HDR Là Gì Và TOP 9 Cách Chụp ảnh HDR Cực đơn Giản!
Có thể bạn quan tâm
HDR là gì, chế độ chụp HDR là gì và cách chụp ảnh HDR luôn là câu hỏi mà không ít bạn thắc mắc. Trong bài viết ngắn gọn này, Bloganh.net sẽ chia sẻ cùng bạn những kiến thức cơ bản nhất giúp bạn lựa chọn những trường hợp chụp ảnh HDR sao cho mang đến hiệu quả nhất!
HDR là gì, ảnh HDR là gì?
HDR là gì? HDR là từ viết tắt của từ High Dynamic Range (dải tương phản động cao) dùng để chỉ sự khác biệt giữa vùng sáng và vùng tối mà điện thoại có thể ghi nhận.
Trong thuật ngữ nhiếp ảnh, HDR là quá trình làm tăng phạm vi nhạy sáng (khoảng dải chênh lệch giữa sáng và tối) được sử dụng để thể hiện cảnh vật chính xác hơn, tạo cảm giác cho bức ảnh được sắc nét hơn.
HDR hoạt động như thế nào?
Trước kia, để có thể có một bức ảnh HDR, người chụp phải chụp 3 tấm ảnh sau đó ghép trên máy tính bằng phần mềm chỉnh sửa ảnh như Photoshop và sử dụng các chức năng HDR để kết hợp ảnh lại với nhau, giúp làm nổi bật những phần tốt nhất của bức ảnh.
Hiện nay, các nhà sản xuất đã tích hợp HDR để điện thoại có thể thực hiện tất cả những công việc trên một cách tự động nhất.
Chụp ảnh HDR là gì?
Chụp ảnh HDR thực chất là bạn kích hoạt chế độ HDR trên điện thoại, máy ảnh và chụp nhiều bức ảnh ở nhiều chế độ ánh sáng khác nhau, sau đó gộp chúng lại để cân bằng ánh sáng làm cho bức ảnh không quá tối khi chụp ngược sáng, tăng chi tiết của đối tượng trong bức ảnh.
Chụp ảnh HDR trên máy ảnh và ảnh HDR trên điện thoại như thế nào?
Hiện nay, trên những dòng smartphone đời mới, chế độ HDR đều được sử dụng nhằm cân bằng ánh sáng tại vùng có độ sáng tối khác nhau. Vậy chụp ảnh HDR là gì?
HDR hay còn có tên viết tắt là High Dynamic Range (tạm hiểu là dải tương phản động mở rộng).
>>> Xem ngay: Đừng bỏ lỡ TOP 7 cách chụp mặt đẹp siêu HOT
Chụp ảnh HDR trên máy ảnh
Đối với những người đã từng chơi ảnh và am hiểu một chút về máy ảnh DSLR thì thuật ngữ này không còn gì xa lạ nữa.
Nói cách khác, High Dynamic Range – HDR là khái niệm dùng để chỉ sự khác biệt cao nhất giữa vùng sáng và tối mà những thiết bị chụp ảnh có thể ghi lại.
Trên máy ảnh chuyên nghiệp, HDR được xem là khái niệm cao hơn khi để có được tấm ảnh này, cần chụp tới nhiều hơn 3 tấm với những giá trị phơi sáng (EV) khác nhau.
Để ghép được một bức ảnh HDR, có thể cần đến 5 thậm chí là 9 tấm với độ sáng khác nhau (quá thừa sáng, thừa sáng, bình thường, thiếu sáng, quá thiếu sáng).
Chụp ảnh HDR trên các smartphone
Cách chụp ảnh, cách chụp ảnh HDR: Trên các dòng smartphone thì khái niệm về HDR có vẻ đơn giản hơn, về cơ bản thì vẫn là chụp những hình ảnh ở độ sáng khác nhau và ghép lại.
Mục đích của việc này là cân bằng ánh sáng để bức ảnh không bị tối và tăng cường chi tiết đối tượng.
>>> Xem thêm: Cách sửa ảnh bị cháy sáng cực đơn giản ‘hô biến’ ảnh xấu thành đẹp trong nháy mắt
2. Chụp ảnh HDR theo cơ chế gì?
Trước kia những hình ảnh HDR thông thường được tạo ra bằng cách chụp nhiều ảnh liên tiếp (từ 3 tấm trở lên) giống nhau ở chế độ Bracket (chế độ chụp nhiều hình có thời gian phơi sáng khác nhau) trở lên.
Tức là mỗi bức ảnh sẽ được chụp với tốc độ khác nhau hoặc độ mở ống kính khác nhau.
Đối với phong cảnh có độ tương phản lớn thì bạn càng phải chụp nhiều tấm hình với những bức ảnh tối sáng khác nhau. Sau đó kết hợp những bức ảnh vừa chụp nhằm tạo ra được tác phẩm cuối cùng giống như cảnh bạn thấy tận mắt thực tế.
Ở thời điểm hiện tại, chụp ảnh HDR dễ dàng hơn bao giờ hết khi các nhà sản xuất đã tích hợp công nghệ chụp ảnh HDR trên các dòng điện thoại nhằm thực hiện tất cả những công việc này một cách tự động và dễ dàng nhất.
3. Chụp ảnh HDR cần lưu ý những điều gì?
Mặc dù chụp ảnh HDR mang đến nhiều lợi ích, giúp bạn có được bức ảnh đẹp hơn nhưng cần biết được những trường hợp nào nên chụp ảnh HDR và trường hợp nào không nên chụp ảnh HDR để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Những trường hợp nên chụp ảnh HDR
- Môi trường có nhiều ánh sáng phức tạp: Đối với khung cảnh có nhiều nguồn ánh sáng tạo ra nhiều bóng đổ với nhiều hướng khác nhau sẽ gây nên nhiễu loạn ảnh. Việc chụp ảnh HDR sẽ giúp cân bằng các bóng đỏ và làm nổi bật chủ thể.
- Môi trường phong cảnh và ngược sáng: Chụp ảnh HDR sẽ giúp bức ảnh sống động hơn và không bị chênh ánh sáng mạnh khi chụp ngoài trời với ánh sáng gắt. Trong khi đó, những bức ảnh phong cảnh thường đa phần sẽ có sự tương phản về màu sắc khá tốt!
- Môi trường sự vật, hậu cảnh quá sáng: Đối với trường hợp hậu cảnh quá sáng, chụp chế độ HDR sẽ giúp làm giảm ánh sáng hậu cảnh đồng thời làm tăng sáng chủ thể của bức hình.
- Môi trường thiếu sáng: Chụp ảnh HDR trong môi trường thiếu sáng sẽ giúp bức ảnh có được độ sáng tự nhiên, các chi tiết trên bức ảnh sẽ được rõ nét nhất.
Những trường hợp không nên chụp ảnh HDR
- Môi trường có nhiều vật thể di chuyển: Chụp ảnh HDR được xem là phương pháp chồng các ảnh khác nhau thành một ảnh, do đó, càng giữ nguyên vị trí máy và giữ nguyên bối cảnh chụp càng giúp tăng sáng độ nét của ảnh và ngược lại.
- Môi trường có quá nhiều màu sắc rực rỡ: Chụp ảnh HDR trong môi trường có quá nhiều màu sắc rực rỡ sẽ làm thay đổi màu sắc cơ bản ban đầu, thường sẽ khiến bức ảnh có xu hướng màu trở nên gắt và gây rối mắt.
- Môi trường có đèn Flash: Chụp ảnh HDR trong môi trường có đèn Flash sẽ khiến ảnh bị dư sáng, cháy sáng.
-
Cảnh có độ tương phản cao: Đối với những cảnh có độ tương phản cao, bạn không nên sử dụng chế độ HDR vì sẽ làm giảm đi độ tương phản, khiến hiệu ứng không còn rõ rệt như ban đầu.
HDR+ là gì?
HDR+ được xem là phiên bản nâng cấp của HDR. Đây là kết quả do Google nghiên cứu, giúp làm tăng dải tần ánh sáng và làm giảm độ noise cũng như cải thiện màu sắc của bức ảnh.
HDR+ là kết quả của quá tình chụp nhanh một loạt bức ảnh trước khi hợp nhất những chi tiết tốt nhất của chúng để tạo thành bức ảnh sau cùng.
Đây là khả năng thuộc về phần mềm chứ không phải phần cứng nên bạn có thể sử dụng chế độ HDR+ trên điện thoại bằng cách tải về ứng dụng Google Camera.
Cách xem ảnh chụp HDR trên điện thoại Iphone
Dòng điện thoại của Apple tạo album cho hầy hết các chế độ chụp ảnh khác nhau (chụp ảnh chân dung, ảnh tự sướng, ảnh panorama, ảnh màn hình, video…) tuy nhiên không tạo riêng album cho loạt ảnh HDR.
Do đó, để có thể xem được ảnh HDR trên dòng điện thoại Iphone bạn cần truy cập vào cuộn camera.
Nếu như kích hoạt cài đặt Keep Normal Photo, bạn có thể dễ dàng tìm thấy ảnh HDR.
Thông thường những ảnh chụp HDR sẽ bị trùng lặp, có chữ HDR bên trái để nhận diện.
Chế độ tự động của HDR hoạt động thế nào?
Công nghệ ngày càng hiện đại và hầu hết các nhà sản xuất đều cài đặt chế độ HDR vào hệ thông của họ.
Kỹ thuật tạo ra hình ảnh chụp HDR vẫn giống nhau và chỉ khác nhau là mọi thứ được thực hiện trong máy ảnh của bạn.
Cách thức hoạt động của chế độ tự động HDR khá đơn giản. Theo đó, máy ảnh sẽ chụp một chuỗi phơi sáng và sau đó tự động kết hợp chúng thành hình ảnh HDR.
Đối với những người sử dụng máy ảnh chuyên nghiệp, để có thể chỉnh sửa đẹp hơn sau khi chụp, thông thường họ sẽ lưu định dạng RAW và chỉnh sửa bằng phần mềm sau khi chụp.
Lưu ý khi chụp ảnh HDR
Một trong những lưu ý khi chụp ảnh HDR chính là việc ần quan tâm đến những vật dụng không thể thiếu khi bắt tay vào việc chụp một bức ảnh HDR.
Máy ảnh
– Vật dụng đầu tiên phải kể đến chính là máy ảnh có chức năng Auto Exposure Bracketing (AEB) (tự động chụp nhiều hình với thời gian phơi sáng khác nhau)
Tripod
– Tripod (chân máy) là vật dụng không thể thiếu nếu bạn muốn chụp ảnh HDR. Sử dụng chân máy sẽ giúp căn chỉnh những bức ảnh HDR không áp dụng cho các vật chuyển động.
Phần mềm
– Chọn phần mềm HDR
Có khá nhiều phần mềm HDR nhưng phải kể đến hai phần mềm đánh trải nghiệm là Luminance HDR và Photomatix.
Luminance HDR được xem là một phần mềm miễn phí với nhiều tính năng chỉnh HDR linh hoạt. Ứng dụng này giúp cung cấp 6 thuật toán trộn ảnh khác nhau giúp giải quyết nhiều vấn đề.
Ứng dụng Photomatix được xem là một trong những lựa chọn tốt khi nhanh chóng và cung cấp đầy đủ tính năng nhưng điểm hạn chế là những tính năng này sẽ đi kèm phí mà bạn phải trả.
HDR trong nhiếp ảnh và HDR trên TV khác nhau thế nào?
Đa phần nhiều người sẽ có sự nhầm lẫn khi nói đến HDR đều nghĩ đến đó là chế độ HDR trên camera của điện thoại.
Mặc dù chung cái tên nhưng HDR trong nhiếp ảnh và HDR trên TV hay máy chiếu lại khác nhau hoàn toàn.
Trong khi chế độ chụp ảnh HDR trong nhiếp ảnh là phương pháp tạo ra một bức ảnh bằng việc chụp nhiều tấm hình liên tiếp với các mức phơi sáng khác nhau, sau đó chúng được ghép lại vói một dải sáng rộng hơn.
Thì những bức ảnh HDR trên màn hình TV lại là tiêu chuẩn hiển thị mới mang đến nhiều dải nhạy sáng trong việc trình diễn phần nổi và phần bóng đổ của ảnh.
HDR trên TV cho phép chi tiết ảnh được rõ ràng hơn qua đó cải thiện chất lượng hiển thị của ảnh và dựng lại ảnh gần hơn với khung ảnh gốc.
Cùng xem hình ảnh khác nhau khi được chụp chụp bằng HDR và một bức ảnh thường, bạn sẽ có những cảm nhận khác quan để set up chế độ chụp HDR tuỳ vào từng hoàn cảnh cụ thể.
Cùng điểm qua một số hình ảnh được chụp HDR và bạn sẽ nhận rõ sự khác nhau giữa chụp thường và chụp HDR như thế nào:
Với những thông tin trên đây, Bloganh.net hy vọng đã mang đến cái nhìn sơ lược nhất về ảnh HDR, cách chụp ảnh HDR cũng như giúp bạn hiểu hơn và có thể tạo cho mình bức ảnh đẹp với chế độ chụp ảnh thú vị này và tạo ra những bức ảnh ấn tượng và độc đáo nhất!
5/5 - (6 bình chọn)Từ khóa » Chụp Hdr Là Gì
-
HDR Là Gì? Cách Chụp ảnh HDR Trên điện Thoại IPhone, Android
-
HDR Là Gì? Khi Nào Nên Sử Dụng Chế độ HDR Trên Camera ...
-
HDR Giúp Hình ảnh Hiển Thị Chân Thực Nhất - BenQ
-
Chụp ảnh HDR Trên điện Thoại Là Gì?
-
Mọi Người Cho Mình Hỏi ảnh HDR,chụp ảnh HDR Là Gì Thế? - Tinhte
-
Chụp ảnh HDR Là Gì? - .vn
-
Chế độ Auto HDR Là Gì? - Tư Vấn Mua điện Thoai - MSmobile
-
Chụp ảnh HDR Là Gì?
-
HDR Là Gì? Chế độ Chụp ảnh HDR Có Gì Khác Chế độ Chụp ảnh ...
-
Chụp ảnh HDR Là Gì? Cách Chụp HDR đẹp Với Camera, điện Thoại ...
-
HDR Là Gì? Cách Chụp ảnh HDR Trên điện Thoại IPhone, Android
-
CHỤP ẢNH HDR LÀ GÌ | KỸ THUẬT CHỤP HDR ĐỈNH CAO
-
Ảnh HDR Là Gì? Chế độ Chụp ảnh HDR Có Gì Khác Chế độ Thường