HbA1c Trong Chẩn đoán Và điều Trị Biến Chứng Tiểu đường
Có thể bạn quan tâm
Mục tiêu điều trị của bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là kiểm soát tốt đường huyết, phòng ngừa và làm chậm quá trình xảy ra biến chứng. Chỉ số HbA1c đánh giá mức độ ổn định đường huyết của người bệnh trong khoảng 2 – 3 tháng. Duy trì chỉ số HbA1c dưới 6,5 % có thể giảm đáng kể tỉ lệ xuất hiện các biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh, mạch máu ngoại vi,…
HbA1c và ý nghĩa trong chẩn đoán, điều trị bệnh tiểu đường Hemoglobin (Hem) là một huyết sắc tố có trong hồng cầu giúp vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể, luôn có sự gắn kết với đường trong máu và được đường hóa tạo thành phức hợp HbA1c. HbA1c gắn liền với đời sống hồng cầu (120 ngày), tỉ lệ thuận với nồng độ đường huyết, do đó là chỉ số hữu ích để xác định nồng độ đường huyết trung bình và phản ánh chính xác mức độ kiểm soát đường huyết của bệnh nhân trong thời gian dài hạn (khoảng 2 – 3 tháng).
HbA1c trong chẩn đoán và điều trị biến chứng tiểu đường 1 Sự gắn kết hemoglobin với glucose tạo thành phức hợp HbA1c
Chỉ số đường huyết luôn thay đổi và chỉ phản ánh nồng độ đường trong máu tại thời điểm đo, bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập, stress, thuốc điều trị, nồng độ insulin trong máu… không phản ánh được sự ổn định của đường huyết. Chỉ số HbA1c không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thay đổi bất thường và có thể xét nghiệm ở bất kì thời điểm nào, kể cả sau một bữa ăn, là chỉ số giúp đánh giá chính xác độ ổn định đường huyết của bệnh nhân trong thời gian điều trị khoảng 2- 3 tháng.
Chỉ số HbA1c là chỉ số hữu hiệu trong việc phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Do tại thời điểm đo, người bệnh có chỉ số đường huyết bình thường nhưng chỉ số HbA1c cao, chứng tỏ đường huyết không được kiểm soát tốt trong một thời gian dài, là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ và cần được tiến hành lặp lại các xét nghiệm để có chẩn đoán chính xác nhất.
Dựa vào chỉ số HbA1c còn có thể đánh giá được hiệu quả phác đồ điều trị đối với bệnh nhân ĐTĐ bao gồm chế độ ăn uống, luyện tập, thuốc điều trị, thực phẩm hỗ trợ trong một lộ trình điều trị, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp và hiệu quả. Tuy nhiên HbA1c không phải là chỉ số theo dõi đường hàng ngày, do đó không được sử dụng để hiệu chỉnh liều insulin cũng như tình trạng hạ đường huyết. Bệnh nhân cần thường xuyên theo dõi đường huyết hàng ngày để hiệu chỉnh liều insulin phù hợp và phát hiện sớm tình trạng hạ đường huyết để có biện pháp điều trị kịp thời.
Chỉ số Hba1c cao làm tăng nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh. Bạn có thể sử dụng thêm giải pháp hỗ trợ giúp giảm chỉ số Hba1c, ổn định đường huyết, nhờ đó phòng ngừa biến chứng tiểu đường. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0904.904.660 (Trong giờ hành chính) để được tư vấn thêm.
Giá trị HbA1c trong phòng ngừa và điều trị biến chứng tiểu đường Bệnh nhân ĐTĐ có đường huyết không ổn định nên ít nhất 3 – 4 tháng xét nghiệm HbA1c để đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết dài hạn và có tiên lượng về biến chứng tiểu đường.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng: Biến chứng của tiểu đường có thể được phòng ngừa hoặc làm chậm tiến triển nếu chỉ số HbA1c ≤ 7% và có thể giảm 72% nguy cơ dẫn đến mù lòa, 87% suy thận giai đoạn cuối và 67% nguy cơ cắt cụt chi.
Với bệnh nhân không kiểm soát tốt đường huyết có chỉ số HbA1c > 7%, tăng đáng kể nguy cơ dẫn đến biến chứng ĐTĐ: tăng 1% chỉ số HbA1c sẽ tăng 38% biến chứng trên mạch máu lớn (động mạch vành, mạch máu não), 40% biến chứng trên mạch máu ngoại vi (bệnh lý võng mạc, bệnh thận, thần kinh, chi,…) và tăng 38% nguy cơ tử vong trên bệnh nhân ĐTĐ.
Xét nghiệm chỉ số HbA1c – các giá trị cần chú ý Xét nghiệm HbA1c đo tỉ lệ phần trăm lượng đường trong máu gắn kết với Hem (Hb) của hồng cầu. Ủy ban quốc tế khuyến cáo rằng: “HbA1c là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán tiền đái tháo đường, đái tháo đường type1 và type 2”.
– Giá trị chẩn đoán theo chỉ số HbA1c:
Bình thường: < 5,7%
Tiền tiểu đường (có thể tiến triển thành ĐTĐ typ2): 5,7% – 6,5%
Bệnh tiểu đường : > 6,5%
– Đối với bệnh nhân ĐTĐ, cần kiểm soát đường huyết theo khuyến cáo:
+ HbA1c ≤ 7% : kiểm soát tốt
+ HbA1c từ 7% đến 8% : cần cải thiện
+ HbA1c từ 8% đến 10% : mức độ đường huyết là quá cao
+ HbA1c > 10% : mức độ đường huyết là rất cao
Khi HbA1c tăng lên 1% tương ứng giá trị đường huyết tăng lên 30mg/dl hay 1.7mmol/l.
Nếu bệnh nhân đang dùng ins ulin có chỉ số HbA1c < 6,2% sẽ xảy ra tình trạng hạ đường huyết (nồng độ glucose trong máu thấp). Điều này rất nguy hiểm đối với bệnh nhân nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục kịp thời. Bệnh nhân cần được thường xuyên theo dõi đường huyết để điều chỉnh liều insul in phù hợp.
Kết quả đo chỉ số HbA1c có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như bệnh lý gan, thận, vitamin C và E, nồng độ chất béo, phụ nữ có thai… Một số yếu tố làm tăng nồng độ HbA1c như bệnh suy thận, nhiễm độc niệu, hội chứng Cushing, hội chứng buồng chứng đa nang, phụ nữ có thai, tăng triglycerid, sử dụng thuốc corticoid, nghiện rượu mãn tính… Mặt khác một số bệnh nhân đã mắc đái tháo đường nhưng giá trị vẫn nằm trong khoảng bình thường do một số yếu tố làm giảm nồng độ HbA1c như truyền máu hay mất máu, tế bào hồng cầu hình liềm… Do đó trước khi tiến hành xét nghiệm HbA1c, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ tình trạng bệnh lý, sử dụng thuốc trong khoảng 2 -3 tháng để loại trừ sai số kết quả chỉ số HbA1c.
Để có chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường, các xét nghiệm cần phải được tiến hành lặp lại 2 – 3 lần tại các thời điểm khác với cùng hoặc khác điều kiện ban đầu và kết hợp với chỉ số đường huyết.
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường: HbA1c: ≥ 6,5%
Đường huyết lúc đói: ≥ 126 mg/dL (7.8 mmol/L) sau một đêm nhịn đói ít nhất sau 8 giờ
Đường huyết bất kỳ: ≥ 200mg/dL (11,1mmol/L) + triệu chứng tăng đường huyết.
Đường huyết 2 giờ sau uống 75g Glucoze: ≥ 200mg/dL
Bệnh nhân ĐTĐ cần ít nhất 3 – 6 tháng kiểm tra chỉ số HbA1c một lần để đánh giá chế độ kiểm soát đường huyết và có hướng điều chỉnh thích hợp. Bên cạnh đó, đối với bệnh nhân có chỉ số HbA1c < 6,2% và đang điều trị bằng ins ulin cần kiểm tra đường huyết hàng ngày để phòng ngừa tình trạng hạ đường huyết. Khuyến cáo nên kiểm tra HbA1c ít nhất 1 năm 1 lần, để có phát hiện sớm tình trạng tiền đái tháo đường, rối loạn dung nạp glucose, giúp phòng ngừa tiến triển bệnh tiểu đường typ2 và có phương pháp điều trị kịp thời, phòng ngừa biến chứng ĐTĐ đối với bệnh nhân ĐTĐ
Từ khóa » Chẩn đoán Tiểu đường Hba1c
-
Hướng Dẫn Chẩn đoán Và điều Trị Bệnh đái Tháo đường Tuýp 2
-
Tiêu Chuẩn Chẩn đoán đái Tháo đường Và Tiền đái Tháo đường
-
Ý Nghĩa Xét Nghiệm HbA1c Trong Kiểm Soát Glucose ở Bệnh Nhân đái ...
-
Chẩn đoán đái Tháo đường - TRẠM Y TẾ PHƯỜNG PHÚ TRUNG
-
Chỉ Số HbA1c ở Người Bị Bệnh đái Tháo đường Có ý Nghĩa Ra Sao?
-
Những điều Cần Biết Về Xét Nghiệm HbA1c Với Bệnh Đái Tháo đường
-
Tiêu Chuẩn Chẩn đoán Đái Tháo đường Và Tiền Đái Tháo đường
-
CHỈ SỐ A1C TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
-
Quy Trình Lâm Sàng Chẩn đoán Và điều Trị đái Tháo đường Typ 2 | BvNTP
-
Đái Tháo đường (DM) - Rối Loạn Nội Tiết Và Chuyển Hóa - MSD Manuals
-
Tiêu Chuẩn Chẩn đoán đái Tháo đường Và Rối Loạn điều Hòa Glucose ...
-
Xét Nghiệm HBA1C, Chuẩn đoán Và Kiểm Soát Bệnh đái Tháo đường
-
Chẩn đoán Sớm Bệnh Tiểu đường Bằng Xét Nghiệm HbA1c
-
Đái Tháo đường: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị Và Phòng Ngừa