Hãy Sống Vì Người Khác - Tuổi Trẻ Online

Đừng ra vẻ bất cần thân thể!

Con tôi lớn hơn cháu Nam vài tuổi nên tôi thấu hiểu nỗi lòng cha mẹ Nam. Việc làm của cháu Nam là dũng cảm, đáng ca ngợi, nhưng hỡi các bậc cha mẹ, khi con mình gặp cảnh trớ trêu như Nam liệu các vị chịu nổi không, nói thì hay nhưng ở vào cảnh đó thì đứt từng khúc ruột, có khi hóa điên vì mất con. Tôi đồng ý là phải biết cách cứu người, đừng để cứu người mà mình cũng chết thì cha mẹ mình chết cả thân người. Mọi người cứ nói như thánh, cứ hô khẩu hiệu, khi gặp chuyện có được vậy không?

jerry0412@...

Làm việc tốt mà chần chừ thì chẳng còn tốt nữa!

Nói như ý kiến một phụ huynh “An toàn bản thân là trên hết” thì chẳng khác gì nói với con mình việc làm của Nam là sai. Thử hỏi nghe cha mẹ nói vậy sau này con bạn liệu có còn dám giúp người nữa hay không? Và đặt trường hợp những học sinh mà em Nam vừa cứu là người thân của bạn thì bạn có nói như thế không. Vì thế theo tôi, làm việc tốt mà chần chừ và do dự có nên hay không nên làm thì đó chưa hẳn là việc tốt.

Đừng lấy kết cục của Nam rồi bảo con em chúng ta có nên làm thế hay không

Câu chuyện của Nam là một chuyện cảm động về sự hi sinh. Qua đó dạy cho con em chúng ta cách sống, cách làm người, cách hi sinh vì người khác. Vì vậy chúng ta đừng lấy kết cục của Nam rồi bảo con em chúng ta có nên làm thế hay không. Tôi nghĩ hi sinh vì người khác chưa hẳn đã là cái chết. Có thể giúp một bà cụ qua đường mà trễ hẹn với đối tác, có thể chở người bị thương đi cấp cứu mà bỏ qua một cơ hội kiếm tiền chẳng hạn...

vuongthienthien@...

Tôi nghĩ ý nghĩa của tấm gương em Nam chính là nhắc tất cả chúng ta: “Hãy sống tốt để không hổ thẹn với những người đã hi sinh cả mạng sống để làm việc tốt. Hãy sống tốt để sự hi sinh đó có giá trị hơn” chứ không phải chỉ có nghĩa hẹp là “Hãy làm theo Nam, tức là luôn sẵn sàng hi sinh mạng sống của mình để làm việc tốt”.

Nếu ai cũng "liệu sức" trước khi cứu người...

* Mình không hề chê trách hay lên án những bậc sinh thành không đủ can đảm dạy con quên mình vì nghĩa. Vì như vậy mà các nhà giáo dục cần phải làm việc này, giúp thế hệ sau hình thành được nhân cách đó. Nếu Nam không xả thân cứu người thì những em nhỏ đó giờ sẽ ra sao? Nếu nói Nam "không biết liệu sức" thì mấy ai có thể ngồi tính toán cứu bao nhiêu người là đủ sức mình? Nếu nói Nam "quên mất rằng sau mình là cha mẹ, các em, là tương lai và bao đau buồn đến với gia đình" liệu có hợp lý không trong trường hợp cấp bách này? Xin đừng ngụy biện cho hành động ích kỷ, vô cảm, chỉ biết nghĩ về bản thân là "tôi biết liệu sức mình", "tôi là người biết nhớ tới cha mẹ, gia đình"... Nếu ai cũng nói theo cách nghĩ của Ngọc Bảo thì mình thật lo lắng cho tương lai của xã hội này, tương lai của chính con em bạn khi gặp bất trắc trong cuộc sống mà mọi người bận phải "liệu sức" cả!

thahuynh89@...

* Bạn hoanglam300@...thân mến, cụm từ "Ðừng dạy thế hệ trẻ hãy trở thành con thiêu thân!" bạn nên giữ lại cho chính bạn thì tốt hơn. Nếu như Nam không biết bơi thì đã không nhảy xuống nước cứu người đâu bạn ạ. Nếu như bạn hoanglam300@.. một ngày nào đó gặp cướp giữa đường thì đừng nên kêu "Cướp, cướp, cứu tôi với" nhé! Vì không ai dại mà thành thiêu thân đâu!

otrotran@...

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Tranh cãi đề thi văn: Ai dám khuyến khích học trò sống như Nam?Một đề thi nhân văn, sao lại chê?Đề thi văn và chuyện hi sinh của Nam: cần trang bị kỹ năng sốngCứu người là tốt nhưng phải lượng sức mình!

Từ khóa » Cứ Sống Vì Người Khác Hy Sinh Vì Người Khác