Hãy Phân Tích 2 Câu Ca Dao Sau: 1 Chiều Chiều Ra đứng Ngõ Sau ...

logologoTìm×

Tìm kiếm với hình ảnh

Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi

Tìm đáp án
    • icon_userĐăng nhập
    • |
    • Đăng ký
    icon_menu
avataricon

Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác

Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!

Đăng nhậpĐăng ký
  • add
  • Đặt câu hỏiiconadd
  • logo

    loading

    +

    Lưu vào

    • +

      Danh mục mới

    Lưuavataravatar
    • hungnguyen8339logoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      16

    • Điểm

      184

    • Cảm ơn

      3

    • Ngữ văn
    • Lớp 7
    • 20 điểm
    • hungnguyen8339 - 13:19:58 12/09/2019
    hãy phân tích 2 câu ca dao sau: 1 chiều chiều ra đứng ngõ sau, trông về quê mẹ ruột đau chín chiều 2 ngó lên nuột lạt mái nhà, bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu
    • Hỏi chi tiết
    • reportBáo vi phạm

    Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!

    TRẢ LỜI

    avataravatar
    • booknature100logoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      63

    • Điểm

      1259

    • Cảm ơn

      34

    • booknature100
    • Câu trả lời hay nhất!
    • 12/09/2019

    Ca dao phản ảnh mọi mặt trong đời sống xã hội của người Việt Nam, có khi là kinh nghiệm của cha ông về thiên nhiên đất trời, khi thì bày tỏ tâm tư tình cảm của con người, tình yêu đôi lứa. Cũng có nhiều câu ca dao thể hiện tình cảm của con cháu với tổ tiên, trong đó nổi bật là câu:

    Ngó lên nuộc lạt mái nhà

    Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu

    Ca dao nói về tình cảm của con cháu với tổ tiên thì con nhiều nhưng đây là câu ca dao thể hiện nhiều cái hay, cái lạ. Cái hay của cách diễn đạt trong bài nằm ở cách dùng từ và cách dùng hình ảnh so sánh. Bài ca dao mở đầu bằng động từ “ngó lên”, “ngó lên” là ngước lên, là nhìn lên. Hành động ấy chỉ sự thành kín, nó giống như việc thành khẩn thắp nén nhang dâng lên tiên tổ. “Ngó lên nuộc lạt mái nhà”, chỉ riêng việc ngó lên phía mái nhà đã gợi đến lòng biết ơn đối với những lớp người đi trước – những lớp người đã tạo ra và giữ yêu mái ngói yên bình của ngôi nhà, dòng tộc. Không chỉ vậy, hướng ánh mắt lên mái nhà để ngó những nuộc lạt. Và hình ảnh so sánh ở đây thật độc đáo: “Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”. Nỗi nhớ được so sánh với số lượng nuộc lạt trên mái nhà! Có ai lại đi đo, đi đếm nỗi nhớ bao giờ… Nhưng trong thực tế, cũng chẳng ai đếm, ai đo lượng nuộc lạt trên mái nhà! Bởi nhắc đến hình ảnh “nuộc lạt”, ta chỉ thấy nó nhiều về số lượng và hơn thế nó tạo ra sự kết nối bền chặt cho mái nhà. Ở đây, tác giả so sánh nỗi nhớ với ông bà là dùng cái vô hạn để chỉ nỗi nhớ và sự yêu kính đồng thời gợi ra sự nối kết bền chặt của tình cảm máu mủ ruột rà, tình cảm huyết thống của con cháu với ông bà.

    Hiểu câu ca dao một cách đơn giản, chúng ta cũng có thể liên tưởng tới sự biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Mái nhà mà con cháu đang trú ngụ ngày hôm nay, đã phải đánh đổi bằng bao nhiêu mồ hôi và nước mắt, thậm chí cả máu của cha ông. Cha ông ta đã hi sinh để dành lại sự yên bình, ấm ấp cho con cháu bên mái nhà tranh. Tất cả những gì ông bà để lại cho con cháu là tình cảm mà ông bà đã gửi trọn vào đó. Không chỉ thế, trong bài ca dao này, dân gian sử dụng thể lục bát biến thể. Câu tám tiếng lại gồm chín tiếng, nỗi nhớ ông bà như tràn ra khỏi phạm vi câu chữ.

    Câu ca dao thật ngắn gọn nhưng đã thể hiện được công lao của tổ tiên đối với con cháu và tình cảm của con cháu đối với thế hệ đi trước. Câu ca dao không chỉ là một lời giãi bày tâm sự mà còn là lời nhắn nhủ đối với thế hệ con cháu, hãy trân trọng và gìn giữ những gì cha ông để lại và sống có ý nghĩa để thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên.

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    avatar

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar5starstarstarstarstar1 voteGửiHủy
    • hertCảm ơn 1
    • reportBáo vi phạm
    Đăng nhập để hỏi chi tiếtavataravatar
    • lephuongnhung01062006logoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      167

    • Điểm

      2340

    • Cảm ơn

      194

    • lephuongnhung01062006
    • 12/09/2019

    1)Trong ca dao, dân ca, không gian ngõ sauvà bến sôngthường gắn liền với tâm trạng của những phụ nữ có cảnh ngộ như vậy:

    Chiều chiều ra đứng ngõ sau,

    Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.

    Đó là tâm trạng buồn nhớ da diết, xót xa, thường xuất hiện vào lúc chiều buông. Cảnh chiều hay gợi buồn, gợi nhớ, bởi nó là thời điểm của sự đoàn tụ (chim bay về tổ, con người trở về nhà sau một ngày làm việc mệt nhọc). Vậy mà người con gái lấy chồng xa xứ phải thui thủi một mình nơi đất khách quê người.

    Ngõ sau là nơi vắng lặng, vào thời điểm ngày tàn đêm đến lại càng vắng -lặng. Không gian ấy gợi người đọc nghĩ đến cảnh ngộ cô đơn và thân phận đau khổ của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến gia trưởng. Bao nhiêu tủi hờn dồn nén, chất chứa trong lòng mà họ không biết chia sẻ cùng ai.

    Người con gái xa nhà nhớ mẹ, nhớ quê... và xót xa, day dứt vì chẳng thể trọn đạo làm con là đỡ đần cha già mẹ yếu lúc ốm đau, cơ nhỡ. Bên cạnh đó có cả nỗi nhớ về một thời con gái đã qua cùng nỗi ngậm ngùi thân gái dặm trường, phải chia tay cha mẹ, anh em, khăn gói theo chồng.

    2)

    Ngó lên nuộc lạt mái nhà

    Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.

    Cái hay của cách diễn đạt trong bài nằm ở cách dùng từ và cách dùng hình ảnh so sánh. Bài ca dao mở đầu bằng động từ "ngó lên", “ngó lên” là ngước lên, là nhìn lên. Hành động ấy chí sự thành kính, nó giống như việc thành khẩn thắp nén nhang dâng lên tiên tổ. “Ngó lên nuộc lạt mái nhà”, chỉ riêng việc ngó lên phía mái nhà đã gợi đến lòng biết ơn đối với những lớp người đi trước - những lớp người đã tạo ra và giữ yên mái ngói yên bình của ngòi nhà, dòng tộc. Không chỉ vậy, hướng ánh mắt lên mái nhà để ngó nhưng nuộc lạt. Và hình ảnh so sánh ở đây thật độc đáo: “Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bây nhiêu”. Nỗi nhớ được so sánh với số lượng nuộc lạt trên mái nhà! Có ai lại đi đo, đi đếm nỗi nhớ bao giờ... Nhưng trong thực tế, cùng chẳng ai đếm, ai đo lượng nuộc lạt trên mái nhà! Bởi nhắc đến hình ảnh “nuộc lạt”, ta chỉ thấy nó nhiều về số lượng và hơn thế nó tạo ra sự kết nối bền chặt cho mái nhà.

    Ở đây, tác giả so sánh nỗi nhớ với ông bà là dùng cái vô hạn để chỉ nỗi nhớ và sự yêu kính đồng thời gợi ra sự nối kết bền chặt của tình cảm máu mủ ruột rà, tình cảm huyết thống của con cháu với ông cha. Không chỉ thế, trong bài ca dao này, dân gian sử dụng thể lục bát biến thế. Câu tám tiếng lại gồm chín tiếng, nỗi nhớ ông bà như tràn ra khỏi phạm vi câu chữ. Bài ca dao ngắn gọn, giản dị nhưng xiết bao cảm động.

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    avatar

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar5starstarstarstarstar2 voteGửiHủy
    • hertCảm ơn 2
    • reportBáo vi phạm
    • avataravatar
      • htran2344logoRank
      • Chưa có nhóm
      • Trả lời

        22

      • Điểm

        175

      • Cảm ơn

        30

      hay quá

    • avataravatar
      • hungnguyen8339logoRank
      • Chưa có nhóm
      • Trả lời

        16

      • Điểm

        184

      • Cảm ơn

        3

      cảm ơn cô

    Đăng nhập để hỏi chi tiết

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    questionĐặt câu hỏi

    Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

    Bảng tin

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    iconĐặt câu hỏi

    Lý do báo cáo vi phạm?

    Gửi yêu cầu Hủy

    logo

    Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát

    • social
    • social
    • social

    Tải ứng dụng

    google playapp store
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Điều khoản sử dụng
    • Nội quy hoidap247
    • Góp ý
    • Tin tức
    • mailInbox: m.me/hoidap247online
    • placeTrụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
    Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 331/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Từ khóa » Chiều Chiều Ra đứng Ngõ Sau Chế