Hãy Thuyết Minh (kết Hợp Chứng Minh) Về Bài Thơ Quê Hương Của Tế ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Giải bài tập Online
- Đấu trường tri thức
- Dịch thuật
- Flashcard - Học & Chơi
- Cộng đồng
- Trắc nghiệm tri thức
- Khảo sát ý kiến
- Hỏi đáp tổng hợp
- Đố vui
- Đuổi hình bắt chữ
- Quà tặng và trang trí
- Truyện
- Thơ văn danh ngôn
- Xem lịch
- Ca dao tục ngữ
- Xem ảnh
- Bản tin hướng nghiệp
- Chia sẻ hàng ngày
- Bảng xếp hạng
- Bảng Huy hiệu
- LIVE trực tuyến
- Đề thi, kiểm tra, tài liệu học tập
Bài tập / Bài đang cần trả lời
Cấp học Đại học Cấp 3 (Trung học phổ thông) - Lớp 12 - Lớp 11 - Lớp 10 Cấp 2 (Trung học cơ sở) - Lớp 9 - Lớp 8 - Lớp 7 - Lớp 6 Cấp 1 (Tiểu học) - Lớp 5 - Lớp 4 - Lớp 3 - Lớp 2 - Lớp 1 Trình độ khác Môn học Âm nhạc Mỹ thuật Toán học Vật lý Hóa học Ngữ văn Tiếng Việt Tiếng Anh Đạo đức Khoa học Lịch sử Địa lý Sinh học Tin học Lập trình Công nghệ Giáo dục thể chất Giáo dục Công dân Giáo dục Quốc phòng và An ninh Ngoại ngữ khác Xác suất thống kê Tài chính tiền tệ Giáo dục kinh tế và pháp luật Hoạt động trải nghiệm Khoa học tự nhiên Khoa học xã hội Tự nhiên & xã hội Bằng lái xe Tổng hợp Dư thị Chúc ( Miu ) Ngữ văn - Lớp 823/04/2018 15:00:39Hãy thuyết minh (kết hợp chứng minh) về bài thơ Quê hương của Tế Hanh2 Xem trả lời + Trả lời +3đ Hỏi chi tiết Hỏi AIHỏi gia sư +500k 9.758×Đăng nhập
Đăng nhập Đăng nhập với facebook Đăng nhập với google Đăng ký | Quên mật khẩu?Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
2 trả lờiThưởng th.11.2024
Xếp hạng
Đấu trường tri thức +500K
3610 Nguyễn Trần Thành ...23/04/2018 15:48:01Quê hương là nguồn cảm hứng lớn suốt đời thơ của Tế Hanh. Dưới ngòi bút của ông, nguồn cảm hứng này đã tạo thành một dòng chảy tâm tình với nhiều bài thơ nổi tiếng. Bài thơ "Quê hương" được sáng tác năm 1939, in trong tập thơ "Hoa Niên", là tác phẩm mở đầu cho mạch cảm hứng viết về đề tài này của ông. Gói ghém trong bài thơ là lời yêu, nỗi nhớ và niềm tự hào tha thiết chân thành của Tế Hanh về sông nước quê hương mình. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh quê hương hiện lên trong nỗi nhớ của người con xa quê. Nổi bật trong bức tranh quê hương là làng chài ven biển tươi sáng, đẹp đẽ, sống động, cùng với hình ảnh những người ngư dân lao động khỏe khoắn tươi vui trong công việc của chính mình.Trước hết, hai câu thơ mở đầu là lời giới thiệu về quê hương của nhà thơ:Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.Lời thơ ngắn gọn, tự nhiên như một câu văn xuôi thông thường nhưng đã giới thiệu một cách đầy đủ từ công việc thường làm đến vị trí của "làng tôi". Đó là một làng nghề chài lưới ven biển xinh xắn với con sông Trà Bồng thơ mộng uốn khúc, bao quanh. Người đọc nhận ra trong lời kể hàm chứa một nỗi xúc động nghẹn ngào và nỗi nhớ nhung da diết của một người con xa xứ. Và từ đó, hình ảnh làng chài quê hương cứ lần lượt hiện lên như một thước phim quay chậm trong tâm trí, chiếm lĩnh tâm hồn của nhà thơ.Nhớ về quê hương, ấn tượng đẹp và in sâu đậm nhất trong lòng Tế Hanh đó là hình ảnh về những con người lao động đang dong thuyền ra khơi đánh bắt cá:Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồngDân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mãPhăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.Khung cảnh của biển cả thiên nhiên hiện lên thật nhẹ nhàng, thơ mộng. Ánh mặt trời mới nhu lên khỏi mặt biển, ánh nắng hồng dịu nhẹ trải khắp muôn nơi. Và khi ấy, những người ngư dân lại bắt đầu cuộc hành trình lao động của chính mình. Họ bắt đầu nhổ neo, đẩy thuyền tiến ra khơi xa. Nghệ thuật so sánh, kết hợp với những động từ mạnh như "hăng", "phăng", "vượt" không chỉ cho thấy sức mạnh khỏe khoắn, đầy tự tin của chiếc thuyền khi ra khơi mà còn thể hiện khí thế hăng hái, căng tràn sinh lực và cả sự hăng say trong lao động của những con người làm chủ vũ trụ, làm chủ biển lớn đại dương mênh mông. Khi ấy, con thuyền hiện lên thật chứa chan sức sống, tâm hồn của làng chài ven sông:Cánh buồm giương to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la thâu góp gió...Cánh buồm được gió trời thổi căng như chứa đựng cả hồn thiêng quê hương, ẩn chứa trong đó biết bao nhiêu là niềm tin, sự hi vọng của những người ngư dân về một cuộc thủy trình đánh bắt cá bình yên và thu được những mẻ lưới bội thu. Động từ "rướn" vừa cho thấy sự khéo léo, uyển chuyển linh hoạt; lại vừa cho thấy sức mạnh vươn lên, rướn cao lên cùng mây gió của con thuyền khi ra khơi. Vì thế, con thuyền như càng trở nên kì vĩ hơn, lớn lao hơn và hùng tráng hơn trước vụ trụ thiên nhiên. Chắc hẳn phải có một tâm hồn lãng mạn, sức liên tưởng dồi dào cùng với tình yêu quê hương sâu sắc thì Tế Hanh mới có được những cảm nhận độc đáo về "mảnh hồn làng" trên "cánh buồm giương to" đến như vậy.Đến khổ ba, cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong niềm náo nức, phấn khởi, tấp nập, đông vui:Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗKhắp dân làng tấp nập đón ghe vềNhớ ơn trời biển lặng cá đầy gheNhững con cá tươi ngon thân bạc trắng.Dưới ngòi bút tài hoa của Tế Hanh, bức tranh lao động hiện lên thật chân thực, khỏe khoắn, náo nhiệt, đầy ắp tiếng cười nói của con người. Và người ngư dân hiện lên thật hồn hậu, chất phác khi gửi lời biết ơn chân thành tới người mẹ biển khơi đã che chắn, bảo vệ và cho họ một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lời thơ như thể hiện niềm vui tràn đầy, ngây ngất của Tế Hanh như đang cùng với ngư dân quê mình hát lên bài ca lao động. Trong niềm phấn khởi, say mê và niềm tự hào về người lao động, nhà thơ đã viết lên hai câu thơ thật đẹp về người ngư dân:Dân chài lưới làn da ngăm rám nắngCả thân hình nồng thở vị xa xăm.Vẻ đẹp ngoại hình với làn da ngăm đen rám nắng với những bắp thịt cuồn cuộn, rắn rỏi, mạnh mẽ đã tạo nên một thần thái phong trần, dẻo dai, kiên cường khi làm chủ biển khơi của họ. Chính cái vị mặn mòi của muối biển, nồng đượm đã thấm sâu trong từng thớ thịt, từng hơi thở của người dân chài làng chài. Cụm từ "vị xa xăm" còn gợi lên hơi thở của đại dương mênh mông, của lòng biển sâu, của những chân trời tít tắp, của phong ba dữ dội. Cho nên, người ngư dân hiện lên như những chiến binh, những người anh hùng phi thường, kì diệu.Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằmNghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.Nghệ thuật nhân hóa đã thổi hồn cho con thuyền vô tri, vô giác. Những động từ chỉ trạng thái: "im, mỏi, trở về, nằm, nghe" khiến cho con thuyền hiện lên như con người, biết nghỉ ngơi, thư giãn sau một hành trình ra khơi vất vả. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua động từ "nghe" đã làm cho con thuyền có tâm hồn, có suy nghĩ như đang tự cảm nhận "chất muối" – hương vị biển cả quê hương đang dần thấm vào cơ thể. Phải chăng sự cảm nhận đó của con thuyền cũng chính là sự cảm nhận con người ngư dân nơi đây, đó là vẻ đẹp tâm hồn mặn mà, nồng hậu, chan chứa tình yêu thương luôn tồn tại trong họ. Chắc hẳn Tế Hanh phải là một người con đằm cả hồn mình vào quê hương với tình yêu quê da diết thì mới có thể có được những cảm nhận sâu sắc đến như thế.Khép lại bài thơ là lời bộc bạch chân thành về nỗi nhớ làng da diết, khôn nguôi:Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớMàu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!Lúc viết bài thơ này, Tế Hanh khi ấy mới 18 tuổi, còn rất trẻ và đang phải xa quê hương – nơi gắn bó với biết bao nhiêu kỉ niệm của tuổi thơ. Có lẽ vì thế mà nỗi nhớ quê luôn trở đi trở lại trong tâm hồn nhạy cảm của ông. Điệp khúc "luôn tưởng nhớ" , "tôi thấy nhớ" đã diễn tả tấm lòng tha thiết, thành thực về làng quê với cả hình ảnh, màu sắc và hương vị của Tế Hanh. Tất cả đều khắc sâu, in đậm mà không bao giờ có thể quên đi được đối với người con xa xứ này.Về mặt nghệ thuật, bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa miêu tả và biểu cảm. Nếu như miêu tả được thể hiện ở hệ thống hình ảnh, từ ngữ phong phú, gợi hình, với một loạt các nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ... đã góp phần tái hiện một bức tranh rộng lớn về làng chài ven sông: rộn rã, náo nức, khỏe khoắn, lãng mạn thì phương thức biểu cảm lại điễn tả thật cảm động nỗi nhớ, tình yêu và niềm tự hào sâu sắc của nhà thơ đối với quê hương, xứ xở. Đặt bài thơ vào trong dòng chảy của phong trào thơ Mới, chúng ta mới thấy hết được cái độc đáo, cái khác biệt và giá trị của bài thơ. Nếu như các nhà thơ mới cùng thời đang say sưa trong tháp ngà cá nhân, bi lụy, trốn tránh thực tại thì Tế Hanh lại hướng hồn thơ của mình đến quê hương, với một tình yêu tha thiết, chân thành. Đó là trái tim thổn thức của một người con xa quê, luôn một lòng thủy chung, như nhất tới quê hương xứ xở.Tóm lại, với vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời(?) Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ Đăng nhập bằng Google Đăng nhập bằng Facebook Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập 249 Quỳnh Anh Đỗ23/04/2018 18:59:02Quê hương luôn là một cảm hứng sâu sắc cuốn hút hấp dẫn những nhà thơ Việt Nam. Đồng thời nó cũng là nơi để cho họ bày tỏ những cảm xúc yêu quê hương của mình. Nếu như chúng ta đã biết đến những vần thơ quê hương của Giang Nam "Quê hương là con diều biết/ Tuổi thơ con thả trên đồng" thì chúng ta cũng biết đến bài thơ quê hương của Tế hanh. Quê hương Tế Hanh là một vùng biển, qua việc miêu tả giới thiệu miền quê ấy Tế Hanh thể hiện lòng yêu thương trân trọng nơi chôn rau cắt rốn của mình.Khổ thơ thứ nhất nhà thơ mang đến một bức tranh của một làng chài vào buổi sáng sớm:"Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây cách biển nửa ngày sông Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá" Làng nhà thơ là một làng chài lưới, chỉ có một câu thơ đầu thôi nhưng nhà thơ đã giới thiệu được cho chúng ta nghề truyền thống của làng mình. Hẳn là chúng ta khi đọc những câu thơ ấy lên thấy được những trân trọng của nhà thơ khi nhắc đến làng nghề truyền thống của mình. Quanh ngôi làng ấy không phải là những thành quách tường rào, hay là những cánh cổng một vài lũy tre làng mà là nước. Không gian rộng lớn ấy hiện lên với hình ảnh của những làn nước biển trong xanh ấy. Và một ngày mới đến trên quê hương của nhà thơ, đó không chỉ là khoảng thời gian bắt đầu của sự sống mà còn là thời gian để cho người dân chài nơi đây bắt đầu một ngày lênh đênh trên biển, bắt những con cá tươi ngon nhất để lo cho cuộc sống. Không gian ngập tràn trong màu của bầu trời, những tia nắng khi ấy chỉ là những ánh màu hồng nhạt chứ không hề gay gắt khi trưa đến. gió thì nhẹ nhàng thổi mang hơi biển đến với người dân nơi đây. Vậy là những con người lao động nơi đây lại bắt đầu một ngày đầy hứa hẹn.Sang khổ thơ thứ hai nhà thơ vẽ lên một bức tranh của đoàn thuyền cùng nhau đi ra khơi:"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..." Biện pháp so sáng chiếc thuyền đi với vận tốc của một con tuấn mã cho thấy cảnh tượng ra khơi hào hùng và nhanh nhẹn thể hiện sự hăng say công việc của người dân nơi đây. Một đoàn thuyền đi đi nhẹ nhưng mà hăng phăng mái chèo rẽ sóng vượt trường giang. Không thể không kể đến cánh buồm kia được tác giả ví von như mảnh hồn làng. Phải chăng cánh buồm ấy chứa đựng cả linh hồn của làng quê nhà thơ?. Cánh buồm ấy no gió rướn thân mình trên đại dương định hướng cho thuyền nhẹ hăng mà đi trên sóng biển. Và ở đây nó không chỉ đơn thuần mang nhiệm vụ ấy mà nó còn chứa đựng cả một tâm nguyện mong ước kéo được nhiều cá để ngày mai mang đến những niềm vui cho bà con nơi đây.Và quả thật đến hôm sau cả đoàn thuyền trở về nằm im trên bến đỗ, cả làng như tấp nập đón ghe về với những con cá thân bạc trắng:"Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe Những con cá tươi ngon thân bạc trắng" Nhờ trời yên bể lặng cho nên những người dân noi đây đã kéo được rất nhiều cá. Hình ảnh tấp nập ồn ào trên bến đỗ cho thấy được sự vui vẻ của con người nơi đây. Cuộc sống lao động là vậy đấy nếu như không có những ghe cá đầy kia thì làm sao mà họ có thể vui được. Trời yên bể lặng không chỉ con người được bình yên mà còn thu được về những con cá thân bạc trắng. Đó là thành quả mà công sức của người dân đạt được.Những câu thơ tiếp theo nhà thơ miêu tả vẻ đẹp của con người quê hương ông. Họ không có những vẻ đẹp của một làn da trắng thanh lịch của trai tráng hà nội mà họ có vẻ đẹp chỉ có người làng chài mới có:"Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ" Họ sống với sóng biển, nước muối biển, gió biển vì thế cho nên thân hình của họ mang màu của rám nắng. Đó cũng là một vẻ đẹp vì vẻ đẹp ấy thể hiện đặc trưng của con người nơi đây đồng thời nó còn thể hiện sự vất vả của họ nữa. Những con người ấy phải đương đầu với sóng gió, phải chịu những cái nắng biển làm hơi nước nóng lên trên biển, họ phải nếm vị sương sớm khi ra biển. Vì thế cho nên cả thân hình của họ đều nông thở vị xa xăm. Những chiếc thuyền sau những ngày vất vả lênh đênh trên biển cũng về đến bên yên ả nằm. Chiếc thuyền ở đây được nhân hóa như con người bởi nếu không có nó thì dân chài đâu có phương tiện để ra biển. Vì thế nó cũng được nghỉ ngơi. Và chất muối kia thấm dần trong những thớ vỏ của nó. Nói như thế để thấy được cái sự gắn bó của con thuyền với biển và người nơi đây.Đoạn thơ cuối nhà thơ không miêu tả cảnh làng chài đi đánh cá cũng không miêu tả những con người nơi đây nữa mà nhà thơ bày tỏ lòng yêu thương trân trọng quê hương của mình:"Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!" Nhà thơ đã lớn lên trên quê hương ấy và ông đã đi xa nơi đó rồi chính vì thế mà lòng nhà thơ luôn tưởng nhớ đến. Đúng vậy "Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn". Một người con khi đi xa vì sự nghiệp không thể nào nguôi nỗi nhớ quê hương. Nhớ màu nước xanh, nhớ thân cá bạc, nhớ chiếc buồm vôi, nhớ cả cảnh những chiếc thuyền rẽ sóng ra khơi và nhà thơ cảm nhận được cái mùi nồng mặn xa xăm của quê biển.Như vậy nhà thơ đã bộc lộ nỗi nhớ quê hương của mình qua tác phẩm. Mỗi câu thơ cất lên là một sự thương nhớ vô bờ về mảnh đất sinh ra ta đó. Nhà thơ nhớ cảnh đoàn thuyền, nhớ cảnh đi về và nhớ cả những con người thân hình xa xăm với tình nghĩa mặn mà như muối biển vậy.Điểm từ người đăng bài:0 1 2 3 Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi Trả lời nhanh trong 10 phút và nhận thưởng Đấu trường tri thức +500K Thuyết minh về bài thơ Quê hương của Tế HanhNgữ văn - Lớp 8Ngữ vănLớp 8Bạn hỏi - Lazi trả lời
Bạn muốn biết điều gì?
GỬI CÂU HỎIHọc tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệmCâu hỏi mới nhấtChiếu một chùm sáng SI vào gương phẳng G. Tia phản xạ IR. Giữ tia tới cố định, quay gương một góc α quanh một trục vuông góc với mặt phẳng tối. Tính góc quay của tia phản xạ tạo bởi tia IR và IR’ (Vật lý - Lớp 7)
1 trả lờiBiết cửa hàng bán được 135kg Cam một ngày. Tổng số kg hoa quả bán được của cửa hàng trong ngày đó là (Toán học - Lớp 5)
0 trả lờiCho \((O, r)\), một đường tròn, và một điểm \(A\) nằm ngoài đường tròn. Từ \(A\), kẻ hai tiếp tuyến \(AB\) và \(AC\). Gọi giao điểm của \(AO\) và \(BC\) là \(H\). Kẻ đường kính \(BD\) (Toán học - Lớp 9)
0 trả lờiSo sánh địa hình hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long (Địa lý - Lớp 8)
1 trả lờiCho hai đường tròn (O) và (O`) thay đổi nhưng điểm P, Q vẫn cố định. Gọi A, B là các điểm thuộc đường tròn (O) và (O`) thay đổi (Toán học - Lớp 9)
0 trả lời Xem thêm Câu hỏi liên quanTìm các giới hạn sau: lim(5 + 2x) (Toán học - Lớp 11)
3 trả lờiNói về lễ hội mà em thích bằng tiếng Anh (Tiếng Anh - Lớp 7)
1 trả lờiCho tam giác ABC có AB = AC, vẽ đường cao BH và CK. Chứng minh BK = CH và KH song song với BC (Toán học - Lớp 8)
2 trả lờiTrình bày đặc điểm ngoài của rêu và cây thông? Túi bào tử có vòng cơ. Vòng cơ này có tác dụng gì đối với bào tử? (Sinh học - Lớp 6)
6 trả lờiGiải phương trình: a) x + 7 = 2(x - 3) + 6; b) 2(x + 3) - 3(x - 1) = 2 (Toán học - Lớp 8)
20 trả lờiHôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |
Thưởng th.11.2024 |
Bảng xếp hạng |
Trang chủ | Giải đáp bài tập | Đố vui | Ca dao tục ngữ | Liên hệ | Tải ứng dụng Lazi |
Giới thiệu | Hỏi đáp tổng hợp | Đuổi hình bắt chữ | Thi trắc nghiệm | Ý tưởng phát triển Lazi | |
Chính sách bảo mật | Trắc nghiệm tri thức | Điều ước và lời chúc | Kết bạn 4 phương | Xem lịch | |
Điều khoản sử dụng | Khảo sát ý kiến | Xem ảnh | Hội nhóm | Bảng xếp hạng | |
Tuyển dụng | Flashcard | DOL IELTS Đình Lực | Mua ô tô | Bảng Huy hiệu | |
Đấu trường tri thức | Thơ văn danh ngôn | Từ điển Việt - Anh | Đề thi, kiểm tra | Xem thêm |
Từ khóa » Thuyết Minh Bài Thơ Quê Hương Ngắn Nhất
-
Văn Thuyết Minh Về Nhà Thơ Tế Hanh Và Bài Thơ Quê Hương - Tech12h
-
Thuyết Minh Về Bài Thơ Quê Hương Của Tác Giả Tế Hanh Câu Hỏi ...
-
Văn 8 - Thuyết Minh Về Tác Phẩm Quê Hương - HOCMAI Forum
-
Văn Mẫu Lớp 8: Phân Tích Bài Thơ Quê Hương Của Tế Hanh Dàn ý ...
-
Thuyết Minh Giới Thiệu Quê Hương Qua Bài Thơ Quê Hương - HOC247
-
Phân Tích Bài Thơ Quê Hương Lớp 8 Ngắn Nhất - TopLoigiai
-
Thuyết Minh Về Bài Thơ Quê Hương Của Tế Hanh - Olm
-
Top 10 Bài Phân Tích, Dàn ý Bài Thơ Quê Hương Của Tế Hanh Hay Nhất
-
Top 9 Mẫu Phân Tích Bài Thơ Quê Hương Lớp 8
-
Thuyết Minh Về Quê Hương Em ❤️️ 15 Bài Văn Hay Nhất
-
Thuyết Minh Về Bài Thơ Quê Hương Của Tế Hanh - 123doc
-
Viết đoạn Văn Thuyết Minh Về Bài Thơ Quê Hương
-
Văn Thuyết Minh Về Nhà Thơ Tế Hanh Và Bài Thơ Quê Hương - Khoa Học
-
Phân Tích 8 Câu đầu Bài Quê Hương Của Tế Hanh - Thủ Thuật