Hệ điều Hành Windows Là Gì? Quá Trình Phát Triển Microsoft Windows
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ » Hệ Điều Hành Windows » Hệ điều hành Windows là gì? Quá trình phát triển Microsoft Windows
Hệ điều hành Windows là gì? Quá trình phát triển Microsoft WindowsCàng Long
Chuyên mục: Hệ Điều Hành Windows
Đăng ngày: 01/08/2021
Cập nhật mới nhất: 27/04/2022
Hệ điều hành Windows là gì? – Với hầu hết người sử dụng máy tính hiện nay đều không còn lạ lẫm gì với hệ điều hành Windows. Nhưng không phải ai cũng hiểu và biết hết được những thông tin cơ bản về hệ điều hành phổ biến thời điểm này cả. Cùng ComputechZ tìm hiểu sương sương về một trong những công nghệ đã làm thay đổi cuộc sống của loài người chúng ta trong bài viết dưới đây nhé.
1. Hệ điều hành Windows là gì?
Windows (tên đầy đủ là Microsoft Windows) là hệ điều hành được phát triển bởi Microsoft – tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới có trụ sở tại Mỹ.
Theo như Wiki Tiếng Việt, Windows được mô tả là một hệ điều hành dựa trên giao diện người dùng đồ họa. Nghe hơi khó hiểu phải không?
Hiểu một cách đơn giản thì hệ điều hành Windows nói riêng và các hệ điều hành máy tính khác nói chung đều có bản chất đó là điều khiển hệ thống bộ máy tính bằng các tập lệnh, tập tin được phát triển bởi nhà phát hành, với Windows thì ở đây là Microsoft.
Tính tới thời điểm hiện nay, Windows đã trở thành hệ điều hành phổ biến nhất, ứng dụng với mọi đối tượng người dùng. Từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, bất kỳ một đơn vị nào có một chiếc hoặc cả một hệ thống máy tính đều sẽ có sự xuất hiện của hệ điều hành có tên mang nghĩa là những cái cửa sổ này.
1.1 Hệ điều hành windows ra đời năm nào?
Cũng theo Wiki tiếng Việt, vào ngày 20/11/1985 phiên bản đầu tiên của Windows chính thức được trình làng với tên thương mại đầy đủ là Windows 1.0. Còn trong nội bộ Microsoft, Windows 1.0 được xưng danh với cái tên Interface Manager (tạm dịch là quản trị giao diện).
Tính đến nay, hệ điều hành Windows đã có tuổi đời gần 36 năm. Đây cũng là một khoảng thời gian không quá dài nhưng cũng không quá ngắn để hệ điều hành máy tính này trở thành một tượng đài như hiện nay.
1.2 Tại sao Microsoft lại đặt tên hệ điều hành là Windows?
Tại sao lại là Windows – trong tiếng anh có nghĩa là cửa sổ mà không phải là cái tên khác kiểu như hệ điều hành Door (cái bàn), Chair (cái ghế) hay bất cứ tên gọi khác?
Đơn giản vì nó được thiết kế để hiển thị các phần mềm dành cho người dùng được cô đọng lại thành những khung chữ nhật đa dạng và chúng được sắp xếp tùy ý hoặc cố định trên màn hình máy tính.
Nếu xếp các ứng dụng thành các hàng, các cột lại thì sẽ nhìn ra được một chiếc cửa sổ có nhiều khung. Đó chính là ý nghĩa của cái tên Windows mà Microsoft đặt ra cho hệ điều hành của mình.
1.3 Hệ điều hành windows là gì? Thuộc loại phần mềm nào?
Như đã chia sẻ ở phần đầu, hệ điều hành Windows có chức năng chính là điều khiển hệ thống máy tính.
Cụ thể hơn thì một bộ máy tính được cấu thành từ rất nhiều linh kiện khác nhau. Các bộ phận của máy tính cần “cầu nối” để có thể giao tiếp với nhau và hệ điều hành sinh ra để làm điều đó.
Vì vậy, hệ điều hành Windows là phần mềm quản lý có tính hệ thống. Nó là trung tâm kết nối chỉ huy các thành phần của bộ máy tính hoạt động dựa trên những quy chuẩn nhất định với mục đích cao nhất là phục vụ người dùng.
2. Các phiên bản của hệ điều hành windows
Trong suốt thời gian phát triển, Windows đã không ngừng cải tiến và cho ra rất nhiều phiên bản mới với cực kỳ nhiều tính năng hiện đại giúp người dùng có thể làm việc, giải trí trên máy tính một cách tốt nhất.
Ngoài những phiên bản Windows mà chúng ta thường biết như Windows XP, 7, 8, 10 thì Microsoft đã từng cho ra rất nhiều hệ điều hành khác mà chắc nhiều người chưa từng nghe tới.
2.1 Hệ điều hành DOS – hình thức sơ khai nhất của Windows
Windows không phải là hệ điều hành đầu tiên được phát triển nguyên gốc mà không có gì. Thật ra cái tên Windows chỉ được đặt mới cho hệ điều hành DOS – được khai sinh vào năm 1982 của Microsoft.
Hệ điều hành DOS (tên đầy đủ là MS-DOS) là hệ điều hành đầu tiên của Windows nhưng hoạt động với giao diện là các dòng lệnh một cách đơn sơ. Các máy tính cá nhân của hãng công nghệ IBM là khách hàng của MS-DOS những năm đầu thập kỷ 80 này.
Vì hoạt động bằng cách nhập các dòng lệnh trực tiếp lên màn hình, rất đơn giản, thô sơ nên chính vì thế mà tới năm 1985, Microsoft mới phát triển giao diện Windows để đắp lên cho MS-DOS, từ đó cải thiện trải nghiệm người dùng một cách đáng kể.
2.2 Windows 1.0
Windows 1.0 là thế hệ thứ 2 của hệ điều hành này.
Nó được Microsoft thiết kế có chút màu mè, cấu trúc các tập lệnh được đóng khung vào một cách rõ rệt hơn và các chức năng cũng được thiết kế hình ảnh chuẩn hóa hơn.
Trước kia MS-DOS chỉ trả về những kết quả khi nhập các yêu cầu vào dưới dạng đơn thuần là các kí tự chữ và số thì sang Windows 1.0 nó đã được cụ thể hóa dưới dạng biểu tượng, hình ảnh trực quan hơn.
Các chương trình như máy tính, lịch, đồng hồ, notepad, phần mềm paint, chương trình viết lệnh đã được thêm vào và cải thiện đồ họa trong Windows 1.0.
2.3 Windows 2.0
Windows 2.0 là thế hệ kế cận tiếp theo của phiên bản 1.0.
Tại phiên bản này, Microsoft đã đưa vào những ứng dụng văn phòng gồm Word và Excel. Một bước tiến mới và khởi đầu cho sự phát triển của nhóm phần mềm ứng dụng văn phòng mạnh mẽ nhất hiện nay.
Tuy nhiên, thời này Word và Excel với rất thô sơ, chỉ xử lý được những tác vụ đơn giản và giao diện của chúng vẫn mang đậm nét đặc trưng của MS-DOS và phiên bản 1.0 chưa có sự mới mẻ gì nhiều.
2.4 Windows 3.0
Được nâng cấp lên phiên bản 3.0 vào năm 1990, Microsoft đã mang tới những cải tiến đáng kể cho hệ điều hành Windows của mình, đặc biệt là về đồ họa, giao diện của nó.
Bằng việc tạo nên các nút hiển thị 3D tại khung quản lý chương trình (Program Manager), cập nhật thêm các ứng dụng mới như recorder, paintbrush (cải tiến dựa trên paint), file manager (tiền thân của hệ thống Windows Explorer ngày nay).
2.5 Windows 3.1
Windows 3.1 là phiên bản với nền tảng 3.0 cũ nhưng đã được cập nhật sửa những lỗi còn tồn đọng. Ngoài ra, để cải thiện giao diện, Microsoft đã sử dụng font chữ TrueType để làm font chữ chính cho phiên bản 3.1 – một font chữ được phát triển dựa trên công nghệ của Apple tại thời điểm đó.
Ngoài ra, Windows 3.1 cũng đã thêm các thao tác kéo thả phần mềm để thao tác của người dùng trở nên thuận tiện hơn.
2.6 Windows For Workgroup
Windows For Workgroup là phiên bản Windows được Microsoft phát triển chuyên dành cho doanh nghiệp.
Ngay từ cái tên cũng đã thể hiện được bản chất của nó. Dựa trên nền tảng Windows 3.1, Microsoft đã bổ sung thêm driver (trình điều khiển phần cứng) và thiết lập hệ thống giao thức TCP/IP để giúp các doanh nghiệp có thể kết nối hệ thống máy tính trong cùng một mạng lưới.
2.7 Windows NT
Ra đời vào năm 1993, Windows NT (tên đầy đủ là Windows New Technology) là hệ điều hành đầu tiên dành cho các bộ máy tính trạm và máy chủ, điều này đồng nghĩa phạm vi khách hàng của NT là các doanh nghiệp.
Nhưng sau này, nhờ những cải tiến, mở rộng các phiên bản về sau, các tính năng của Windows NT cũng trở thành tiêu chuẩn cho các phiên bản Windows dành cho khách hàng cá nhân.
Một số tính năng nổi bật của Windows NT có thể kể tới: – Windows Shell – Windows API – Windows Update – Group Policy – Bitlocker – NTFS Standard
Vì là phiên bản dành cho doanh nghiệp nên Windows NT kế thừa giao thức TCP/IP của Window For Workgroup, chuyên dành cho những tổ chức có thể kết nối mạng nội bộ với nhau.
Các phiên bản của Windows NT gồm: NT 3.1, NT 3.5, NT 4.0.
2.8 Windows 95
Với những người dùng máy tính thập niên 9x cho tới giờ hẳn đều hiểu rằng, phiên bản Windows 95 là khởi đầu mới sự phát triển rất mạnh mẽ cho các phiên bản Windows về sau.
Lần đầu tiên xuất hiện thanh taskbar ở cạnh dưới màn hình cùng với nút Start huyền thoại, các shortcut phần mềm xuất hiện trên desktop, click chuột phải vào khoảng không desktop hiện ra các tùy chọn mới.
Và cũng chính tại Windows 95, máy tính cá nhân đã có thể truy cập vào thế giới internet thông qua trình duyệt Internet Explorer được phát triển sẵn trong hệ điều hành.
2.9 Windows 98
Nâng cấp hơn của Windows 95 là Windows 98. Sau 3 năm kể từ ngày Windows 95 ra mắt (1995), Windows 98 đã nâng cấp hơn với sự hỗ trợ thêm các thiết bị phần cứng như USB, AGP,… với các chuẩn cao hơn.
Thêm một số ứng dụng như Windows Media Encoder 7.1, Windows Media 8 Encoding Utility hỗ trợ giải mã các video và hiển thị lên màn hình. Phần mềm MSN Messenger 7.0 giúp liên lạc giữa các người dùng máy tính khác nhau.
2.10 Windows ME
Là đàn em tiếp nối của Windows 98, Windows ME được bổ sung thêm nhiều chức năng về media, nổi bật nhất là phần mềm Windows Movie Maker giúp người dùng có thể edit video, làm phim ảnh đơn giản.
Một điểm trừ của Windows ME đó là hệ thống máy tính rất dễ bị treo, đơ. Lý do vì sự hạn chế thao tác vào MS-DOS của hệ điều hành khiến cho nhiều ứng dụng, phần mềm không thể khởi chạy trên HĐH này.
Nhờ thế mà tiện ích System Restore đã có trên Win ME để giúp người dùng có thể khôi phục hệ điều hành khi nó gặp vấn đề.
2.11 Windows 2000
Windows 2000 là phiên bản cuối cùng của chuỗi hệ điều hành 9x. Tới phiên bản này, Microsoft đã tạo ra nhiều phiên bản Windows 2000 cho những đối tượng cụ thể bằng các tên cụ thể:
– Professional: phiên bản chuyên nghiệp, dành cho khách hàng cá nhân
– Server và Advanced Server: dành cho máy chủ
– Datacenter Server: vẫn là hệ điều hành cho máy chủ nhưng chủ yếu là các bộ máy chuyên dùng để chứa lượng dữ liệu lớn và chủ yếu của tổ chức
– Small Business: phiên bản Win dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
2.12 Windows XP
Windows XP là hệ điều hành tổng hợp lại tất cả những gì mà Windows trước đó. Giao diện của Windows 9x kết hợp với bộ mã của Windows NT/2000 tạo nên một phiên bản XP hoàn thiện nhất từ trước tới khi XP được phát hành.
Từ những năm 2000 trở đi Win XP được phổ cập rất rộng rãi không chỉ với người dùng cá nhân mà ngay cả các doanh nghiệp đều sử dụng nó.
Windows XP không còn được Microsoft hỗ trợ về cập nhật bảo mật, vá lỗ hổng kể từ ngày 8/4/2014 trở đi.
2.13 Windows Vista
Là hệ điều hành tiếp nối những tinh hoa của Windows XP nhưng sở hữu nhiều ưu điểm hơn. Microsoft đã phát hành Windows Vista vào ngày 30/1/2007 trên toàn thế giới và nó là HĐH dành cho máy tính cá nhân (PC), máy tính để bàn của doanh nghiệp và các thiết bị có tính di động như laptop, tablets.
So với XP, Windows Vista có độ bảo mật cao hơn, giao diện Aero với các sự bo tròn các góc nhìn khá mềm mại. Thêm việc loại bỏ một số tính năng của Windows XP như Windows Messenger, MSN Explorer, Active Desktop đã giúp hệ điều hành này hoạt động nhanh nhẹn hơn.
2.14 Windows 7
Tiếp tục sử dụng nhân của hệ điều hành Windows NT, Windows 7 là thế hệ tiếp theo được kế thừa những gì mà Vista đã có cùng với những cập nhật mới hơn nhằm tối ưu được hệ thống máy tính.
Windows 7 ra mắt thế giới vào ngày 22/10/2009 và chỉ sau vài ngày, nó cũng đã xuất hiện tại Việt Nam.
Có thể nói Windows 7 là một phiên bản được tối ưu và nâng cấp toàn diện nhất từ Vista. Hiệu suất hoạt động tăng đáng kể, nhiều tính năng ứng dụng có trên Windows 7 đến nay vẫn được ưa chuộng.
Sau hơn 10 năm tồn tại, cuối cùng Windows 7 cũng đã bị Microsoft khai tử bằng việc ngừng chính thức hỗ trợ những bản cập nhật mới. Nhưng theo nhiều thống kê, Windows 7 là hệ điều hành chiếm nhiều thị phần nhất cho tới khi Windows 10 được ra mắt.
Dù đã bị dừng hỗ trợ nhưng vẫn có rất đông người dùng lựa chọn Windows 7 làm hệ điều hành cho máy tính cá nhân của họ.
2.15 Windows 8/8.1
Chỉ sau 2 năm từ ngày Windows 7 ra mắt, Microsoft đã công bố phiên bản Windows 8 của mình đã và đang được phát triển.
Đến ngày 17/10/2013, Windows 8 đã được phát hành tới thế giới công nghệ. So với Win 7, Windows 8 đã có những sự thay đổi mới về giao diện theo một phong cách khác với giao diện Modern khá mới lạ.
Windows 8 được coi là hệ điều hành có thể tương thích với hầu như mọi thiết bị từ máy tính để bàn, máy tính xách tay cho tới các thiết bị di động như điện thoại, máy tính bảng.
Tuy nhiên, nếu so với Windows 7 thì những gì mà Windows 8 mang lại chưa thực sự hài lòng cả về mặt trải nghiệm lẫn mặt hiệu năng cho chiếc máy tính.
2.16 Windows 10
Nếu như Windows 8 được coi như là một sự suy giảm phong độ nhẹ của Microsoft thì thế hệ hệ điều hành tiếp theo là Windows 10 trở thành một phiên bản khá thành công đối với giới công nghệ máy tính.
Windows 10 được người dùng lẫn các chuyên gia đánh giá cao về hiệu năng làm việc cũng như khả năng giải trí trên chiếc máy tính cá nhân.
Kể từ khi ra mắt vào năm 2015, Windows 10 là phiên bản được cập nhật liên tục hàng năm với ít nhất mỗi năm ra một phiên bản mới.
Nhược điểm của Windows 10 có lẽ là về mặt cấu hình yêu cầu. Khi Windows 10 trình làng thì những chiếc máy tính đời rất cũ đã không đủ yêu cầu về phần cứng để có thể cài nó lên máy.
2.17 Hệ điều hành windows 11 mới nhất hiện nay
Cứ ngỡ rằng con số 10 sau chữ Windows là phiên bản cuối cùng mà Microsoft sẽ chốt hạ cho hệ điều hành con cưng của mình. Nhưng không, mới đây vào tháng 6/2021, hệ điều hành Windows 11 đã được leak trên internet với rất nhiều thông tin mới mẻ, hứa hẹn mang tới những sự cải tiến đáng kể cho người dùng.
Về yêu cầu cấu hình, Windows 11 được cho là gắt gao hơn khi mà Microsoft công bố rằng chỉ có những chiếc máy tính có công nghệ TPM mới có thể update lên phiên bản Windows này.
Đây là điều mà không phải máy tính nào cũng có và để biết xem máy có thể nâng lên Windows 11 hay không, hãy sử dụng công cụ PC Health Check của chính Microsoft để kiểm tra nhé.
3. Ưu nhược điểm của hệ điều hành Windows
3.1 Ưu điểm
– Độ phổ biến cao: Vì là hệ điều hành máy tính tiên phong nên Windows dễ dàng sở hữu được lượng người dùng lớn mà không cần mất quá nhiều thời gian.
– Dễ dùng, dễ thích ứng: là phần mềm quản lý hệ thống máy tính cực kỳ dễ sử dụng với bất cứ ai, ngay cả một đứa trẻ tiểu học cũng có thể có những thao tác thành thạo máy tính được cài hệ điều hành này.
– Kho ứng dụng phong phú, đồ sộ: Microsoft cho phép bên thứ 3 như các nhà phát triển phần mềm phát triển ứng dụng của họ tương thích với Windows. Vì thế mà người dùng có thể tha hồ sử dụng những phần mềm, tiện ích trên Windows nhằm phục vụ công việc, giải trí của mình.
– Thế giới game đồ sộ cho game thủ: Hầu hết mọi tựa game trên máy tính hiện nay đều được phát triển tương thích với hệ điều hành bởi lượng game thủ sử dụng máy tính Windows rất đông đảo.
– Hỗ trợ cảm ứng đa điểm trên màn hình: khi Windows 7 ra mắt, Microsoft đã biến một số dòng máy tính có thể cảm ứng ngay trên màn hình mà không cần thiết bị ngoại vi như bàn phím, chuột. Nhưng phải đến Windows 8 thì cảm ứng mới được hoàn thiện và ổn định.
– Dễ chuyển đổi giữa các hệ điều hành: thuật ngữ Cài win hẳn là đã quá quen thuộc với nhiều người ở Việt Nam. Người dùng có thể dễ dàng cài đặt phiên bản mới, gỡ bỏ phiên bản cũ trên máy, chuyển đổi các phiên bản Windows một cách thoải mái mà người không chuyên môn về máy tính cũng có thể tự làm được.
3.2 Nhược điểm
Nếu xét tới nhược điểm của hệ điều hành Windows thì cũng có không ít điều mà khiến lượng người dùng Windows không thể đạt được con số 100% được.
– Dễ bị tấn công bởi hacker: vì cho phép bên thứ 3 phát triển phần mềm, ứng dụng trên hệ thống Windows cộng với sự kết nối các máy tính trên toàn thế giới thông qua internet khiến cho Windows luôn là mục tiêu được nhắm tới bởi những hacker mũ đen.
– Máy tính dễ gặp lỗi sau mỗi bản cập nhật: chính vì tính phổ biến của mình, nên Microsoft luôn phải đưa ra những bản cập nhật cho hệ điều hành của mình để chống lại sự xâm nhập từ bên ngoài và bảo vệ người dùng.
Nhưng vô hình chung, mỗi lần cập nhật không ít thì nhiều máy tính của người dùng sẽ gặp vấn đề cả về hiệu năng lẫn trải nghiệm sử dụng.
Trên đây là tất cả những thông tin cơ bản về hệ điều hành windows là gì. Ngoài ra, còn có rất nhiều thông tin kiến thức khác liên quan tới hệ điều hành nổi tiếng này và sẽ được cập nhật trên trên ComputechZ.com.
Càng Long
Mục lục bài viết
- 1. 1. Hệ điều hành Windows là gì?
- 2. 2. Các phiên bản của hệ điều hành windows
- 3. 3. Ưu nhược điểm của hệ điều hành Windows
- SĐT: 0352953241
- Email: computechz.com@gmail.com
- X
Về ComputechZ
- Giới thiệu
- Liên hệ
- Chính sách bảo mật
- Chính sách hợp tác
- Đội ngũ tác giả
- Phương pháp sản xuất nội dung
- Sơ đồ Website
Tìm Kiếm Nhiều
- Main H310 hỗ trợ CPU nào?
- Main H81 hỗ trợ CPU nào?
- Main H110 hỗ trợ CPU nào?
- Main B360 hỗ trợ CPU nào?
Miễn trừ trách nhiệm liên quan đến nội dung
Mọi nội dung được xuất bản trên ComputechZ.com đều chỉ mang tính chất tham khảo, không có tính chất đưa ra tuyên bố, khẳng định một điều gì đó tuyệt đối. Xem chi tiết hơn tại đây.
Đóng Tìm kiếm cho:Từ khóa » Ms Dos Thuộc Loại Phần Mềm Nào
-
MS-DOS – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ms Dos Thuộc Loại Phần Mềm Nào
-
MS DOS Là Gì? Lợi ích Của MS DOS Mà Bạn Chưa Biết - BKNS.VN
-
Ms Dos Thuộc Loại Phần Mềm Nào, Dòng Lệnh Dos Là Gì
-
DOS Là Hệ điều Hành đơn Nhiệm Một Người Dùng, Sử Dụng Giao Diện ...
-
Tổng Quan Về Hệ điều Hành DOS, So Sánh DOS Và Windows
-
Hệ điều Hành Thuộc Loại Phần Mềm Nào? - Hoc24
-
Bài 10: Khái Niệm Về Hệ điều Hành - Hoc24
-
Hệ điều Hành Ms Dos Là Gì
-
Phần Mềm Nào Là Phần Mềm ứng Dụng?
-
Tin Học 10 Bài 10: Khái Niệm Về Hệ điều Hành - HOC247
-
Những Câu Hỏi Trắc Nghiệm Công Nghệ Thông Tin - TaiLieu.VN
-
[PDF] Bài 1: Khái Niệm Cơ Bản Về Tin Học - Hệ điều Hành MS_DOS
-
MS-DOS Application Là Gì? - Từ điển Số