Hãy Nêu Từng Loại Miễn Dịch Nhân Tạo
Có thể bạn quan tâm
Những câu hỏi liên quan
Cho sơ đồ sau
Hãy cho ví dụ minh họa từng loại miễn dịch (1) và (2).
Em hãy nêu ví dụ về xen canh các loại cây trồng mà em biết.
- lý thuyết
- trắc nghiệm
- hỏi đáp
- bài tập sgk
trình bày những loại miễn dịch mà em bk? cho vd?
Các câu hỏi tương tự
Các tế bào của hệ thống miễn dịch được kích hoạt khi một kháng nguyên lạ (Ag) được nhận ra bởi các thụ thể bề mặt tế bào. Những thụ thể bề mặt tế bào này có thể
Đặc hiệu phổ rộng (ví dụ, các thụ thể nhận dạng đặc trưng như thụ thể Toll-like, mannose và scavenger trên các tế bào đuôi gai và các tế bào khác)
Đặc hiệu cao (kháng thể biểu hiện trên tế bào B hoặc thụ thể tế bào T biểu hiện trên tế bào T)
Các thụ thể với phổ đặc hiệu rộng nhận dạng các mẫu phân tử liên quan đến bệnh lý vi khuẩn như lipopolysaccharide Gram âm, peptidoglycans Gram dương, flagellin vi khuẩn, các dinucleotide cytosine-guanosine chưa được methyl hóa (CpG motifs) và RNA chuỗi kép siêu vi. Những thụ thể này cũng có thể nhận ra các phân tử được tạo ra bởi các tế bào bị stress hoặc bị nhiễm trùng (được gọi là mô hình phân tử thiệt hại).
Sự hoạt hóa cũng có thể xảy ra khi phức hợp kháng thể-kháng nguyên và bổ thể-vi sinh vật liên kết với các thụ thể bề mặt đối với vùng có thể kết tinh (Fc) của IgG (Fc-gamma R) và đối với C3b và iC3b.
Sau khi được công nhận, một phức hợp kháng nguyên, kháng nguyên-kháng thể, hoặc phức hợp bổ thể-vi sinh vật sẽ được đưa vào bên trong. Hầu hết các vi sinh vật đều bị giết chết sau khi chúng bị thực bào, nhưng một số khác lại ức chế khả năng giết chết tế bào trong nội bào (ví dụ, mycobacteria đã bị bắt bởi đại thực bào ức chế khả năng giết chết của tế bào đó). Trong những trường hợp như vậy, các cytokine có nguồn gốc từ tế bào T, đặc biệt là các interferon-gamma (IFN-gamma), kích thích thực bào để sản xuất nhiều enzyme ly giải và các sản phẩm diệt vi khuẩn khác và do đó tăng cường khả năng giết hoặc cô lập các vi sinh vật.
Trừ phi kháng nguyên bị thực bào và giáng hoá nhanh (một sự kiện không thường xuyên), đáp ứng miễn dịch mắc phải được bổ sung thông qua việc nhận diện kháng nguyên bởi các thụ thể đặc hiệu cao trên bề mặt của tế bào B và T. Đáp ứng này bắt đầu bằng
Lách để kháng nguyên lưu hành
Các hạch bạch huyết khu vực cho kháng nguyên mô
Các mô bạch huyết gắn liền với niêm mạc (ví dụ, amidan, adenoids, các mảng Peyer) cho kháng nguyên niêm mạc
Ví dụ, các tế bào đuôi gai Langerhans trong da thực bào kháng nguyên và di chuyển đến các hạch bạch huyết vùng; ở đó, các peptide có nguồn gốc từ kháng nguyên được biểu hiện trên bề mặt của tế bào đuôi gai trong các phân tử phức hợp hòa hợp mô class II (MHC Kháng nguyên bạch cầu người (HLA) Hệ thống ), nó trình diện peptide cho các tế bào T hỗ trợ CD4 (Th). Khi mà tế bào Th tham gia phức hợp MHC-peptide và nhận được các tín hiệu đồng kích thích khác nhau (có thể bị ức chế bởi một số loại thuốc ức chế miễn dịch), nó được kích hoạt để biểu hiện thụ thể cho cytokine iterleukin (IL)-2 và tiết ra một số cytokine. Mỗi tập con của tế bào Th tiết ra các phức hợp khác nhau và do đó tạo thành các phản ứng miễn dịch khác nhau.
Các phân tử MHC class II thường trình diện các peptide có nguồn gốc từ kháng nguyên ngoại bào (ngoại sinh) (ví dụ, từ nhiều vi khuẩn) đến tế bào CD4 Th ; ngược lại, các phân tử MHC trong lớp I thường trình diện các peptide có nguồn gốc từ kháng nguyên nội bào (nội sinh) (ví dụ, từ virut) đến tế bào T CD8. Các tế bào T gây độc được kích hoạt sau đó giết chết các tế bào bị nhiễm bệnh.
Miễn dịch là khả năng đề kháng của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh khác nhau nhằm bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Khả năng miễn dịch của cơ thể có được nhờ vai trò của hệ thống miễn dịch. Các nhà miễn dịch học chia miễn dịch làm 2 loại dựa trên cách hình thành của miễn dịch. Hai loại miễn dịch này bao gồm miễn dịch tự nhiên và miễn dịch đặc hiệu có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Miễn dịch tự nhiên còn gọi là miễn dịch không đặc hiệu hay miễn dịch bẩm sinh. Miễn dịch tự nhiên hay miễn dịch không đặc hiệu là hàng rào đầu tiên bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của các vi sinh vật.
Miễn dịch không đặc hiệu xuất hiện một cách tự nhiên, truyền từ đời này sang đời khác theo di truyền. Ngay từ lúc mới sinh khả năng miễn dịch này đã luôn ở trạng thái sẵn sàng nhận diện và loại bỏ các vi sinh vật và phát huy tác dụng ngay khi sinh vật xâm nhập vào các mô của cơ thể.
Hệ thống miễn dịch tự nhiên gồm các hàng rào giải phẫu, các thành phần tế bào và những phân tử do tế bào tiết ra. Hàng rào giải phẫu cơ học bao gồm da và các lớp biểu mô bên trong, sự chuyển động của ruột và sự dao động của các vi nhung mao phế quản phổi. Cùng với các hàng rào đó, các hóa chất và chất sinh học cũng tham gia vào sự bảo vệ các bề mặt của cơ thể.
Hệ thống miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo trong cơ thể– Tính không đặc hiệu: Miễn dịch không đặc hiệu sử dụng cùng cơ chế chống lại nhiều sinh vật khác nhau, không có phản ứng chống lại các chất không phải của vi sinh vật và đáp ứng không mạnh hơn sau mỗi lần tiếp xúc với vi sinh vật. Miễn dịch tự nhiên đáp ứng không đặc hiệu với kháng nguyên và phản ứng tốt như nhau với một loạt các vi sinh vật.
– Tính phổ biến: Miễn dịch tự nhiên có các đội quân bảo vệ có mặt ở hầu hết các mô của cơ thể, chúng xuất hiện liên tục và sẵn sàng được huy động khi có nhiễm trùng.
– Không có ghi nhớ miễn dịch: Miễn dịch tự nhiên không có trí nhớ miễn dịch.
Miễn dịch tự nhiên bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố lạ xâm nhập bằng các cơ chế vật lý, hóa học và sinh học nhằm ngăn chặn cơ thể khỏi sự tấn công từ môi trường phức tạp bên ngoài.
Tham gia vào đáp ứng miễn dịch theo cơ chế vật lý gồm có da và niêm mạc.
Da là hàng rào bảo vệ đầu tiên ngăn cản các yếu tộ ngoại lai xâm nhập vào bên trong cơ thể. Da có cấu tạo gồm nhiều lớp và lớp ngoài cùng liên tục đổi mới khi không có tổn thương là hàng rào vật lý vững chắc bảo vệ cơ thể.
Niêm mạc là một lớp lót mỏng có nguồn gốc từ nội bì và có mặt tại nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Niêm mạc có độ đàn hồi cao và thường xuyên có lớp chất nhầy là đặc tính giúp các vật lạ không thể bám vào tế bào niêm mạc. Hơn thế nữa, một số niêm mạc còn chứa dịch tiết như niêm mạch mắt, mũi,…hay có chứa các vi nhung mao hư niêm mạc đường hô hấp,… có tác dụng cuốn trôi và đẩy các yếu tố lạ ra khỏi cơ thể.
Hệ thống miễn dịch tự nhiên có các tế bào có chức năng miễn dịch bao gồm các tế bào thực bào trong máu sẽ tiến hành bắt giữ và tiêu diệt các tế bào lạ đã xâm nhập qua hàng rào da và niêm mạc. Các tế bào thực bào bao gồm các bạch cầu đa nhân trung tính và các đại thực bào có nhiệm vụ bắt và thực bào các yếu tố lạ xâm phạm cơ thể.
Hệ thống miễn dịch tự nhiên còn có các tế bào khuếch đại thực bào như hệ thống bổ thể, tế bào diệt tự nhiên NK, bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu ưa acid tham gia thực hiện đáp ứng miễn dịch. Hệ thống bổ thể sau khi được hoạt hóa sẽ tiến hành đánh động hấp dẫn các bạch cầ tới ổ viêm, gây giãn mạch và tăng tính thấm để khuếch đại khả năng thực bào của bạch cầu. Tế bào diệt tự nhiên NK có vai trò tiêu diệt các tế bào u, tế bào nhiễm virus nhằm ngăn chặn lây qua các tế bào cùng loại. Bạch cầu ưa kiềm thực hiện nhiệm vụ tiết hóa chất trung gian nhằm tăng cường quá trình viêm do đó tăng cường hoạt độngt hực bào của bạch cầu. Bạch cầu ưa acid có vai trò diệt protein lạ, có ý nghiã khi bị dị ứng hoạc nhiễm ký sinh trùng.
Hệ thống miễn dịch tự nhiên cũng thực hiện chức năng miễn dịch thông qua các chất dịch sinh học do các tế bào miễn dịch tiết ra như lysozyme, interferon, bổ thể, các protein lactoferin và transferrin, interleukin-1 (IL-1). Lysozyme có nhiệm vụ tiêu hóa màng vi khuẩn. Interferon có vai trò hạn chế sự sao chép của virus trong tế bào do đó ngăn cản sự xâm nhập của virus từ tế bào bị nhiễm sang tế bào bên cạnh. Bổ thể khi đã được hoạt hóa có nhiệm vụ dung giải vi khuẩn và hóa hướng động bạch cầu. IL-1 là chất gây sốt và có tác dụng kích thích sản xuất các protein pha cấp tính.
Miễn dịch nhân tạo là hoạt động miễn dịch được tạo ra do quá trình nhiễm mầm bệnh hoặc tiêm vaxin và chỉ có khả năng miễn dịch với một loại bệnh nhất định nên còn được gọi là miễn dịch đặc hiệu. Miễn dịch đặc hiệu hay miễn dịch thu được hoạt động như hàng rào thứ hai bảo vệ cơ thể và có khả năng chống lại sự tái nhiễm của các yếu tố gây bệnh lặp lại. Miễn dịch đặc hiệu cần phải có thời gian để đáp ứng với một vi sinh vật xâm nhập.
– Tính đặc hiệu: Chỉ có đáp ứng miễn dịch đặc hiệu đối với một kháng nguyên nhất định là các tác nhân đã gây ra đáp ứng miễn dịch.
– Tính phân biệt cấu trúc lạ: Hệ thống miễn dịch của cơ thể nhân diện và phân biệt được các cấu trúc lạ khi phát hiện các cấu trúc ngoại lai, hệ thống miễn dịch sẽ các đơn vị miễn dịch vù hợp tham gia tiêu diệt những yếu tố lạ này.
– Tính ghi nhớ miễn dịch: Sau khi cơ thể tiếp xúc với các kháng nguyên lần đầu, đáp ứng miễn dịch đặc hiệu được hình thành và hệ thống miễn dịch ghi nhớ đặc điểm của kháng nguyên này. Khi cơ thể tiếp xúc lại với kháng nguyên này đáp ứng miễn dịch xảy ra nhanh hơn và mạnh hơn. Các đáp ứng miễn dịch này cũng có thể thụ động truyền qua các tế bào lympho nhạy cảm.
Mỗi hệ thống miễn dịch đều có cả hai thành phần dịch thể và các tế bào thực hiện chức năng miễn dịch. Miễn dịch nhân tạo hoạt động dựa trên hai cơ chế cơ bản là dịch thể và tế bào trung gian.
Miễn dịch dịch thể: miễn dịch thực hiện thông qua các kháng thể, kháng thể là một globlin có chức năng miễn dịch. Khi kháng thể kết hợp với kháng nguyên đặc hiệu tạo thành một phức hợp có khả năng hoạt hóa bổ thể, làm phân giải tế bào đích và trung hòa độc tố của vi khuẩn, thậm chí gây độc tế bào lạ.
Miễn dịch tế bào trung gian: miễn dịch có các tế bào lympho tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch trong đó tế bào lympho T đóng vai trò biệt hóa ở tuyến ức trong khi tế bào lympho B biệt hóa ở tủy xương. Tế bào lympho T tiến hành tiêu diệt các yếu tố ngoại lai hoặc tiết ra các độc tố hóa học nhằm tăng cường khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Quá trình đáp ứng miễn dịch tế bào trung gian này ngoài các tế bào lympho còn có sự tham gia của các tế bào khác như các bạch cầu hạt trung tính, các dưỡng bào, các tế bào trình diện kháng nguyên.
Trên đây chúng ta vừa tìm hiểu về miễn dịch tự nhiên và miên dịch nhân tạo. Hai hệ thống miễn dịch này tồn tại đồng thời trong cơ thể, cùng thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các yếu tố gây bệnh. Mặc dù mỗi loại miễn dịch có chức năng vai trò riêng khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cơ thể tuy nhiên chúng cũng có tương tác và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
Nguồn: Sonapharm.vn
Từ khóa » Trong Cơ Thể Có 2 Loại Miễn Dịch đó Là Hoc247
-
Các Loại Miễn Dịch Trong Cơ Thể Con Người | Vinmec
-
Trong Cơ Thể Có 2 Loại Miễn Dịch đó Là? - HOC247
-
Trong Cơ Thể Có 2 Loại Miễn Dịch đó Là: - Nguyen Ngoc - HOC247
-
Trong Cơ Thể Có 2 Loại Miễn Dịch đó Là - Khóa Học
-
Tổng Quan Về Hệ Thống Miễn Dịch - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Top 19 Có 2 Loại Miễn Dịch đó Là Gì Hay Nhất 2022 - XmdForex
-
Top 14 Các Loại Miễn Dịch Nhân Tạo 2022
-
Lý Thuyết Và Bài Tập Trọng Tâm Về Các Loại Miễn Dịch Sinh Học 10
-
Miễn Dịch Là Gì Có Những Loại Miễn Dịch Nào?
-
Ba Loại Miễn Dịch Của Cơ Thể - VnExpress Sức Khỏe
-
Cơ Thể Người Có Khoảng Bao Nhiêu Cơ Hoc247
-
Y Học 247+ - पोस्टहरू | Facebook