HDD Và SSD - So Sánh Nên Sử Dụng ổ Cứng Nào, Vì Sao?

Bạn nên so sánh ổ cứng SSD và HDD để biết được ưu, nhược điểm của mỗi loại trước khi chọn mua hoặc thay thế ổ cứng mới. Cùng Điện Thoại Vui tìm hiểu chi tiết nhiều hơn trong bài viết dưới đây.

Nguyên lý hoạt động của ổ cứng SSD và HDD

Ổ cứng SSD và HDD đều có công dụng lưu trữ, truy xuất dữ liệu trên laptop và PC. Tuy nhiên, khi so sánh ổ cứng SSD và HDD, bạn sẽ thấy chúng có sự khác biệt lớn về nguyên lý hoạt động:

  • Ổ cứng SSD (viết tắt cụm từ Solid State Drive): Được phát minh đầu tiên vào năm 1978. Nguyên lý hoạt động của ổ cứng SSD giống với thiết bị USB.

Ổ cứng SSD sử dụng chip được tạo nên các tấm chứa cell (ô nhớ) để thực hiện việc gửi và nhận dữ liệu. Các tấm này được phân chia thành nhiều phần - gọi là page (trang), trong đó nhiều page hợp thành block (khối). Quá trình ghi dữ liệu được thực hiện lên page trống trong một block. Khi có dòng điện chạy qua, ổ cứng SSD vẫn đứng yên để thực hiện quá trình truy xuất dữ liệu.

Nguyên lý hoạt động của ổ cứng SSD và HDD

  • Ổ cứng HDD (viết tắt cụm từ Hard Disk): Được phát minh lần đầu tiên vào năm 1956. Nguyên lý hoạt động của ổ cứng HDD giống với máy đĩa CD.

Ổ cứng HDD được cấu tạo gồm có đĩa quay và kim. Trong đó, đĩa quay sẽ có nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu và được phủ lớp vật liệu từ tính trên bề mặt, còn kim thì có nhiệm vụ dò dữ liệu. Khi truy xuất dữ liệu, dòng điện chạy qua ổ cứng HDD, làm chuyển động đĩa quay để kim có thể dò rồi đọc và truy xuất dữ liệu mà bạn cần.

So sánh HDD và SSD

Hãy cùng Điện Thoại Vui so sánh ổ cứng SSD và HDD chi tiết ngay phần bên dưới.

So sánh ổ cứng SSD và HDD

Bạn có thể so sánh ổ cứng SSD và HDD nhanh qua 9 tiêu chí được đề cập trong bảng dưới đây:

Tiêu chí

Ổ cứng SSD

Ổ cứng HDD

Khả năng lưu trữ

Lớn, lên đến 24 TB

Lớn, lên đến 26 TB

Tốc độ ghi đọc dữ liệu

Nhanh, chỉ mất vài giây

Chậm, mất hơn 1 phút

Hình thức hoạt động

Sử dụng chip Flash để đọc ghi dữ liệu

Sử dụng đĩa quay và kim để đọc ghi dữ liệu

Độ bền

Cao

Thấp, trung bình

Kích thước và trọng lượng

Nhỏ gọn, nhẹ

Cồng kềnh, hơi nặng

Độ ồn

Thấp

Cao

Sự phân mảnh dữ liệu

Hầu như không bị ảnh hưởng

Bị ảnh hưởng, dễ phân mảnh và mất nhiều thời gian

Mức tiêu thụ điện năng

Ít

Nhiều

Giá bán

Cao

Thấp

Nếu bạn đang gặp trường hợp cần đưa ra các tiêu chí SSD và HDD cái nào tốt hơn thì xem ngay bảng so sánh bên dưới từ đội ngũ tại hệ thống cửa hàng sửa laptop Điện Thoại Vui tổng hợp các bạn nhé.

Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta hãy so sánh ổ cứng SSD và HDD một cách chi tiết ngay sau.

Khả năng lưu trữ

Ổ cứng SSD và HDD đều có khả năng lưu trữ khối lượng lớn dữ liệu mà bạn muốn lưu trên thiết bị. Dung lượng ổ cứng SSD lớn nhất cho đến thời điểm này là 24 TB. Theo thông tin trên Digitaltrends, ông Thomas Isakovich chia sẻ thêm trong tương lai ổ cứng SSD có thể sở hữu dung lượng đến 200 TB.

Với ổ cứng HDD, dung lượng lớn nhất hiện tại khoảng 26 TB. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu chia sẻ trên WCCF Tech cho hay ổ cứng truyền thống HDD có thể đạt dung lượng khổng lồ đến 120 TB.

Khả năng lưu trữ

Có thể thấy, nhờ công nghệ chip phát triển nên ổ cứng SSD sẽ có xu hướng lưu trữ dữ liệu nhiều hơn so với ổ cứng HDD.

Tốc độ ghi đọc dữ liệu

Khi so sánh ổ cứng SSD và HDD, tốc độ ghi đọc dữ liệu cũng rất được quan tâm. Cụ thể, ổ cứng SSD có tốc độ ghi đọc dữ liệu trung bình từ 220 - 550 MB/s. Trong khi, ổ cứng HDD đạt tốc độ ghi đọc dữ liệu từ 50 - 120 MB/s.

 Tốc độ ghi đọc dữ liệu

Tóm lại, bạn có thể nhìn thấy tốc độ ghi đọc dữ liệu của ổ cứng SSD (chỉ mất vài giây) nhanh hơn so với ổ cứng HDD (mất hơn cả 1 phút).

Hình thức

Ổ cứng SSD sử dụng công nghệ chip Flash, nên có kiểu dáng nhỏ gọn, cho khả năng lắp đặt trong thiết bị linh hoạt hơn. Trong khi, ổ cứng HDD được cấu tạo cồng kềnh với bộ phận quay gồm chủ yếu là đĩa quay và kim dò.

Hình thức

Đánh giá chung, ổ cứng SSD có khả năng tối ưu không gian khi lắp đặt trong máy nhiều hơn so với ổ cứng HDD. Vì thế, thiết bị sử dụng ổ cứng SSD có thể đạt trọng lượng so với máy sử dụng ổ cứng HDD.

Độ bền

Quá trình đọc ghi dữ liệu trên ổ cứng SSD chủ yếu dựa trên chip sử dụng công nghệ Flash. Còn ổ cứng HDD chủ yếu dựa trên sự hoạt động của đĩa quay và kim dò.

So sánh độ bền ổ cứng

Bạn có thể thấy, bộ phận kim và đĩa quay trên ổ cứng HDD cần phải hoạt động liên tục để tìm dò dữ liệu truy xuất. Do đó, ổ cứng SSD được đánh giá có độ bền tốt hơn so với ổ cứng HDD.

Kích thước và trọng lượng

Kích thước phổ biến của ổ cứng SSD là 2.5 inch, ngoài ra còn có kích thước ít phổ biến hơn là 1.8 inch và 3.5 inch. Trong khi, ổ cứng HDD có kích thước thường thấy là 3.5 inch (cho máy PC) và 2.5 inch (cho laptop).

Kích thước và trọng lượng ổ cứng

Nhìn chung, kích thước và trọng lượng của ổ cứng SSD thương nhỏ gọn, nhẹ hơn so với ổ cứng HDD nếu chúng ta so sánh cùng dung lượng lưu trữ.

Độ ồn

Vì đĩa quay và kim phải hoạt động liên tục để hỗ trợ quy trình đọc và truy xuất dữ liệu, nên ổ cứng HDD có xu hướng phát ra tiếng ồn lớn. Bên cạnh đó, ổ cứng HDD thường có độ ồn ngày càng lớn hơn theo thời gian hoạt động, gây khó chịu cho người dùng khi sử dụng thiết bị.

So sánh độ ồn

Với ổ cứng SSD, độ ồn được giảm thiểu tối đa, hoạt động mượt và yên tĩnh hơn so với ổ cứng HDD.

Sự phân mảnh dữ liệu

Khi hoạt động, ô cứng SSD không diễn ra sự phân mảnh dữ liệu nên cho tốc độ truy xuất dữ liệu khá nhanh. Vì ổ cứng này sử dụng công nghệ chip Flash chủ yếu mà không sử dụng đầu đọc vật lý.

Sự phân mảnh dữ liệu

Trong khi, ổ cứng HDD có sự phân mảnh dữ liệu, làm cho tốc độ đọc và truy xuất dữ liệu chậm theo thời gian sử dụng.

Bộ phận kim dò và đĩa quay sẽ phối hợp nhịp nhàng và hoạt động một cách liên tục, để ổ cứng HDD có thể truy xuất được dữ liệu của các tệp tin lớn trong thời gian nhất định. Ngược lại, ổ cứng HDD sẽ cần nhiều thời gian hơn để đọc và truy xuất dữ liệu đối với các tệp tin nhỏ, nếu như có ứng dụng nào đó trên máy đang chạy song song.

Mức tiêu thụ điện năng

Mức tiêu thụ điện năng theo được khảo sát chung của ổ cứng SSD thường dao động từ 0.6 - 2.8W. Còn ổ cứng HDD khoảng 0.7 - 3W.

Mức tiêu thụ điện năng

Ngoài ra, tùy loại ổ cứng SSD mà mức tiêu thụ năng lượng của SSD có thể thấp hoặc cao hơn đáng kể. Nếu so sánh ổ cứng SSD và HDD thì mức tiêu thụ điện năng của SSD sẽ thấp hơn, góp phần làm cho máy tính sử dụng tiết kiệm điện năng tối ưu.

Giá bán

Giá bán của ổ cứng SSD thường cao hơn so với ổ cứng HDD. Cụ thể, Điện Thoại Vui khảo sát và cập nhật vào tháng 6/2024, giá của ổ cứng SSD dao động từ 250 nghìn - 4.5 triệu đồng, trong khi ổ cứng HDD có giá khoảng 140 nghìn - 3.5 triệu đồng.

Giá bán

Vậy bạn nên chọn dùng loại ổ cứng nào sau khi so sánh ổ cứng SSD và HDD, cùng Điện Thoại Vui tìm hiểu ngay phần tiếp theo.

Nếu như ổ cứng laptop của bạn không còn đáp ứng được nhu cầu lưu trữ hiện tại, thì hãy tham khảo những sản phẩm ổ cứng laptop nổi bật tại hệ thống cửa hàng Điện Thoại Vui mới nhất tháng 12/2024 dưới đây:

[dtv_product_related category='sua-chua-laptop/thay-o-cung-laptop']

Lưu ý: Để được tư vấn giá chính xác cho các sản phẩm, mời bạn liên hệ đến số 1800.2064 (tổng đài miễn phí).

Nên chọn ổ cứng SSD hay HDD?

Việc chọn ổ cứng SSD hay HDD tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng thiết bị và khả năng tài chính. Bạn có thể chọn:

  • Ổ cứng SSD: Đảm bảo tốc độ ổn định và phản hồi tác vụ đa nhiệm nhanh, thích hợp cho những ai thường hay sử dụng các phần mềm dung lượng lớn, cấu hình cao như các loại game 3D, phần mềm đồ họa và làm video.
  • Ổ cứng HDD: Đáp ứng nhu cầu sử dụng cơ bản, không đòi hỏi về tốc độ khi sử dụng thiết bị.

Nên chọn ổ cứng SSD hay HDD

Ngoài ra, nếu bạn có tài chính nhiều hơn thì nên chọn ổ cứng SSD, còn muốn tiết kiệm thì hãy chọn HDD miễn sao phù hợp với nhu cầu trải nghiệm của bạn.

Kết luận

Với các thông số so sánh ổ cứng SSD và HDD mà Điện Thoại Vui chia sẻ phía trên, sẽ giúp bạn phần nào đưa ra quyết định nên chọn mua loại nào phù hợp. Bạn có thể đến ngay cửa hàng gần nhất, để nhân viên Điện Thoại Vui tư vấn kỹ hơn về loại ổ cứng phù hợp cho bạn.

Từ khóa » độ Bền Ssd So Với Hdd