong một số trường hợp, thay đổi khẩu vị (có thể giảm hoặc tăng khẩu vị).
- Có suy nghĩ đến cái chết (hoặc sợ chết), ý nghĩ tự tự, lên kế hoạch hoặc cố gắng tự tử.
Bên cạnh đó, người mắc rối loạn cũng có thể trải qua những cơn hoảng loạn. Đây là tình trạng bạn trải qua nỗi sợ hãi mãnh liệt một cách đột ngột; và đạt đỉnh trong vòng vài phút; dẫn đến những phản ứng cơ thể nghiêm trọng. Tác nhân gây hoảng loạn ở mỗi người sẽ khác nhau; thường không có nguyên nhân rõ ràng.
Những người từng trải nghiệm cảm giác hoảng loạn sẽ vô cùng lo lắng về việc tình trạng này có thể tái phát. Lúc này, họ có xu hướng làm mọi cách để ngăn chặn điều đó xảy ra. Chính vì vậy, đây là nguyên nhân hay cáu gắt khiến người bệnh dễ nổi nóng với bất cứ thứ gì làm phiền họ.
4. Các rối loạn sợ chuyên biệt
Sợ chuyên biệt mô tả nỗi sợ hãi hoặc ác cảm mãnh liệt đối với một đối tượng; có thể là người, vật hoặc một tình huống nhất định. Suy nghĩ nhiều hoặc tiếp xúc với tác nhân gây sợ hãi có nguy cơ khiến bạn cảm thấy dễ hoảng loạn, khó chịu và hay cáu gắt.
Những người mắc rối loạn sợ chuyên biệt có thể cảm thấy cực kỳ sợ hãi và lo lắng về một số yếu tố như: Máy bay, độ cao, kim tiêm, sợ máu; đi ra ngoài, tình huống xã hội, sợ động vật.5. Thiếu ngủ
Việc không ngủ đủ giấc (hay thiếu ngủ) thường dẫn đến cảm giác khó chịu, gắt gỏng. Đặc biệt, trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị kích động và bộc lộ cảm xúc khác thường nếu ngủ không đủ giấc.
Thiếu ngủ là một biểu hiện của rối loạn giấc ngủ. Bạn có thể trằn trọc, thao thức và khó đi vào giấc ngủ; hoặc ngủ không sâu giấc, dễ thức giấc trong đêm và khó ngủ trở lại; hoặc dậy sớm hơn bình thường.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên rối loạn giấc ngủ; ví như lo âu, trầm cảm, và các bệnh lý y khoa khác… Trường hợp mất ngủ do bệnh lý hay rối loạn; bạn cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để giải quyết gốc rễ của bệnh.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh – CDC khuyến nghị về thời lượng giấc ngủ, người lớn cần ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm; đối với trẻ vị thành niên giấc ngủ nên kéo dài 8–10 giờ; trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi có thể sẽ cần ngủ từ 14-16 giờ mỗi ngày.6. Hạ đường huyết
Hạ đường huyết là một trong những vấn đề dễ tác động đến tình trạng sức khỏe thể chất và tâm thần. Thông thường, hạ đường huyết phổ biến ở những người mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) do sử dụng insulin; hoặc một số thuốc điều trị đái tháo đường khác không đúng cách.
Mặc dù vậy, người bình thường vẫn có khả năng hạ đường huyết khi nhịn đói trong nhiều giờ liền.
Lượng đường trong máu thấp có thể kéo theo một loạt triệu chứng như:
- Đau đầu.
- Buồn ngủ.
- Run tay chân.
- Khó tập trung.
- Nhịp tim nhanh.
- Lo lắng hoặc hay cáu gắt.
- Cảm thấy chóng mặt hoặc lâng lâng.
Ngoài ra, tình trạng hạ đường huyết cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến giấc ngủ. Lúc này, bạn có thể gặp ác mộng hoặc đổ nhiều mồ hôi suốt đêm.
7. Mất cân bằng nội tiết tố gây thay đổi tâm trạng
Người bị mất cân bằng nội tiết tố có thể biểu hiện nhiều triệu chứng cơ thể và tâm thần khác nhau; trong đó bao gồm cả triệu chứng hay cáu gắt. Các tình huống căng thẳng, chế độ dinh dưỡng kém và thiếu ngủ là những yếu tố trực tiếp gây nên sự rối loạn hormone.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân mất cân bằng nội tiết tố phổ biến khác có thể gồm:
- Cường giáp.
- Đái tháo đường.
- Thời kỳ mãn kinh.
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
Ở nam giới, nồng độ estrogen cao hoặc mức testosterone thấp cũng là nguyên nhân gây hay cáu gắt.
8. Hội chứng tiền kinh nguyệt
Các triệu chứng tiền kinh nguyệt là ví dụ cụ thể cho tình trạng mất cân bằng hormone gây thay đổi tâm trạng theo hướng tiêu cực và hay cáu gắt.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, hội chứng tiền kinh nguyệt rất phổ biến. Hơn 90% phụ nữ có thể bắt gặp những dấu hiệu bất thường vào khoảng 1–2 tuần trước chu kỳ kinh nguyệt của họ, bao gồm:
Vấn đề thường gặp hay dễ khiến bạn cáu gắt trước khi có kinh nguyệt:
- Mệt mỏi.
- Đầy hơi.
- Đau đầu.
- Thèm ăn.
- Táo bón hoặc tiêu chảy.
- Dễ lo lắng hoặc dễ khóc.
- Tâm trạng tệ, hay cáu gắt.
- Ngực căng tức hoặc sưng.
9. Cơn đau mãn tính
Có nhiều loại đau mãn tính khác nhau, bao gồm:
- Đau do ung thư.
- Đau dây thần kinh.
- Đau do tình trạng xương, cơ hoặc khớp.
- Đau mãn tính cũng có thể do các bệnh như đau nửa đầu, loãng xương, viêm khớp và các bệnh cơ xương khác; hoặc sau chấn thương hoặc phẫu thuật gây ra.
Chính những cơn đau mãn tính này khiến người bệnh khó chịu và cáu gắt khi bị đau. Đặc biệt, nếu họ có những suy nghĩ tiêu cực về cơn đau mãn tính của mình; tâm trạng của họ dễ bị thay đổi theo; khiến họ trở nên nhạy cảm, dễ bực tức hơn so với bình thường.
Làm thế nào để giải quyết tình trạng hay cáu gắt, khó chịu?
Xác định đúng nguyên nhân để giải quyết
Để chấm dứt tình trạng khó chịu và hay cáu gắt, bạn cần xác định rõ nguyên nhân hay cáu gắt của mình là gì. Giải quyết đúng nguyên nhân sẽ nhanh chóng giúp bạn vượt qua cơn cáu gắt của mình.
Đối với những vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm; bác sĩ tâm thần sẽ kê toa một số thuốc chống trầm cảm cho bạn. Ngoài ra, trải lòng cùng chuyên gia tâm lý cũng giúp giảm bớt một số triệu chứng như sợ hãi, lo lắng hoặc khó chịu.
Nếu bạn hay cáu gắt do mất cân bằng nội tiết tố, thay đổi chế độ ăn uống và điều chỉnh lối sinh hoạt cần được ưu tiên hàng đầu.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn liệu pháp hormone để điều trị. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng biện pháp này không hoàn toàn phù hợp với tất cả mọi người. Do vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định bổ sung nội tiết tố.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Thực tế, chất lượng giấc ngủ tốt có khả năng ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh thần cũng như thể chất, như:
- Nâng cao tâm trạng.
- Cải thiện sự tập trung.
- Hỗ trợ hoạt động của tế bào miễn dịch.
- Giảm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như như các bệnh về tim mạch, trầm cảm…
Do đó, nhằm nâng cao chất lượng giấc ngủ, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau:
- Thường xuyên tập thể dục.
- Đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh.
- Tập thói quen đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ mỗi ngày.
- Không dùng thiết bị điện tử (tivi, máy tính, điện thoại…) khi chuẩn bị đi ngủ.
- Không ăn quá nhiều hoặc tiêu thụ caffeine hay cồn (rượu, bia…) trước khi đi ngủ.
Kết luận
Tâm trạng khó chịu và hay cáu gắt có thể khiến chất lượng cuộc sống của bạn đi xuống. Vì vậy, nếu nhận thấy những cảm xúc tiêu cực thường xuyên bộc lộ; bạn nên nhanh chóng tìm kiếm sự giúp đỡ y tế từ các chuyên gia trị liệu tâm lý.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Dễ Cáu Gắt Dễ Khóc
-
Dễ Cáu Gắt, Khóc Nhiều, Không Muốn Giao Tiếp... Có Phải Cháu Mắc ...
-
Dễ Xúc động, Cáu Gắt, Có Phải Tôi đã Bị RỐI LOẠN THẦN KINH ...
-
Hay Suy Nghĩ, Cáu Gắt, Căng Thẳng, Lo Sợ Cảnh Báo Bệnh Gì? - Vinmec
-
Đang Yên Lành Bỗng Dễ Khóc, Bỏ ăn, Mất Ngủ... Bị Bệnh Gì Gì?
-
Trở Nên Hay Cáu Gắt đã Là Bệnh? - Báo Tuổi Trẻ
-
Bạn đang Mắc Bệnh Trầm Cảm ở Mức độ Nào?
-
Lý Giải Nguyên Nhân Phụ Nữ Dễ Khóc Trong Ngày đèn đỏ - Suckhoe123
-
Các Hội Chứng Tâm Lý Dễ Mắc ở Tuổi Dậy Thì
-
Các Dấu Hiệu Trầm Cảm Thường Bị Nhầm Lẫn Và Bỏ Qua
-
6 Điều Kiện Thường Gặp Gây Ra Chứng Trầm Cảm
-
Trầm Cảm: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, đối Tượng Và Cách điều Trị
-
Nhận Biết Các Triệu Chứng Của Bệnh Trầm Cảm
-
Nhận Biết Hội Chứng Trầm Cảm - Báo Thanh Niên
-
Rối Loạn Trầm Cảm ở Trẻ Em Và Vị Thành Niên - Khoa Nhi - MSD Manuals
-
Trầm Cảm Sau Sinh: Dấu Hiệu, Cách điều Trị Và Thoát Khỏi Trầm Cảm
-
Ngày Càng Nhiều Phụ Nữ Mắc Chứng Trầm Cảm Sau Sinh
-
Trầm Cảm Sau Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và điều Trị