Hãy Đi Đến Si Ôn! Hãy Đi Đến Si Ôn!
Có thể bạn quan tâm
Tháng Mười Một Năm 2002
Mục Lục
Bản Tóm Lược về Đại Hội Trung Ương Bán Niên Kỳ Thứ 172
“Ôi Ước Gì Tôi Là một Thiên Sứ Và Có Thể Làm Thỏa Mãn Được Sự Mong Muốn của Lòng Tôi”
Được Thượng Đế Kêu Gọi
Giáo Hội Toàn Cầu Được Ban Phước nhờ vào Tiếng Nói của Các Tiên Tri
Một Tiếng Nói Hoan Hỷ cho Các Con Trẻ của Chúng Ta
Được Ôm vào Vòng Tay Thương Yêu của Ngài
Việc Này Có Ích Lợi Gì cho Tôi?
Phần Tán Trợ Các Chức Sắc của Giáo Hội
Không Phải Mười Người Đều Được Sạch Cả Sao?
Tiền Thập Phân: Một Thử Thách của Đức Tin với Các Phước Lành Vĩnh Cửu
Dầu Chẳng Vậy
Sự Hy Sinh Mang Đến Các Phước Lành của Thiên Thượng
Được Kêu Gọi Phục Vụ
“Phước Thay Cho Những Kẻ Giải Hòa”
Vị Tộc Trưởng Giáo Khu
Thế Hệ Cao Quý Nhất của Những Người Truyền Giáo
Tôi Tin Rằng Tôi Có Thể Làm Được, Tôi Đã Biết Là Tôi Có Thể Làm Được
Hãy Êm Đi, Lặng Đi
Cùng Các Người Nam của Chức Tư Tế
Những Người Gương Mẫu để Noi Theo
Con Sẽ Đi Đến Nơi Nào Ngài Sai Con
Để Họ Cũng Hiệp Làm Một Như Chúng Ta Vậy
Người Phụ Nữ Có Đức Tin
Đáp Ứng Sự Kêu Gọi của Các Anh Chị Em
Nền Tảng Kỳ Diệu của Đức Tin Chúng Ta
Há Con Người Sẽ Thấy Đức Tin Trên Mặt Đất Chăng?
Để Trút Bỏ Những Gánh Nặng
Chịu theo những Khuyên Dỗ của Đức Thánh Linh
Vui Thú và Hạnh Phúc
Hãy Đi Đến Si Ôn! Hãy Đi Đến Si Ôn!
Cha Ơi, Cha Còn Thức Không
Mỗi Người Chúng Ta Phải Là Người Tốt Hơn
Băng Video: “Tôi Đây, Xin Phái Tôi Đi”
Với một Tấm Lòng Thánh Thiện
Ban Phước cho Gia Đình mình Qua các Giao Ước của chúng ta
Lòng Bác Ái: Mỗi Lần, Một Gia Đình, Một Mái Nhà
Các Chị Em Là Những Người Đều Được Thượng Đế Gửi Đến Đây
Họ Ngỏ Lời cùng Chúng Ta
Sự Giảng Dạy cho Thời Chúng Ta, 2003
Tin Tức của Giáo Hội
Các Vị Lãnh Đạo Mới Được Kêu Gọi, Các Chính Sách Được Thông Báo
Tổng Thống Ghana Bày Tỏ Lòng Cám Ơn Những Sự Phục Vụ Nhân Đạo
Giáo Hội Tổ Chức Chương Trình Xây Đắp Nhịp Cầu Thông Cảm
Giáo Hội Thánh Hữu Ngày Sau Là Giáo Phái Tăng Trưởng Nhanh Nhất của Hoa Kỳ
Bản Mục Lục Giáo Lễ Có Sẵn trên Mạng Lưới Internet
Anh Cả Craig C. Christensen Thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi
Anh Cả James M. Dunn Thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi
Anh Cả Daryl H. Garn Thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi
Anh Cả D. Rex Gerratt Thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi
Anh Cả Spencer V. Jones Thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi
Susan Winder Tanner Chủ Tịch Trung Ương Hội Thiếu Nữ
Julie Bangerter Beck Đệ Nhất Cố Vấn, Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Thiếu Nữ
Elaine Schwartz Dalton Đệ Nhị Cố Vấn, Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Thiếu Nữ
Trong khi chúng ta họp với các tín hữu Giáo Hội trên khắp thế giới, có một thử thách mà dường như khá phổ thông—đó là có đủ thời giờ để làm mọi thứ cần làm. Trong số những người mà có ít phương tiện, thì cần có nhiều thời giờ hơn để bảo đảm những thứ cần thiết của cuộc sống. Trong số những người có đủ phương tiện, thì cần có nhiều thời giờ hơn để vui hưởng những xa hoa của cuộc sống. Thử thách này làm nản chí bởi vì thời giờ bị giới hạn; con người không thể kéo dài thêm ngày cũng như không thể làm năm dài thêm.
Thế gian là thủ phạm. Khi thế gian vất vả với những cách thức hữu hiệu hơn để quản trị thời giờ, thì nó quyến dụ chúng ta càng ngày càng nhiều đeo đuổi những vật chất thế gian. Nhưng cuộc sống không phải là một cuộc tranh đấu với thời giờ—đó là một cuộc tranh đấu giữa điều tốt và điều xấu.
Việc phải làm gì đối với tất cả điều này có thể là một trong những quyết định khó khăn hơn trong cuộc sống. Năm 1872, Tiên Tri Brigham Young đã khuyên bảo các Thánh Hữu về chính vấn đề này. Lời khuyên dạy của ông trở nên quan trọng và xác đáng hơn theo năm tháng trôi qua. Ông đã nói: “Hãy dừng lại! Hãy chờ! Khi các anh chị em thức dậy buổi sáng, trước khi các anh chị em cho phép mình ăn một bữa ăn,… hãy cúi đầu xuống trước Chúa, cầu xin Ngài tha thứ các tội lỗi của mình và bảo vệ các anh chị em trong ngày, gìn giữ các anh chị em khỏi sự cám dỗ và tất cả mọi điều ác, hướng dẫn bước đi của các anh chị em được ngay đúng, ngõ hầu các anh chị em có thể làm một điều gì trong ngày đó mà có lợi ích cho vương quốc của Thượng Đế trên thế gian. Các anh chị em có thời giờ để làm điều này không?… Đây là lời khuyên bảo mà hôm nay tôi có cho các Thánh Hữu Ngày Sau. Hãy dừng lại, đừng vội vã… . các anh chị em đã vội vã quá nhiều rồi; các anh chị em không đi họp đủ, các anh chị em không cầu nguyện đủ, các anh chị em không đọc Thánh Thư đủ, các anh chị em không suy ngẫm đủ, các anh chị em luôn luôn hối hả, và vội vã như thế nên các anh chị em không biết phải làm gì trước… . Tôi xin nói điều này bằng một lời giản dị—một lời giản dị và [thân mật] nhất mà có thể được dùng đến—‘Hãy lật ngửa cái dĩa của mình’ ngõ hầu khi nồi cháo có đổ xuống thì các anh chị em có thể hứng được đầy cháo.”1
Hãy sử dụng kế hoạch phúc âm để đặt ra các ưu tiên thích hợp. Chúa dạy rằng: “Vậy nên, chớ tìm kiếm những sự việc của thế gian này mà hãy cố gắng trước hết xây đắp vương quốc của Thượng Đế [hay Si Ôn], và thiết lập sự ngay chính của Ngài; và tất cả mọi điều này sẽ được ban thêm cho ngươi.”2
Là một thiếu niên lớn lên ở miền nam Utah, các khái niệm về Si Ôn thì không được rõ ràng lắm đối với tôi bằng ngày nay. Chúng tôi sống trong một thị trấn nhỏ không xa Zion National Park (Công Viên Quốc Gia Si Ôn). Trong nhà thờ, chúng tôi thường hát những lời quen thuộc này:
Y Sơ Ra Ên, Y Sơ Ra Ên, Thượng Đế đang kêu gọi,
Kêu gọi ngươi từ các vùng đất đau khổ.
Đế quốc Ba By Lôn đang sụp đổ;
Thượng Đế sẽ lật đổ mọi đền đài dinh thự của nó.
Hãy đi đến Si Ôn, hãy đi đến Si Ôn
Trước khi Ngài trút cơn thịnh nộ.
Hãy đi đến Si Ôn, hãy đi đến Si Ôn
Trước khi Ngài trút cơn thịnh nộ.3
Trong đầu óc trẻ thơ của mình, tôi đã nhìn thấy các vách núi hùng vĩ và mỏm đá cao chót vót của công viên quốc gia đó. Một dòng sông đôi khi êm đềm, đôi khi lại là một dòng nước chảy xiết dữ dội, uốn khúc quanh các hẻm núi với vách núi cao sừng sững. Các anh chị em có lẽ tưởng tượng ra được sự hoang mang được trải qua mà tôi lúc bấy giờ là một đứa bé trai cố gắng kết hợp những lời của bài thánh ca với cảnh vật chung quanh quen thuộc của công viên quốc gia xinh đẹp đó. Mặc dù nó không hợp lý lắm, nhưng trong trí tôi nảy ra ấn tượng rằng Si Ôn là một điều gì hùng vĩ và thiêng liêng. Qua nhiều năm tháng, một sự hiểu biết lớn lao hơn đã đạt được. Trong thánh thư, chúng ta đọc: “Vậy nên, thật vậy, Chúa đã phán rằng: Si Ôn hãy vui lên, vì đây chính là Si Ôn—Là trái tim tinh khiết.”4
Sự thiết lập Si Ôn phải là ý định của mỗi tín hữu của Giáo Hội này. Có thể nói một cách chắc chắn rằng: Khi chúng ta hết lòng cố gắng xây dựng và thiết lập Si Ôn, thì các vấn đề đối với việc có quá ít thời giờ sẽ biến mất. Những niềm vui và các phước lành sẽ có khi tham gia vào một sinh hoạt cao quý như thế. Cuộc sống của một cá nhân sẽ được biến đổi. Căn nhà không còn giống như một khách sạn mà là một nơi bình an, an toàn và yêu thương. Xã hội chính nó cũng thay đổi. Trong Si Ôn, hết có những sự bất hòa và cãi vã; sự phân chia giai cấp và lòng căm thù biến mất; không ai nghèo khó—về phương diện thuộc linh hay vật chất; những biến động, sự thờ lạy hình tượng và tất cả mọi hình thức tà ác không còn nữa. Như nhiều người đã chứng thực: “Hẵn nhiên là chẳng có một dân tộc nào trong những dân tộc do bàn tay Thượng Đế tạo ra mà được hạnh phúc hơn dân này”.5
Vị tiên tri thời xưa, Hê Nóc, đã lao nhọc nhiều năm để mang dân của ông đến tình trạng ngay chính này. Giống như thời kỳ của chúng ta, họ cũng sống trong một thời kỳ căm thù, tà ác, chiến tranh và đổ máu. Nhưng người ngay chính thì phản ứng như sau: “Và Chúa gọi dân Ngài là Si Ôn, vì họ đồng một lòng, một trí và sống trong sự ngay chính, giữa họ không có người nào nghèo khó.”6
Hãy lưu ý đặc biệt đến chữ vì trong câu thánh thư này. Si Ôn được thiết lập và thịnh vượng vì nhờ vào cuộc sống và việc làm lao nhọc do Thượng Đế soi dẫn cho những người dân trong Si Ôn. Si Ôn có được không phải như một sự ban cho, mà bởi vì những người dân giao ước, đức hạnh đã cùng nhau họp lại và xây đắp nó. Chủ Tịch Spencer W. Kimball đã nhận xét: “Khi chúng ta cùng hát ‘Hãy Đi đến Si Ôn,’ chúng ta có ý nói… đi đến tiểu giáo khu, chi nhánh, phái bộ truyền giáo, giáo khu, và phụ giúp xây đắp Si Ôn”.7 Như vậy, khi quy tụ lại theo cách thức do Chúa chỉ định, các Thánh Hữu Ngày Sau tận tâm cố gắng xây đắp Si Ôn là “vương quốc của Thượng Đế chúng ta và của Đấng Ky Tô của Ngài,”8 chuẩn bị cho ngày tái lâm của Chúa.9
Chủ Tịch Hinckley đã nhắc nhở chúng ta rằng “chính nghĩa này mà chúng ta tham gia vào không phải là một chính nghĩa thông thường. Đó là chính nghĩa của Đấng Ky Tô. Đó là vương quốc của Thượng Đế Đức Chúa Cha Vĩnh Cửu của chúng ta. Đó là sự xây đắp Si Ôn trên thế gian.”10
“Nếu chúng ta phải xây đắp Si Ôn mà các tiên tri đã nói đến và Chúa đã ban cho lời hứa lớn lao về nó, thì chúng ta phải từ bỏ tính ích kỷ mà chiếm hết thì giờ và nghị lực của mình. Chúng ta sẽ trở nên khắc phục lòng yêu thích sung túc và nhàn hạ của mình, và chính trong nỗ lực và sự vất vả, ngay cả trong bước đường cùng của mình, chúng ta cũng phải trở nên biết rõ hơn về Thượng Đế của chúng ta”11
Trong số các giáo lý mà là nguồn gốc của thánh ban cao nhất của tổ chức chức tư tế là tình yêu thương, sự phục vụ, sự làm việc, sự tự lực, sự dâng hiến và sự trông coi quản lý.12 Để hiểu rõ hơn cách thức chúng ta có thể xây đắp Si Ôn trên các lẽ thật cơ bản này, chúng ta hãy xem xét bốn lẽ thật.
Lẽ thật đầu tiên là tình yêu thương.
“Đức Chúa Giê Su đáp rằng: Người hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi. Ấy là điều răn thứ nhứt và lớn hơn hết. Còn điều răn thứ hai đây, cũng như vậy: Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình. Hết thảy luật pháp và lời tiên tri đều bởi hai điều răn đó mà ra.”13
Yêu mến Thượng Đế hơn bất cứ điều gì khác bắt buộc chúng ta phải điều khiển các ưu tiên của mình, xếp đặt cuộc sống của mình để được phù hợp với ý muốn của Ngài. Chúng ta học biết yêu mến tất cả mọi sự sáng tạo của Thượng Đế, kể cả đồng loại của chúng ta. Việc đặt Thượng Đế trước hết trong mọi sự việc khơi dậy tình yêu thương và lòng tận tụy lớn lao hơn giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái. Trong Si Ôn, chúng ta thấy rằng “mọi người đều phải tìm cách làm lợi cho người lân cận mình, và phải làm mọi việc với con mắt duy nhất hướng về vinh quang của Thượng Đế”14
Kế đến là sự làm việc. Sự làm việc là nỗ lực của thể xác, tâm thần hay thuộc linh. Chúa đã truyền lệnh rằng: “Ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn.”15 Sự làm việc là nguồn hạnh phúc, tự trọng và thịnh vượng. Trong hệ thống kinh tế của Thượng Đế, không có chỗ cho sự lừa đảo và tính tham lam. Sự làm việc phải là sự lao nhọc lương thiện với mục đích bao quát và thiêng liêng này: “Nhưng người lao động ở Si Ôn sẽ lao động vì Si Ôn; vì nếu họ lao động vì tiền bạc thì họ sẽ bị hủy diệt.”16
Kế đến là sự tự lực. Nó phải đi trước quyền tự quyết và sự an toàn cá nhân. Giáo Hội này và các tín hữu của Giáo Hội được Chúa truyền lệnh phải luôn chuẩn bị, tự túc và tự lập.17 Thời kỳ sung túc là thời kỳ phải sống tằn tiện và dự phòng. Thời kỳ thiếu thốn là thời kỳ phải sống đạm bạc và sống với đồ đã dự phòng.
“Không một Thánh Hữu Ngày Sau chân chính nào, trong khi có khả năng về thể chất hoặc cảm xúc, lại chịu giao phó gánh nặng của chính mình hoặc sự an lạc của gia đình mình cho một người nào khác. Cho đến chừng nào có thể được, dưới sự soi dẫn của Chúa và với sự lao nhọc của chính mình, người ấy sẽ tự chu cấp cho mình và cho gia đình mình với những điều cần thiết thuộc linh và vật chất của cuộc sống.”18
Chúng ta là các con trai và con gái của Thượng Đế và thực sự lệ thuộc vào Ngài về tất cả những gì mà chúng ta có. Nếu chúng ta tuân giữ các giáo lệnh của Ngài, thì Ngài sẽ không bao giờ bỏ mặc chúng ta. Nhưng Cha Thiên Thượng không làm cho chúng ta những gì chúng ta có thể làm và phải làm cho bản thân mình. Ngài kỳ vọng chúng ta sử dụng các phương tiện mà chúng ta nhận được từ Ngài để chăm sóc bản thân mình và gia đình mình. Khi làm như vậy, là chúng ta sống tự túc.19
Cuối cùng là sự dâng hiến. Giao ước dâng hiến gồm có sự hy sinh; bao gồm tình yêu thương, sự làm việc và sự tự túc; và là nền tảng của việc thiết lập vương quốc của Thượng Đế. Chúa đã phán: “Si Ôn không thể được xây dựng nếu không do những nguyên tắc của luật pháp vương quốc thiên thượng.”20 Giao ước dâng hiến là điều chính yếu của luật pháp này. Nó chưa từng bị bãi bỏ hay loại bỏ. Nó là “sự hiến tặng thời gian, tài năng và phương tiện của một người chăm sóc cho những người đang lúc khó khăn—dù về phương diện thuộc linh hay vật chất—và trong việc xây đắp vương quốc của Chúa.”21
Những nguyên tắc này về tình yêu thương, sự làm việc, sự tự túc và sự dâng hiến là do Thượng Đế ban cho. Những người mà chấp nhận các nguyên tắc này, và tự mình sống theo các nguyên tắc này, thì trở nên thanh khiết trong tâm hồn. Sự đoàn kết ngay chính là nét đặc trưng của xã hội họ, sự bình an và hòa thuận của họ trở thành một cờ hiệu của các quốc gia. Tiên Tri Joseph Smith đã nói:
“Việc xây đắp Si Ôn là một chính nghĩa mà đã làm dân của Thượng Đế trong mọi thời đại quan tâm; đó là đề tài mà các tiên tri, các thầy tư tế và vua chúa đã nói đến với sự thích thú lạ kỳ,… nó được để cho chúng ta trông thấy, tham gia vào và giúp đẩy mạnh vinh quang Ngày Sau [của Si Ôn]… một việc làm nhằm mang lại sự hủy diệt các quyền năng của bóng tối, sự đổi mới của trái đất, vinh quang của Thượng Đế và sự cứu rỗi của gia đình nhân loại.”22
Tôi làm chứng rằng những điều này là chân chính. Gordon B. Hinckley là tiên tri của Thượng Đế trên thế gian, cũng như Joseph Smith Jr lúc xưa. Vương quốc của Thượng Đế là Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô và sẽ trở thành Si Ôn với tất cả vẻ xinh đẹp của nó. Đấng Ky Tô là Đấng Cứu Thế, Vị Nam Tử Yêu Quý của Thượng Đế hằng sống, Đấng Chí Thánh. Trong tôn danh của Chúa Giê Su Ky Tô, A Men.
Từ khóa » Bước Lên Si ôn
-
Ta Bước Lên Si-ôn – Thu Vien Tin Lanh - Thư Viện Tin Lành
-
Bước Lên Si-ôn - VietChristian Reader
-
TC 22. Ta Bước Lên Si ôn - YouTube
-
Ta Bước Lên Si-ôn - Thánh Ca Tin Lành
-
Hợp Âm Thánh Ca 22: Ta Bước Lên Si-Ôn - TLH
-
Sheet Thánh Ca 22: Ta Bước Lên Si-Ôn - TLH - Thánh Ca
-
4. Ta Bước Lên Si-ôn - Trung Tâm Truyền Giáo Việt Nam
-
Ta Bước Lên Si-ôn - Thánh Ca Online
-
22. Ta Bước Lên Si-Ôn
-
Ta Bước Lên Si-ôn | Praise Jesus
-
Ta Bước Lên Si-ôn - Thanh Niên Tin Lành
-
Si-ôn Là Gì? Núi Si-ôn Là Gì? Nghĩa Của Từ Si-ôn Theo Kinh Thánh Là Gì?
-
38 – Ta Bước Lên Si-ôn | ASPECTS OF LIFE