Hệ điều Hành Là Gì? Các Hệ điều Hành Máy Tính - Vietnix
Có thể bạn quan tâm
Chắc hẳn bạn đã nhiều lần bắt gặp cụm từ hệ điều hành khi nói về các thiết bị điện tử như laptop và điện thoại thông minh, đúng không? Vậy ý nghĩa thật sự và vai trò của hệ điều hành đối với cuộc sống của chúng ta. Trong bài viết này Vietnix sẽ giúp bạn làm rõ mọi khái niệm và vấn đề xoay quanh hệ điều hành.
Hệ điều hành là gì?
Hệ điều hành (tiếng Anh: Operating System) viết tắt là OS là phần mềm hệ thống quản lý bao gồm cả phần cứng và phần mềm máy tính đóng vai trò như một “người trung gian” để đảm bảo người dùng và thiết bị điện tử làm việc hiệu quả với nhau.
Hệ điều hành là phần mềm được sử dụng để cài đặt trên máy tính, thiết bị di động và dùng để điều hành, quản lý gồm:
- Phần cứng: CPU, RAM, ROM, ổ cứng, …các thiết bị input như chuột, bàn phím,… và các thiết bị output như loa, máy in,…
- Phần mềm gồm các chương trình hay các ứng dụng như: Word, Excel, PowerPoint và các trình duyệt web: Chrome, FireFox, Cốc Cốc,..
Nói cách khác, một hệ điều hành Operating System là thành phần quan trọng nhất để chạy trên một máy tính, mỗi máy tính đa năng bắt buộc phải có hệ điều hành để chạy các chương trình và ứng dụng khá. Bên cạnh đó, hệ điều hành máy tính còn hỗ trợ thực hiện các tác vụ cơ bản.
Như nhận dạng đầu vào từ bàn phím, gửi đầu ra đến màn hình hiển thị, theo dõi các tệp và thư mục trên ổ lưu trữ và điều khiển các thiết bị ngoại vi như máy in,…
Đối với các hệ thống lớn, hệ điều hành thậm chí còn có trách nhiệm và quyền hạn lớn hơn. OS giống như một cảnh sát giao thông có vai trò đảm bảo các chương trình và người dùng khác nhau chạy cùng một lúc nhưng không can thiệp, ảnh hưởng lẫn nhau. Ngoài ra, hệ điều hành cũng chịu trách nhiệm bảo mật nhờ việc cung cấp một lớp đệm (System Call Interface) để chắc chắn rằng người dùng trái phép không thể truy cập hệ thống.
Khái quát về hệ điều hành đầu tiên
Hệ điều hành đầu tiên được ra đời vào năm 1956, có tên là GM-NAA I/O, sản xuất bởi General Motors với mục đích ban đầu là nghiên cứu cho IBM 704 của họ. Những hệ điều hành được ra mắt đầu tiên thường rất đa dạng về quy trình, các lệnh khác nhau. Điều này có nghĩa là cứ một loại máy mới ra đời thì sẽ đi kèm với một hệ điều hành mới, sau đó được kiểm tra và tiến hành điều chỉnh thủ công, việc này gây khó khăn rất lớn cho người dùng.
Xem thêm: Top 15 phần mềm giả lập Android nhẹ nhất cho máy yếu
Các thành phần chính của hệ điều hành là gì?
Sau khi đã hiểu về khái niệm của hệ điều hành, hãy cùng Vietnix tìm hiểu một cách rõ ràng hơn thông qua việc khám phá các thành phần của chúng.
Hệ điều hành được xác định với 3 thành phần sau:
- Kernel: Cung cấp khả năng kiểm soát cơ bản đối với phần cứng của máy tính. Vai trò của thành phần Kernel là đọc và ghi dữ liệu từ bộ nhớ, xử lý cách nhận và gửi dữ liệu của các thiết bị như: Màn hình, chuột, bàn phím,…
- Giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interfaces – API): Giúp kết nối ứng dụng và hệ điều hành, hay nói cách khác là cấp quyền truy cập của các ứng dụng vào tài nguyên hệ thống. Từ đó cho phép các nhà phát triển ứng dụng viết module code và tạo ra các ứng dụng mạnh mẽ, hiệu quả trên hệ điều hành..
- Giao diện người dùng (User Interface): Cho phép tương tác với người dùng qua biểu tượng đồ họa hoặc qua một dòng lệnh (Command line) một cách cực kì đơn giản mà hiệu quả.
Xem thêm: Các câu lệnh cơ bản trong Linux toàn tập
4 chức năng của hệ điều hành
Hệ điều hành có rất nhiều chức năng khác nhau, nhưng về cơ bản thì hệ điều hành có 4 chức năng chính:
1. Quản lý chia sẻ tài nguyên
Một hệ thống máy tính có rất nhiều tài nguyên (CPU, bộ nhớ, thiết bị ngoại vi,…) nhưng mỗi tài nguyên đều có giới hạn nhất định. Trong hệ thống đa nhiệm, với nhiều yêu cầu cung cấp tài nguyên từ các chương trình nên hệ điều hành phải phân phối nhanh chóng các tài nguyên có sẵn một cách hiệu quả, hợp lý.
2. Kiểm soát chương trình
Hệ điều hành (Operating System) kiểm soát và điều hướng các chương trình đang chạy trên hệ thống để tránh xảy ra lỗi và các trường hợp sử dụng không đúng cách từ người dùng.
Ngoài ra, hệ điều hành cũng chịu trách nhiệm xác định thứ tự ưu tiên của các tiến trình, cấp phát bộ nhớ. Nhờ có hệ điều hành các chương trình được đảm bảo chạy một cách hiệu quả, không ảnh hưởng đến nhau, đem lại sự an toàn, ổn định cho hệ thống tổng thể.
3. Đảm bảo hiệu suất hệ thống
Một trong những chức năng quan trọng của hệ điều hành đó là giám sát sự thiết lập của toàn bộ hệ thống cũng như ghi chú thời gian các yêu cầu phản hồi. Hoạt động này có thể tăng hiệu suất thông qua việc mang đến những thông tin thiết yếu ngay lúc cần khắc phục sự cố.
4. Quản lý bộ nhớ
Bất kể chương trình nào muốn vận hành được thì cần phải được đưa vào bộ nhớ chính. Và hệ điều hành sẽ có chức năng quản lý bộ nhớ đó thông qua những tác vụ sau:
- Tạo bộ nhớ cho phần mềm cũng như giải phóng chúng sau khi phần mềm hoạt động xong.
- Quyết định thời gian duy trì của phần mềm và thứ tự cho phép truy cập vào bộ nhớ của phần mềm.
- Theo dõi bộ nhớ chính.
- Theo dõi, quản lý địa chỉ bộ nhớ chưa dùng đến và địa chỉ bộ nhớ đã tạo.
Ngoài ra, hệ điều hành còn có một số chức năng nâng cao khác:
- Chức năng quản lý quá trình (Process Management).
- Chức năng quản lý ổ cứng (Storage Management).
- Chức năng quản lý bộ nhớ ngoài (USB, HDD).
- Chức năng quản lý hệ thống lưu trữ.
- Giúp người dùng cách tiếp cận nhanh chóng và tiện lợi.
Vai trò của hệ điều hành
Vai trò của hệ điều hành là vô cùng quan trọng trong việc vận hành và dùng các thiết bị điện tử, xem ngay bên dưới để hiểu hơn về vai trò của hệ điều hành nhé!
1. Quản lý ứng dụng
- Hệ điều hành sẽ chịu trách nhiệm quản lý và điều khiển các phần cứng của thiết bị, bao gồm CPU, RAM, ổ cứng, thiết bị ngoại vi,…
- Hệ điều hành phân bổ tài nguyên phần cứng cho các ứng dụng đang chạy đảm bảo ứng dụng chạy hiệu quả và không có ứng dụng nào sử dụng quá nhiều tài nguyên dẫn đến tình trạng lag, đơ máy.
- Hệ điều hành cũng cung cấp các trình điều khiển (driver) để các ứng dụng có thể giao tiếp với phần cứng một cách dễ dàng.
2. Cung cấp môi trường cho người sử dụng
- Hệ điều hành cung cấp giao diện người dùng (GUI) và giao diện dòng lệnh (CLI) giúp người dùng giao tiếp với máy.
- Hệ điều hành còn cung cấp các công cụ và tiện ích để người dùng quản lý tập tin, cài đặt phần mềm, thực hiện các tác vụ cơ bản như sao chép, di chuyển, xóa tập tin,…
3. Quản lý phần mềm
- Hệ điều hành cho phép người dùng cài đặt, gỡ cài đặt và cập nhật phần mềm.
- Hệ điều hành cũng sẽ đảm bảo rằng các phần mềm tương thích với nhau và không xảy ra xung đột giữa các phần mềm.
4. Bảo mật hệ thống
- Hệ điều hành có sẵn những tính năng bảo mật để bảo vệ hệ thống khỏi các phần mềm độc hại, virus, hacker,…
- Hệ điều hành cũng có sẵn các công cụ để người dùng sao lưu dữ liệu và khôi phục hệ thống khi cần.
5. Tối ưu hóa hiệu suất
- Hệ điều hành chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên hệ thống một cách hiệu quả để đảm bảo hiệu suất hoạt động cao nhất cho máy tính.
- Hệ điều hành cũng sẽ có một số công cụ để người dùng theo dõi và tối ưu hóa hiệu suất hệ thống.
Phân loại hệ điều hành Operating System
Hệ điều hành OS được phân loại dựa vào 5 tiêu chí như sau:
1. Dựa vào thiết bị sử dụng:
- Hệ điều hành cho máy tính gồm Windows, macOS, Linux, Chrome OS,…
- Hệ điều hành cho điện thoại gồm Android, IOS, Windows Phone,…
- Hệ điều hành cho máy tính bảng gồm iPadOS, Android, Windows 10X,…
- Hệ điều hành nhúng là các hệ điều hành được thiết kế dành riêng cho các thiết bị cụ thể như TV thông minh, đồng hồ thông minh, và bảng điều khiển ô tô,..
2. Số lượng người dùng
- Hệ điều hành đơn nhiệm chỉ cho phép thực thi một chương trình tại một thời điểm.
- Hệ điều hành đa nhiệm cho phép thực thi nhiều chương trình tại một thời điểm.
3. Mã nguồn
- Hệ điều hành có mã nguồn mở là mã nguồn được công khai, bất kỳ ai cũng có thể sửa đổi và chia sẻ. Ví dụ: Linux, Android.
- Hệ điều hành có mã nguồn đóng là mã nguồn không được công khai, chỉ các nhà phát triển mới có quyền sửa đổi. Ví dụ: Windows và macOS.
4. Kiến trúc hệ thống
- Hệ điều hành tập trung: Tất cả các tài nguyên được quản lý bởi một máy chủ trung tâm.
- Hệ điều hành phân tán: Các tài nguyên được phân phối trên nhiều máy tính.
5. Loại giao diện
- Hệ điều hành dòng lệnh cho phép người dùng tương tác với hệ điều hành bằng cách nhập các lệnh văn bản.
- Hệ điều hành giao diện đồ họa (GUI) cho phép người dùng tương tác với hệ điều hành bằng cách sử dụng các biểu tượng và menu.
Tìm hiểu về hệ điều hành máy tính và điện thoại
Sau khi tìm hiểu về về khái niệm, chức năng và hiểu được vai trò. Tiếp theo, cùng Vietnix tìm hiểu về khái niệm của hệ điều hành máy tính và điện thoại. Cùng với đó là các hệ điều hành phổ biến.
Hệ điều hành máy tính là gì?
Hệ điều hành máy tính là hệ điều hành sử dụng GUI được áp dụng trên các thiết bị như laptop, máy tính để bàn (PC). GUI trên mỗi hệ điều hành sẽ có giao diện khác nhau, tuy nhiên các hệ điều hành được thiết kế theo nguyên tắc chung nên dễ sử dụng.
Hiện nay hệ điều hành máy tính để bàn phổ biến nhất đó là Microsoft Windows (Chiếm 76,45%), thứ 2 là macOS của Apple (17,72%) và các loại hệ điều hành Linux đứng thứ 3 (1,73%) – Theo Wikipedia
Hệ điều hành điện thoại di động?
Hệ điều hành trên điện thoại di động được thiết kế với nhu cầu liên lạc, giải trí,… được áp dụng trên điện thoại di động (Smartphone) hay các máy tính bảng nên đặc biệt sẽ không có đầy đủ chức năng như hệ điều hành dành cho máy tính.
Thị phần sử dụng hệ điều hành di động phổ biến nhất là Android (87,5%) với tốc độ tăng trưởng 10,3% mỗi năm, sau đó là đến hệ điều hành iOS với 12,1%, trong khi các hệ điều hành khác chỉ 3% – Theo Wikipedia
Các hệ điều hành trên máy tính
Dưới đây là các hệ điều hành phổ biến trên máy tính được người dùng sử dụng nhiều. Bạn có thể xem qua bảng chỉ số đánh giá mức độ phổ biến của các hệ điều hành máy tính này để đánh giá được mức độ phổ biến của từng loại:
Hệ điều hành | Thị phần |
---|---|
Windows | 76,45% |
macOS | 17,72% |
Linux | 1,73% |
Khác (Gồm nhiều hệ điều hành) | 4,1% |
Hệ điều hành Windows
Microsoft Windows là một hệ điều hành dành cho máy tính cá nhân và doanh nghiệp và cũng là hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay dành cho máy tính cá nhân, cung cấp giao diện người dùng đồ họa (GUI). Như đã đề cập, Windows có rất nhiều phiên bản khác nhau nhưng đều mang đến nhiều tính năng ưu việt cho người dùng như quản lý bộ nhớ ảo, đa nhiệm và hỗ trợ cho nhiều thiết bị ngoại vi.
Ưu điểm:
- Là hệ điều hành được sử dụng rộng rãi, có thị phần lớn nên có tính tương thích cao, có nhiều phần cứng hỗ trợ
- Dù có nhiều phiên bản cập nhật khác nhau nhưng cơ bản là dễ sử dụng, người dùng dễ dàng thích nghi và không tốn quá nhiều thời gian để sử dụng thành thạo
- Có khả năng bảo mật tốt thông qua các gói nâng cấp, cập nhật miễn phí, đảm bảo tính ổn định, an toàn cho thiết bị
- Có nhiều ứng dụng vì là hệ điều hành phổ biến nhất cho hầu hết tất cả các loại máy tính
- Có hỗ trợ cho các loại máy tính có màn hình cảm ứng
- Có hỗ trợ cho các ứng dụng game vì số lượng người dùng lớn nên hầu hết các developer game đều nghiên cứu và phát triển các ứng dụng để tương thích với hệ điều hành này.
Nhược điểm:
- Dễ bị các hacker tấn công vì là hệ điều hành phổ biến trên toàn thế giới. Các virus, phần mềm độc hại đều rất dễ dàng hiệu quả trên hệ điều hành Windows.
- Có những bản Windows lậu, trái phép
- Sử dụng Windows không chính thống dễ khiến máy tính bị xâm nhập virus
Xem thêm: Free Dos là gì
Hệ điều hành Mac OS
Mac OS hay OS X là tên chính thức của hệ điều hành Apple Macintosh, là hệ điều hành dành cho tất cả các dòng máy tính của Apple. Mac OS có giao diện người dùng đồ họa (GUI) sử dụng các cửa sổ,còn biểu tượng và tất cả các ứng dụng chạy trên máy tính Macintosh có giao diện người dùng tương tự.
Để thực hiện được các tác vụ được giao, hệ điều hành sẽ tương tác với phần cứng nhằm phân bổ các tài nguyên cần thiết. Ngoài ra, hiệu suất của MacOS được đánh giá là cao và mượt mà hơn rất nhiều so với Windows.
Ưu điểm:
- Luôn nhận sự hỗ trợ tốt cho người dùng khi gặp các lỗi về phần mềm và phần cứng.
- Giao diện đồ họa (GUI) dễ dàng tương thích với các ứng dụng khác, giúp người dùng dễ dàng chuyển sang các dòng sản phẩm khác của Apple như Iphone, Ipad mà không tốn thời gian để làm quen sử dụng.
- Apple nghiên cứu và phát triển cả phần mềm và phần cứng nên mang đến hiệu suất xử lý hiệu quả cũng như các dòng máy của Apple cũng sẽ có tuổi thọ cao hơn.
- Có những ứng dụng cực kỳ hữu ích sẵn có trên hệ điều hành MacOS như iMovie, iPhoto.
- Giao diện đẹp và mượt mà, đặc biệt là không tốn phí để mua bản quyền vì đã được cài đặt sẵn khi mua thiết bị.
Nhược điểm:
- Không thể tùy chỉnh phần cứng.
- Phải tốn chi phí khá cao, tối thiểu là $1000 cho PC.
- Ít ứng dụng, phần mềm.
- Windows không thể nhận diện và đọc tệp từ MacOS.
- Không có nhiều phần cứng được sử dụng vì hỗ trợ ít cổng USB cũng như không được bán. kèm với đầu ghi CD/DVD.
- Kén thiết bị và nhiều phần mềm phổ biến vẫn chưa được phát hành trên hệ điều hành này.
Hệ điều hành Linux
Linux là một hệ điều hành ra đời từ 1991 và được viết bằng ngôn ngữ C, là hệ điều hành mã nguồn mởchạy trên một số nền tảng phần cứng. Nhân Linux được phát triển chủ yếu bởi Linus Torvalds và dựa trên Unix. Ngoài ra, hệ điều hành Linux là tập hợp nhiều phần mềm là máy chủ, ngôn ngữ lập trình và hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu. Và đặc biệt, Linux có tính bảo mật cực kỳ cao nên vẫn giữ một vị trí quan trọng trong tâm trí người dùng bất chấp sự tồn tại của Windows hay MacOS trên thị trường.
Ưu điểm:
- Hệ điều hành mã nguồn mở nên miễn phí cũng như có thể tải nhanh chóng mà không sợ vướng phải các vấn đề liên quan đến bản quyền
- Một trong những lựa chọn hoàn hảo của các lập trình viên nhờ tính ổn định, độ bảo mật cực kỳ cao, cho hiệu năng tốt.
- Tính bảo mật cao, có thể giải quyết virus nhanh chóng.
- Dễ dàng tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu nên các developer có thể tự do sáng tạo, lập trình.
Nhược điểm:
- Không có sự hỗ trợ người dùng tốt như Windows, MacOS
- Không có khả năng tương thích cao như MacOS, mất nhiều thời gian để chuyển sang hệ điều hành Linux
- Người dùng sử dụng cho các tác vụ thông thường thì không nên sử dụng do tính phức tạp cao
Các hệ điều hành trên điện thoại di động
Cũng giống như hệ điều hành máy tính , hệ điều hành điện thoại di động là nền tảng phần mềm mà các chương trình khác có thể chạy trên thiết bị di động. Tuy nhiên, các hệ thống này được thiết kế dành riêng cho thiết bị di động. Ví dụ như điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị cầm tay khác.
Dưới đây là bảng thống kê chỉ số thị phần của các hệ điều hành di động phổ biến:
Hệ điều hành | Thị phần |
---|---|
Android | 87,5% |
iOS | 12,1% |
Khác (Gồm nhiều hệ điều hành) | 0,4% |
Hệ điều hành di động chịu trách nhiệm xác định các chức năng và tính năng có sẵn trên thiết bị của bạn, chẳng hạn như cảm ứng ngón tay, bàn phím, WAP,… Các tính năng này thậm chí còn đồng bộ hóa với các ứng dụng, email, nhắn tin văn bản. Ngoài ra, hệ điều hành di động cũng sẽ xác định ứng dụng của bên thứ ba nào có thể được sử dụng trên thiết bị của bạn.
Hệ điều hành Android
Hệ điều hành Android được phát triển bởi Android Inc và năm 2005 đã được Google mua lại. Đây là hệ điều hành được nghiên cứu và phát triển dựa trên nền tảng Linux, dành cho các thiết bị cảm ứng như máy tính bảng và điện thoại.
Android cũng là hệ điều hành mã nguồn mở, không có quá nhiều những ràng buộc nên được nhiều developer của thiết bị di động sử dụng, điều chỉnh và phân phối. Hiện nay, Android là hệ điều hành được đông đảo người dùng sử dụng chiếm đến 72% thị phần.
Ưu điểm:
- Đây là hệ điều hành mã nguồn mở, dễ dàng tùy chỉnh mà không vướng phải sự can thiệp của chủ sở hữu
- Hầu hết các thiết bị di động từ dòng giá rẻ cho đến cao cấp đều sử dụng, do vậy mang đến nhiều sự lựa chọn cho khách hàng
- Sở hữu kho ứng dụng cực kỳ lớn và khả năng tùy biến cao.
- Giao diện đẹp, thân thiện, dễ dùng
- Chạy được nhiều ứng dụng cao
Nhược điểm:
- Vì có nhiều ứng dụng nên không thể kiểm soát tốt các ứng dụng, cũng như không có quá nhiều ứng dụng tốt
- Vì là mã nguồn mở nên tính bảo mật không được đánh giá cao so với iOS.
- Không thể tự động cập nhật khi có các phiên bản mới
- Dễ bị đơ máy, lag máy vì khả năng tối ưu bộ nhớ RAM không tốt, có nhiều ứng dụng chạy ngầm
Xem thêm: Phần mềm giả lập Android Online không cần cài đặt
Hệ điều hành iOS
Hệ điều hành iOS (iPhone Operating System) là hệ điều hành độc quyền, chỉ được áp dụng duy nhất triển điện thoại của Apple, sử dụng cho các dòng iPhone, iPod touch và iPad. Người dùng có thể tương tác với thiết bị nhờ các thao tác chạm, vuốt, thu trên giao diện mà iOS hoạt động.
Hệ điều này còn bao gồm các công tắc, thanh trượt, phím tắt, các tính năng nâng cao, tăng cường bảo mật, từ đó giúp tối ưu trải nghiệm người dùng. Nhờ việc được đánh giá cao về các tính năng, giao diện cho đến độ ổn định nên ngày nay, nhiều người đã chuyển sang sử dụng iOS ngày càng nhiều hơn.
Ưu điểm
- Nền tảng ổn định, độ tương thích với các sản phẩm cùng dòng cao, hoạt động mượt mà vì iOS được tối ưu dành riêng cho Apple
- Có nhiều ứng dụng chất lượng cũng như được cập nhật nhanh
- Giao diện đẹp, tính bảo mật cao và khả năng tối ưu phần mềm tốt.
Nhược điểm:
- Nhiều ứng dụng không thể chạy cùng một lúc
- Phải sử dụng iTunes để trao đổi dữ liệu làm mất rất nhiều thời gian
- Tùy chỉnh phức tạp
- Chỉ độc quyền cho các phiên bản điện thoại của Apple mà không sử dụng trên trên các hệ điều hành khác và kho ứng dụng cũng còn hạn chế nhiều.
Hệ điều hành Windows Phone
Windows Phone là hệ điều hành được Microsoft phát triển dành riêng cho dòng điện thoại thông minh. Được giới thiệu vào năm 2010 và được chính thức cho ra mắt vào năm sau. Mục đích của Windows Phone được thiết kế để có thể cạnh tranh với hai ông lớn là IOS và Android.
Ưu điểm:
- Giao diện Modern UI: Giao diện người dùng của Windows Phone được thiết kế đơn giản, đẹp mắt và dễ sử dụng với các ô Live Tiles trực quan.
- Tích hợp tốt với các dịch vụ của Microsoft: Windows Phone được tích hợp tốt với các dịch vụ của Microsoft
- Bảo mật cao: Windows Phone được chuyên gia đánh giá cao về khả năng bảo mật, giúp bảo vệ dữ liệu người dùng
- Hiệu năng ổn định: Windows Phone được tối ưu hóa để hoạt động mượt mà và ổn định trên các thiết bị có cấu hình thấp.
Nhược điểm:
- Lượng ứng dụng: So với IOS và Android thì Windows Phone có số lượng ứng dụng ít hơn.
- Hỗ trợ: Các nhà sản xuất điện thoại lớn như Samsung LG, HTC không có kế hoạch sản xuất ra các điện thoại Windows Iphone.
- Khả năng phát triển: Vào năm 2017 Microsoft đã ngừng phát triển Windows Phone và chuyển sang tập trung cho hệ điều hành trên máy tính là Windows 10.
So sánh hệ điều hành của máy tính và điện thoại
So sánh hệ điều hành máy tính và điện thoại
Hệ điều hành của máy tính thì có thể đáp ứng tốt những yêu cầu phức tạp cho công việc, học tập,… Trong khi đó, hệ điều hành cho điện thoại di động thì được nghiên cứu và phát triển cho các hoạt động giải trí, liên lạc cơ bản,… Do vậy mà hệ điều hành cho máy tính có thể thực hiện nhiều tác vụ phức tạp hơn. Tuy nhiên, ngày nay, với sự đổi mới, cải tiến không ngừng, hệ điều hành dành cho điện thoại cũng đang dần được nâng cấp để đáp ứng cho mục đích học tập, công việc.
Nên lựa chọn hệ điều hành 64 bit hay 32 bit
Với hệ điều hành 32 bit, bạn chỉ có thể sử dụng RAM tối đa 3,2G. Còn với hệ điều hành Windows 64 bit, bạn có thể trang bị RAM có dung lượng lớn hơn từ 3,2G đến 128G, điều này giúp mang lại hiệu suất làm việc cao hơn cũng như giúp tăng hiệu suất tổng thể của máy tính.
Tìm hiểu về các phần mềm khác trong hệ điều hành
Để có thể thực hiện những tác vụ khác nhau, phần mềm là một yếu tố quan trọng bắt buộc phải có. Phần mềm có thể được chia thành nhiều loại khác nhau như phần mềm cho công việc, game, âm nhạc,… Bên cạnh đó, một vài phần mềm chỉ có thể tải trên iOS, không thể tải trên Android và ngược lại. Ngoài ra, có những phần mềm được hướng dẫn chỉ dành riêng cho hệ điều hành 32 bit hay chỉ dành riêng cho hệ điều hành 64 bit mà bạn cần phải đặc biệt lưu ý.
Hướng dẫn cách cập nhật hệ điều hành đơn giản
Cập nhật hệ điều hành nhằm mục đích giúp máy tính hoạt động ổn định với các tính năng mới hơn và đảm bảo đạt hiệu suất cao hơn. Dưới đây, Vietnix sẽ hướng dẫn cách cập nhật hệ điều hành dành cho cả máy tính và điện thoại di động:
- Windows: Để cập nhật hệ điều hành Windows của máy tính, bạn hãy tìm kiếm Windows Update tại Control Panel hoặc Settings. Bên cạnh đó, Windows cũng có thể tự động cập nhật, hỗ trợ người dùng không cần phải tự thao tác phức tạp hoặc nhớ để cập nhật, đảm bảo tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.
- MacOS: Thông qua sử dụng Mac App Store hay System Preferences, bạn có thể cập nhật hệ điều hành trên các dòng sản phẩm Apple như Macbook Pro M3, Macbook Air M1,… Bạn nên sử dụng các bản cập nhật để giúp sửa lỗi, tăng tính bảo mật cũng như tăng hiệu suất toàn hệ thống.
- iOS, Android: Muốn cập nhật các hệ điều hành trên điện thoại, bạn hãy đi đến phần Settings. Sau khi cập nhật, tùy những thay đổi của từng phiên bản, bạn sẽ ngay lập tức thấy những tính năng mới hoặc hiệu suất tăng cũng như tính bảo mật được cải thiện đáng kể.
Một điểm cần lưu ý khi cập nhật hệ điều hành đó là cần lưu ý sao lưu dữ liệu và tắt các chương trình trước khi cập nhật để tránh xảy ra lỗi hệ thống. Bên cạnh đó, để có thể cập nhật, bạn cần đảm bảo đường truyền Internet ổn định trước khi cập nhật để không gián đoạn quá trình cập nhật.
Câu hỏi thường gặp
Hệ điều hành nào là hệ điều hành mới nhất?
Để biết đâu là hệ điều hành mới nhất, sẽ tùy thuộc vào hệ điều hành dành cho thiết bị nào?
Dưới đây là hệ điều hành mới nhất dành cho từng thiết bị:
1. Máy tính:+ Windows – Windows 11 (2021)+ MacOS – macOS 14 Sonoma (2024)+ Linux – Ubuntu 22.04 LTS (2022)
2. Điện thoại thông minh:+ Android – Android 14 (2023)+ IOS – IOS 17 (2023)
3. Máy tính bảng:+ iPadOS – iPadOS 16 (2023)+ Android – Android 13 (2022)
Nguyên lý hệ điều hành là gì?
Hệ điều hành có nguyên lý cơ bản đó là điều khiển các nguồn tài nguyên của máy tính, chẳng hạn như bộ vi xử lý, bộ nhớ,… giúp người dùng và các ứng dụng tương tác với nhau hiệu quả. Bên cạnh đó, nhờ có hệ điều hành, các tác vụ như quản lý tiến trình, phát hiện và xử lý lỗi, phân chia tài nguyên,… được đảm bảo hoàn thành một cách mượt mà. Cuối cùng, các nguyên lý về tính bảo mật, quản lý tài nguyên, tính đa nhiệm,… cũng vô cùng quan trọng trong việc triển khai và thiết kế hệ điều hành.
Các hệ điều hành thông dụng hiện nay thường được lưu trữ ở đâu?
Các hệ điều hành thông dụng hiện nay thường được lưu trữ độc lập dưới dạng môđun trên bộ nhớ ngoài như CD, đĩa mềm, đĩa cứng,…
Khả năng xử lý của máy tính phụ thuộc vào yếu tố nào?
Khả năng xử lý của máy tính phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: tốc độ bộ xử lý (CPU), bộ nhớ (RAM), ổ cứng, card đồ họa, sự tối ưu của hệ điều hành và hệ điều hành, yếu tố đa nhiệm và hiện tượng phân mảnh đĩa.
Hệ điều hành nào không trả phí bản quyền?
Có nhiều hệ điều hành không trả phí bản quyền, gồm:1. Linux2. FreeBSD3. OpenBSD4. ChromeOS
Lời kết
Bài viết trên đã chia sẻ chi tiết về khái niệm chức năng và nhiệm vụ chính cũng như giới thiệu về các loại hệ điều hành phổ biến hiện nay. Vietnix hy vọng thông qua bài viết, bạn đã có thêm nhiều thông tin hay và bổ ích để hỗ trợ cho cho công việc kinh doanh của mình, hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sau!
Từ khóa » Các Loại Os
-
Tổng Hợp Các Hệ điều Hành Thông Dụng Trên Laptop - .vn
-
Hệ Điều Hành Là Gì? 5 Loại Hệ Điều Hành Tốt Trên Máy Tính, Điện ...
-
Hệ điều Hành Là Gì? Các Loại Hệ điều Hành Trên Máy Tính, điện Thoại
-
Top 10 Hệ điều Hành Phổ Biến Nhất Hiện Nay
-
Top 10 Hệ điều Hành Phổ Biến Nhất Hiện Nay - 10Hay
-
Hệ điều Hành – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thể Loại:Hệ điều Hành – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hệ điều Hành Là Gì? Tổng Hợp Các Loại Hệ điều Hành Phổ Biến
-
Hệ Điều Hành Là Gì? Một Số Loại Hệ Điều Hành Máy Tính Phổ Biến
-
10 Hệ điều Hành PC Có Thể Thay Thế Cho Windows
-
Tên Các Hệ điều Hành Máy Tính Phổ Biến Hiện Nay - Techview
-
Hệ điều Hành Là Gì? Top 7 Hệ điều Hành Phổ Biến Nhất 2021
-
[PDF] HỆ ĐIỀU HÀNH - Rachbauer Kran
-
Hệ điều Hành Là Gì? Những Loại Hệ điều Hành Phổ Biến Hiện Nay?