Hãy Tìm Hiểu ý Nghĩa Của Câu Ca Dao: "Trâu ơi Ta Bảo ... - CungHocVui
Hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu ca dao:
"Trâu ơi ta bảo trâu này.
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công"
Khi ta nới đến những người bạn của nhà nông thì không thể không nhắc đến một người bạn luôn đồng hành với người dân . Đó chính là con trâu, đó là một con vật gắn bó mật thiết với người nông dân. Để bàn về mối qua hệ mật thiết ấy thì có rất nhiều câu ca dao tục ngữ đã ra đời. Trong số đó ta không thể không nhắc đến bài ca dao:
“Trâu ơi ta bảo trâu nàyTrâu ra ngoài ruộng trâu cày với taCấy cày nối nghiệp nông gia Ta đây trâu đấy ai mà quản công"
Mở đầu bài ca dao là một tiếng gọi tha thiết trìu mên « trâu ơi ». Ta thấy cách gọi như thế khiến con trâu như một chủ thể đang nới chuyện đang tâm sự với con người. Hơn nữa cách gọi trìu mến ấy khiến ta cảm nhận được đây là một mới quan hệ rất khăng khít giữa hai đối tượng đang giao lưu tâm sự với nhau. Công chuyện đồng áng tuy vất vả nhưng vốn cần cù nên người nông dân không ngại phải chân lấm tay bùn mà còn phấn khởi làm ăn.
- Hai cây phong
- Nói quá
Đã yêu lao động, yêu quý nghề nông, nên đối với công cụ sản xuất, đối với con trâu người nông dân cũng biểu lọ tất cả sự chăm nom, yêu thương của họ. Con trâu là cánh tay đắc lực của nhà nông, đồng cam cộng khổ với nhau, tin cậy “trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta”. Hai câu thơ tiếp theo cho chúng at một cảm nhận dặc biệt khi mà tác giả sử dụng hai từ ai trong cùng một câu thơ. Dường như giữa người và trâu không hề có một sự phân biệt xa cánh nào thậm chí không có sự phân biệt nào giữa con người và động vật cả. Người nông dân đã coi trâu như một người bạn để tâm sự để rủ trâu ra ngoài đồng cúng cày với mình. Họ cùng có mặt với nhau trên đồng ruộng cùng vất vả nắng mưa cùng không quả ngại khó khăn vất vả cúng nhau làm việc cùng nhau lao động và khi nghỉ ngơi thì cả hai lại cùng nghỉ ngơi an nhàn. Đó là một mối quan hệ khăng khít gắn bó với nhau một cánh mật thiết keo sơn. Dường như là một giao ước giữa trâu và người hôm nay chúng ta vất vả trên đồng rộng này thì ngày mai ngày kia cúng ta sẽ cùng nhau hưởng lợi trên đồng ruộng đó. Hai câu thơ cuối bài đã nói lên điều đó
“ Bao giờ cây lúa còn bông, Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”
Cây lúa thì bao đời mới hết bông được là cây lúa còn bông thì người nông dân đảm bảo với trâu là nhất định sẽ còn cỏ ngoài đồng cho trâu ăn. Đó là một niềm tin một lời hứa một tấm lòng trung hậu thủy chung một tình cảm bạn bè có trước có sau cùng làm cùng chịu vất vả nắng mưa chúng ta cùng cố gắng hết sức thì nhất định sẽ có được thành quả ai cũng có cái ăn. Hình ảnh cây lúa còn bông và ngọn cỏ ngoài đổng là mối quan hệ không phải là so sánh logic khoa học mà chính là logic tâm hồn. Đó chính là cái logic của một tâm hồn đôn hậu thủy chung đối với người bạn đường của mìnhTình yêu thương của con người không chỉ với người mà đối với tát cả vạn vật, lòng triều mến khăng khít qua lời nhắn nhủ trên đã thể hiện tình thân thiết của người nông dân đối với loài gia súc gần gũi nhất trong đời sống hằng ngày. Đối với nhà nông, trâu bò còn là sức kéo không thể thiếu được, từ việc cày bừa, dọn đát gieo cấy đến việc cộ lúa, xe đát làm nền, chở cây, lá cất nhà…không chỉ là dùng làm sức kéo mà còn cho phân bón cho lúa rất tốt, sụ phát triển tốt của cây nông nghiệp không thể nào thiếu phân bón. Mọi việc nặng nhọc đều do con trâu đảm đương, trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt nông thôn không thể nào thiếu sự giúp sức của con vật thân yêu đó. Và hình ảnh con trâu đi trước cái cày theo sau là hình ảnh phổ biến ở nông thôn nước ta ngày xưa. Chính vì thế con trâu rất là quan trọng, gắn bó với người nông dân chúng ta.
Từ ngàn xưa, nhân dân lao động nước ta âm thầm làm việc trên mảnh đất tổ tiên. Đôi khi nửa đêm, đôi khi sáng sớm, họ cô đơn bên cầu ao, bên mảnh ruộng. Người nông dân thiết tha yêu cuộc sống ruộng đồng, gắn bó với quê hương, đất nước. Đối với vườn cải, luống rau họ còn tỏ bày tình thân thiết:
Trời đừng nắng lắm trời ơi,
Rau con nó mệt nữa rồi nó đau!
Tiếng gọi "Trâu ơi" mở đầu bài ca dao bằng giọng điệu thân tình và từ xưng hô "ta"thể hiện lòng trìu mến. Nhà nông xem trâu như người bạn để tâm sự. Trâu được dẫn dụ, khuyên nhủ nên siêng năng ra đồng cùng cày ruộng với người:
Trâu ơi ta bảo trâu này.
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Trâu với ta, đây với đấy chung nghiệp nông gia nên phải cùng chịu nhọc nhằn dãi nắng dầm mưa để một ngày nào đó sẽ thu hoạch vụ mùa:
Cấy cày vốn nghiệp nông gia.
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công.
Đại từ "ai"có nội dung và sắc thái biểu cảm đặc biệt: người và vật bình đẳng, không có chút phân biệt, ngăn cách.
Nhà nông và con vật thân yêu như cùng giao ước: bây giờ cùng ra công khó nhọc, ngày mai sẽ cùng được hường lợi. Ta có lúa để ăn thì trâu có cỏ để gặm, ta no thì trâu không bao giờ phải đói:
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì cồn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Lòng trìu mến khăng khít qua lời nhắn nhủ trên đã thể hiện tình thân thiết của người nông dân đối với loài gia súc gần gũi nhất trong đời sống hằng ngày.
- Lão Hạc
- Từ tượng hình, từ tượng thanh
Đối với nhà nông, trâu bò còn là sức kéo không thể thiếu được, từ việc cày bừa, dọn đất gieo cấy đến việc cộ lúa, xe đất làm nền, chở cây, lá cất nhà... Mọi việc nặng nhọc đều do trâu đảm đương, cho nên trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt nông thôn, không thể không có sự giúp sức của con vật thân yêu đó. Hình ảnh con trâu đi trước cái cày theo sau là hình ảnh phổ biến ở nông thôn ta.
Qua bài ca dao này, chúng ta thấy hiện lên hình ảnh một người nông dân chất phác, hiền hòa và chăm chỉ. Đó là hình ảnh một người dân quê chỉ biết trông cậy vào hai bàn tay mình, mảnh đất và con trâu, để tìm kế mưu sinh và đóng góp của cải cho xã hội. Hàng ngàn năm qua, bao nhiêu người nông dân ấy đã sống, đã nuôi hi vọng "cây lúa còn bônng" và đã ra đi, truyền lại hi vọng ấy và truyền cả trái tim yêu thương gia súc cho cháu con - Là người Việt Nam ai không từng hưởng thụ những hạt gạo dẻo, những chén cơm thơm? Nhưng mấy ai từng nghĩ đến một phương thức mới, cho người nông dân Việt Nam nở nụ cười hạnh phúc trên cánh đồng trĩu hạt?
Tags tập làm văn soạn văn 8 ca dao tục ngữTừ khóa » Cái Cày Vốn Nghiệp Nông Gia
-
Bài Thơ: Trâu ơi Ta Bảo Trâu Này (II) (Khuyết Danh Việt Nam) - Thi Viện
-
Ca Dao Trâu ơi Ta Bảo Trâu Này - Trường Mầm Non Họa Mi
-
Cấy Cày Vốn Nghiệp Nông Gia - Cộng đồng Tri Thức & Giáo Dục
-
Trâu ơi Ta Bảo Trâu Này, Trâu Ra Ngoài Ruộng Trâu Cày Với Ta, Cấy Cày ...
-
Phân Tích Bài Ca Dao “Trâu ơi Ta Bảo Trâu Này” - Sách Hay 24H
-
Ý Nghĩa Bài Ca Dao “Trâu ơi Ta Bảo Trâu Này …”
-
Bài Ca Dao: Trâu ơi, Ta Bảo Trâu Này
-
Phát Biểu Cảm Nghĩ Khi đọc Bài Ca Dao Sau: “Trâu ơi Ta Bảo Trâu Này ...
-
Trâu ơi, Ta Bảo Trâu Này Trâu Ra Ngoài Ruộng Trâu Cày Với Tacấy ... - Olm
-
Cảm Nhận Về Bài Ca Dao Sau: Trâu ơi, Ta Bảo Trâu Này, Trâu Ra Ngoài ...
-
Trau ơi Ta Bảo Trau Nay
-
Ý Nghĩa Bài Ca Dao Trâu ơi Ta Bảo Trâu Này (dàn ý
-
Phân Tích Tác Dụng Của Biện Pháp Tu Từ Trong Câu Trâu ơi Ta Bảo Trâu ...