Hãy Viết Các Phương Trình Phản ứng Chứng Minh Rằng Axit Clohiđric ...

Loga.vn
  • Khóa học
  • Trắc nghiệm
  • Bài viết
  • Hỏi đáp
  • Giải BT
  • Tài liệu
  • Games
  • Đăng nhập / Đăng ký
Loga.vn
  • Khóa học
  • Đề thi
  • Phòng thi trực tuyến
  • Đề tạo tự động
  • Bài viết
  • Câu hỏi
  • Hỏi đáp
  • Giải bài tập
  • Tài liệu
  • Games
  • Nạp thẻ
  • Đăng nhập / Đăng ký
user-avatar 145807833188544 4 năm trước

Hãy viết các phương trình phản ứng chứng minh rằng axit clohiđric có đầy đủ tính chất hóa học của một axit.

Viết 1 phương trình phản ứng chứng tỏ axit HCl có tính oxi hóa, 1 phương trình phản ứng chúng tỏ HCl có tính khử.

Loga Hóa Học lớp 12 0 lượt thích 3784 xem 1 trả lời Thích Trả lời Chia sẻ user-avatar angelpnabeats

Axit clohiđric có đầy đủ tính chất hóa học của một axit:

+ Làm quỳ tím hóa đỏ.

+ Tác dụng với kim loại:

Zn + 2HCl —> ZnCl2 + H2

+ Tác dụng với oxit bazơ:

CaO + 2HCl —> CaCl2 + H2O

+ Tác dụng với bazơ:

NaOH + HCl —> NaCl + H2O

+ Tác dụng với muối:

FeS + 2HCl —> FeCl2 + H2S

HCl có tính oxi hóa:

Fe + 2HCl —> FeCl2 + H2

HCl có tính khử:

MnO2 + 4HCl —> MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Vote (0) Phản hồi (0) 4 năm trước user-avatar Xem hướng dẫn giải user-avatar

Các câu hỏi liên quan

Cho 10,56 gam hỗn hợp Al và Fe vào dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2 được dung dịch A và chất rắn B. Cho dung dịch A tác dụng dung dịch NaOH dư được kết tủa, nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 7,2g một oxit duy nhất. Hòa tan chất rắn B vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư được 6,72 lít SO2 ở đktc. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp đầu, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Cho các cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion kim loại: Zn2+/Zn, Fe2+/Fe; Ni2+/Ni, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+, Ag/Ag. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho bột sắt vào dung dịch đồng(II) sunfat. (b) Cho bột đồng vào dung dịch sắt(III) sunfat. (c) Cho bột niken vào dung dịch bạc nitrat. (d) Cho bột kẽm vào dung dịch niken(II) sunfat. (e) Cho bột sắt vào dung dịch kẽm sunfat. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là

A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.

Thực hiện sơ đồ các phản ứng sau: (1) X + Y → Z + H2O. (2) Y → Z + H2O + T. (3) X + T → Y. (4) X + T → Z + H2O. Biết X, Y, Z là các hợp chất vô cơ của kim loại natri. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A. NaOH, Na2CO3, NaHCO3, CO2.

B. NaOH, NaHCO3, CO2, Na2CO3.

C. NaOH, NaHCO3, Na2CO3, CO2.

D. NaOH, Na2CO3 , CO2, NaHCO3.

Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nhiệt phân NaNO3. (b) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ. (c) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 dư. (d) Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4 dư. (e) Cho dung dịch Fe2(SO4)3 vào dung dịch NaOH dư. (g) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm tạo ra chất khí là

A. 5. B. 3. C. 6. D. 4.

Cho dãy các chất: etylen glicol; glucozơ, glixerol; saccarozơ; xenlulozơ; ancol etylic; fructozơ; Ala-Ala-Gly. Số chất trong dãy tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức xanh lam là

A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.

Một hỗn hợp gồm hai anđehit thuộc dãy đồng đẳng của anđehit no, đơn chức, mạch hở (không có chất nào là HCHO). Đốt cháy hoàn toàn p gam hỗn hợp hai anđehit trên thu được 4,4 gam CO2. Mặt khác khi cho p gam hỗn hợp hai anđehit trên tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 thì được 8,64 gam Ag. Tính giá trị của p.

Tiến hành thí nghiệm điều chế và thử tính chất của khí X như hình vẽ.

Cho các phát biểu sau: (a) Ống nghiệm (1) thu được kết tủa màu trắng. (b) Ống nghiệm (2) màu tím nhạt dần. (c) Ống nghiệm (1) thu được kết tủa màu vàng. (d) Ống nghiệm (2) thu được kết tủa màu đen. Số phát biểu đúng là

A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.

Hỗn hợp X chứa hai muối gồm Y (CH5O2N) và Z (C2H8O4N2). Đun nóng 11,24 gam X với dung dịch NaOH dư, thấy lượng NaOH phản ứng là 7,2 gam; đồng thời thoát ra một khí duy nhất có khả năng làm xanh quì tím ẩm. Nếu cho 11,24 gam X tác dụng với dung dịch HCl loãng, dư thu được dung dịch có chứa m gam các hợp chất hữu cơ. Giá trị m là

A. 8,18. B. 10,53. C. 9,50. D. 11,10.

Cho các phát biểu sau: (a) Ở trạng thái kết tinh, các amino axit tồn tại chủ yếu dưới dạng phân tử. (b) Poliacrilonitrin là vật liệu polime có tính dẻo. (c) Các oligopeptit đều cho phản ứng màu biure. (d) Trùng hợp axit ε-aminocaproic thu được policaproamit. (e) Khi rót axit sunfuric đặc vào vải cotton (sợi bông) thì chỗ vải đó sẽ bị đen rồi thủng. (g) Quá trình làm rượu vang từ quả nho chín xảy ra phản ứng lên men rượu của glucozơ. Số phát biểu đúng là

A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.

Hỗn hợp E gồm một axit hữu cơ đơn chức (X) và một ancol hai chức (Y). Đốt hoàn toàn 12,96 gam E cần dùng 0,54 mol O2, thu được CO2 và 6,48 gam H2O. Nếu đun nóng 12,96 gam E có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác thấy chúng phản ứng vừa đủ với nhau (hiệu suất phản ứng đạt 100%), thu được este Z hai chức, có mạch cacbon không phân nhánh; trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. X cho được phản ứng tráng gương.

B. Để làm no hoàn toàn 1 mol X cần dùng 1 mol H2 (xúc tác Ni, t°).

C. Y hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức xanh lam.

D. Z không tồn tại đồng phân hình học.

Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến
2018 © Loga - Không Ngừng Sáng Tạo - Bùng Cháy Đam Mê Loga Team

Từ khóa » Viết Phương Trình Chứng Minh Hcl Có Tính Axit Mạnh