Hệ Bài Tiết Nước Tiểu Gồm Các Cơ Quan? - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi:
Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan?
A. Thận, ống thận, bóng đái.
B. Cầu thận, thận, bóng đái.
C. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
D. Thận, bóng đái, ống đái.
Đáp án đúng C.
Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái, bài tiết là hoạt động của cơ thể lọc và thải các chất cặn bã do quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ thể tạo ra hoặc một số chất được đưa vào cơ thể quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể.
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là C
Bài tiết là hoạt động của cơ thể lọc và thải các chất cặn bã do quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ thể tạo ra (CO2, nước tiểu, mồ hôi…) hoặc một số chất được đưa vào cơ thể quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể (các ion, thuốc…).
Thận thải tới 90% các sản phẩm bài tiết hòa tan trong máu trừ CO2, khoảng 10% còn lại do da đảm nhiệm.
– Khi sự bài tiết các chất thải bị trì trệ bởi một lí do nào đó thì các chất thải bị tích tụ trong máu biến đổi tính chất của môi trường trong cơ thể → cơ thể bị nhiễm độc dẫn tới mệt mỏi, nhức đầu, thậm chí hôn mê và chết.
– Vai trò của hệ bài tiết:
+ Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra ngoài.
+ Nhờ hoạt động hệ bài tiết mà tính chất môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định để hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
– Hệ bài tiết nước tiểu bao gồm: Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
Trong đó cơ quan quan trọng nhất là thận.
+ Cấu tạo của thận gồm: Phần vỏ và phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp và bể thận.
+ Thận gồm 2 quả, mỗi quả thận có tới hai triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
+ Mỗi đơn vị chức năng gồm: Cầu thận, nang cầu thận và các ống thận.
Cầu thận thực chất là một túi mao mạch dày đặc, khoảng 50 mao mạch xếp song song thành một khối cầu thận nằm trong nang cầu thận.
– Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận. Đầu tiên là quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận, tiếp đó là quá trình hấp thụ lại vào máu các chất cần thiết và bài tiết tiếp các chất không cần thiết và chất có hại ở ống thận, tạo ra nước tiểu chính thức và duy trì ổn định nồng độ các chất trong máu.
Mỗi ngày các cầu thận một người trưởng thành phải lọc khoảng 1440 lí máu và tạo ra khoảng 170 lít nước tiểu đầu. Nhờ quá trình hấp thụ lại sau đó mà chỉ khoảng 1,5 lít nước tiểu chính thức được dẫn xuống bể thận rồi theo ống dẫn nước tiểu xuống bóng đái.
Chỗ bóng đái thông với ống đái có hai cơ vòng bịt chặt, cơ nằm ngoài là cơ vân hoạt động theo ý muốn. Lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới khoảng 200ml sẽ làm căng bóng đái, tăng áp suất trong bóng đái và cảm giác buồn đi tiểu xuất hiện. Nếu cơ vòng mở ra thi nước tiểu sẽ thoát ra ngoài.
Từ khóa » Trình Bày Hệ Bài Tiết Nước Tiểu
-
Cấu Tạo Hệ Bài Tiết Nước Tiểu - Sinh Học 8
-
Trình Bày Cấu Tạo Hệ Bài Tiết Nước Tiểu - Nguyễn Minh Hải - HOC247
-
Trình Bày Cấu Tạo Của Hệ Bài Tiết Nước Tiểu - TopLoigiai
-
Quá Trình Tạo Nước Tiểu ở ống Thận Diễn Ra Thế Nào? | Vinmec
-
Nêu Cấu Tạo Và Chức Năng Của Bài Tiết Nước Tiểu?
-
Trình Bày Cấu Tạo Hệ Bài Tiết Nước Tiểu1. Trình Bày Cấu Tạo ...
-
Bài 3 Trang 124 SGK Sinh Học 8
-
Trình Bày Cấu Tạo Của Hệ Bài Tiết Nước Tiểu? Bài Tiết đóng Vai Trò ...
-
Bài 38. Bài Tiết Và Cấu Tạo Hệ Bài Tiết Nước Tiểu - Hoc24
-
Hệ Bài Tiết – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lý Thuyết Bài Tiết Và Cấu Tạo Hệ Bài Tiết Nước Tiểu Sinh 8
-
Bai 38 Bai Tiet Va Cau Tao He Bai Tiet Nuoc Tieu - Tiết: 42 BÀI TIẾT VÀ ...
-
Bài 38: Bài Tiết Và Cấu Tạo Hệ Bài Tiết Nước Tiểu
-
Vai Trò Của Bài Tiết? Hệ Bài Tiết Nước Tiểu Có Cấu Tạo Như Thế Nào?