Hệ điều Hành Windows: Lịch Sử Hình Thành Và Các Phiên Bản
Hệ điều hành Windows là gì?
Microsoft Windows (còn được gọi tắt là Windows hoặc Win) là một hệ điều hành đồ họa được phát triển và xuất bản bởi Microsoft bao gồm một vài các dòng hệ điều hành, một trong số đó phục vụ một phần nhất định của ngành công nghiệp máy tính.
Hệ điều hành Windows giống như phần hồn của chiếc máy tính, cung cấp cách để lưu trữ tệp, chạy phần mềm, chơi trò chơi, xem video và kết nối Internet…
Hệ điều hành Windows ra đời năm nào?
Phiên bản đầu tiên được Microsoft giới thiệu là phiên bản Windows 1.0 với tên mã nội bộ là Interface Manager, ra mắt vào ngày 20 tháng 11 năm 1985. Kể từ đó, Microsoft Windows đã thống trị thị trường máy tính cá nhân (PC) trên thế giới với hơn 90% thị phần, vượt qua đối thủ là Mac OS của Apple được giới thiệu vào năm 1984.
Ai là người sáng lập ra hệ điều hành Windows?
Vào tháng 9 năm 1981, nhà khoa học máy tính có tên Chase Bishop đã thiết kế mẫu thiết bị điện tử đầu tiên và dự án "Trình quản lý giao diện - Interface Manager" được bắt đầu. Đến tháng 11 năm 1983, cái tên "Windows" (Cửa sổ) chính thức được công bố nhưng mãi đến tháng 11 năm 1985, Windows 1.0 mới được ra mắt và đây là bản mở rộng của MS-DOS.
Sau này đã được Bill Gates và Paul Allen phát triển để chạy trên máy tính cá nhân IBM, với giao diện hoàn toàn bằng văn bản và các lệnh người dùng giản đơn
Tại sao Microsoft Windows được gọi là Windows?
Vì Microsoft đặt tên hầu hết các sản phẩm của mình bằng một từ, nên hãng cần một từ mô tả tốt nhất hệ điều hành GUI mới của mình. Microsoft đã chọn "Windows" vì có nhiều cửa sổ cho phép các tác vụ và chương trình khác nhau chạy cùng một lúc.
Nói chung, Windows là một phần cơ bản của GUI máy tính (giao diện người dùng đồ họa), một vùng của màn hình chứa một ứng dụng đang chạy. Cửa sổ có thể được di chuyển, thay đổi kích thước, ẩn hoặc phóng to theo ý muốn của người dùng. Hệ điều hành Microsoft Windows được đặt tên theo phần tử giao diện người dùng này.
Các phiên bản của hệ điều hành Windows
Tên | Ngày ra mắt | Số phiên bản ra mắt | Các phiên bản |
Windows 11 | 5 tháng 10 năm 2021 | Windows 11 ProWindows 11 HomeWindows 11 Pro for WorkstationsWindows 11 Pro EducationWindows 11 EnterpriseWindows 11 EducationWindows 11 Mixed Reality | |
Windows 10 | 29 tháng 7 năm 2015 | NT 10.0 | Windows 10 HomeWindows 10 ProWindows 10 EnterpriseWindows 10 Enterprise LTSBWindows 10 EducationWindows 10 MobileWindows 10 Mobile EnterpriseWindows 10 IoT CoreWindows 10 IoT EnterpriseWindows 10 IoT Mobile Enterprise |
Windows 8.1 | 18 tháng 10 năm 2013 | NT 6.3 | Windows 8.1Windows 8.1 ProWindows 8.1 Enterprise |
Windows 8 | 26 tháng 10 năm 2012 | NT 6.2 | Windows 8Windows 8 ProWindows 8 EnterpriseWindows 8 OEM |
Windows 7 | 22 tháng 10 năm 2009 | NT 6.1 | Windows 7 Home BasicWindows 7 Home PremiumWindows 7 ProfessionalWindows 7 EnterpriseWindows 7 UltimateWindows Thin PC |
Windows Vista | 30 tháng 1 năm 2007 | NT 6.0 | Windows Vista Home BasicWindows Vista Home PremiumWindows Vista BusinessWindows Vista EnterpriseWindows Vista Ultimate |
Windows XP Professional x64 | 25 Tháng 4 2005 | NT 5.2 | Không có |
Windows XP | 25 tháng 10 năm 2001 | NT 5.1 | Windows XP StarterWindows XP HomeWindows XP ProfessionalWindows XP 64-bit EditionWindows Fundamentals for Legacy PCs (8 tháng 7 năm 2006) |
Windows ME | 14 tháng 9 năm 2000 | 4.90 | Không có |
Windows 2000 | 17 tháng 2 năm 2000 | NT 5.0 | Professional |
Windows 98 | 25 tháng 6 năm 1998 | 4.10 | Windows 98Windows 98 Second Edition (23 tháng 4 năm 1999) |
Windows NT 4.0 | 24 tháng 8 năm 1996 | NT 4.0 | Windows NT 4.0 WorkstationWindows NT 4.0 ServerWindows NT 4.0 Server EnterpriseWindows NT 4.0 Terminal Server EditionWindows NT 4.0 Embedded |
Windows 95 | 24 tháng 8 năm 1995 | 4.00 | Windows 95Windows 95 SP1 (31 tháng 12 năm 1995)Windows 95 OSR1 (14 tháng 2 năm 1996)Windows 95 OSR2 (24 tháng 8 năm 1996)Windows 95 USB Supplement to OSR2 (27 tháng 8 năm 1997)Windows 95 OSR2.1 (27 tháng 8 năm 1997)Windows 95 OSR2.5 (26 tháng 11 năm 1997) |
Windows NT 3.51 | 30 tháng 5 năm 1995 | NT 3.51 | Windows NT 3.51 Workstation |
Windows NT 3.5 | 21 tháng 9 năm 1994 | NT 3.50 | Windows NT 3.5 Workstation |
Windows 3.2 | 22 tháng 11 năm 1993 | 3.2 | Chỉ có bản tiếng Trung giản thế |
Windows for Workgroups 3.11 | Tháng 11 1993 | 3.11 | Không có |
Windows NT 3.1 | 27 tháng 7 năm 1993 | NT 3.10 | Windows NT 3.1 |
Windows 3.1 | Tháng 4 1992 | 3.10 | Windows 3.1Windows for Workgroups 3.1 (Tháng 10 1992) |
Windows 3.0 | 22 tháng 5 năm 1990 | 3.00 | Không có |
Windows 2.11 | 13 tháng 3 năm 1989 | 2.11 | Windows/286Windows/386 |
Windows 2.10 | 27 tháng 5 năm 1988 | 2.10 | Windows/286Windows/386 |
Windows 2.0 | 9 tháng 12 năm 1987 | 2.0 | Không có |
Windows 1.04 | Tháng 4 1987 | 1.04 | Không có |
Windows 1.03 | Tháng 8 1986 | 1.03 | Không có |
Windows 1.02 | Tháng 5 1986 | 1.02 | Không có |
Windows 1.01 | 20 tháng 11 năm 1985 | 1.01 | Không có |
Những phiên bản hệ điều hành Windows đã bị khai tử
Những phiên bản đã ra đời trước phiên bản hệ điều hành Windows 8.1 trở về trước đều đã bị Microsoft khai tử, bao gồm:
- Windows 95
- Windows 98
- Windows Me
- Windows 2000
- Windows XP
- Windows 7
- Windows 8 và 8.1
Bị Microsoft khai tử thì phiên bản Windows còn dùng được không?
Các phiên bản Windows bị Microsoft khai tử thì đồng nghĩa với việc ngừng mọi hỗ trợ cập nhật, nâng cấp và vá lỗi cho các hệ điều hành này.
Tuy nhiên, sau thời điểm chính thức bị khai tử thì người dùng vẫn có thể tiếp tục sử dụng Windows XP, Win7, Win8, Win8.1 trên máy tính của mình bình thường (nếu đang sử dụng hệ điều hành này), nhưng có thể sẽ gặp phải các rủi ro như hacker tấn công, virus, không tương thích với các phần mềm, hoạt động không ổn định do lỗi hệ thống,...
Ưu nhược điểm của hệ điều hành Windows
1. Ưu điểm
- Khả năng thích cao: Windows vốn là một nền tảng chiếm thị phần sử dụng cao nhất hiện nay nên hầu hết cả phần cứng và phần mềm được các nhà sản xuất, lập trình đều hướng tới hỗ trợ với hệ điều hành Windows.
- Dễ sử dụng: Giao diện trực quan, dễ thao tác và sử dụng nên được phần đông người dùng ưa thích hệ điều hành này.
- Bảo mật: Dù không bảo mật toàn diện như: Linux, Mac OS … nhưng Microsoft thường xuyên cập nhật những bản vá lỗi cho người dùng để đảm bảo môi trường làm việc an toàn, tránh bị hacker khai thác các lỗ hổng để tấn công, lấy cắp thông tin, đảm bảo sự ổn định và khả năng bảo mật của thiết bị;
- Ứng dụng phong phú: Windows chiếm phần lớn người dùng hệ điều hành máy tính nên thu hút được rất nhiều các nhà phát triển ứng dụng để cung cấp cho người dùng sự lựa chọn đa dạng các sản phẩm phần mềm.
- Hỗ trợ tối màn hình cảm ứng: Hiểu được xu hướng mới hiện nay là “chạm để làm việc” trên các thiết bị điện tử cầm tay, Microsoft đã phát triển từ phiên bản Windows 8 trở nên có khả năng hỗ trợ tốt cho các thiết bị màn hình cảm ứng.
2. Nhược điểm
Vì sở hữu lượng người dùng đông đảo nên hệ điều hành Windows của Microsoft là mục tiêu nhắm tới của tin tặc, hacker cài cắm mã độc để lấy cắp thông tin người dùng, tống tiền và phát tán các thông tin nhạy cảm.
Sử dụng hệ điều hành Windows có mất phí không?
Người dùng có thể lựa chọn sử dụng Windows bản quyền và Windows dùng thử miễn phí. Tuy nhiên, những phiên bản miễn phí thường bị giới hạn tính năng, chỉ có các tính năng cơ bản và không được update thường xuyên các bản vá lỗi khi sử dụng.
Giá Windows bản quyền là bao nhiêu?
Đối với Windows 10 mới nhất hiện nay thì mức giá mà Microsoft đưa ra là 119$ cho phiên bản Home và 199$ cho phiên bản Pro, nếu bạn là học sinh, sinh viên thì bạn được giảm 10$ hoặc nếu bạn đã có sẵn phiên bản Home bản quyền thì bạn có thể bỏ thêm 99$ để nâng cấp lên phiên bản Pro.
Lợi ích của Windows bản quyền
- Cập nhật vá lỗi: Với hệ điều hành Windows bản quyền, bạn thường xuyên được cập nhật bản vá lỗi mới nhất từ microsoft để bảo vệ bạn trước nguy cơ xâm nhập trái phép của tin tặc.
- Máy tính hoạt động ít lỗi, ổn định hơn: Windows không có bản quyền thường bị lỗi xanh màn hình, máy tính bị treo… và dòng chữ Active Windows luôn hiện ở góc phải màn hình nếu như bạn không kích hoạt bản quyền.
- Ưu đãi dịch vụ từ Microsoft: Khi sử dụng Win bản quyền, bạn sẽ nhận được các lợi ích đi kèm như miễn phí dùng bộ công cụ văn phòng như Microsoft Office hay Office 365, dung lượng OneDrive… Những lợi ích khi sử dụng Windows không có bản quyền bạn sẽ không nhận được.
Có nên sử dụng Windows bản crack không?
Những bản Windows crack bạn tải về từ trên mạng miễn phí có thể chứa phần mềm độc hại, virus, trojan, spyware… mà bạn không hề hay biết. Thậm chí, dù bạn dùng bản ISO sạch tải về từ Microsoft để cài Windows, nhưng sau đó dùng tool để crack thì vẫn sẽ để lại những lỗ hổng, backdoor mà bạn không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Qua đó, hacker có thể lợi dụng lỗ hổng đó để tấn công và lấy cắp dữ liệu, tống tiền người dùng. Vậy nên, để đảm bảo an toàn thông tin, người dùng nên sử dụng Windows bản quyền là tốt nhất.
Các thiết bị có thể sử dụng hệ điều hành Windows
Hầu hết các máy tính để bàn, laptop hiện nay được trang bị cấu hình đủ mạnh để có thể cài đặt và sử dụng hệ điều hành Windows. Tùy thuộc vào cấu hình máy tính mà bạn lựa chọn phiên bản Win Home Basic, Education hay bản Pro, Ultimate… để cài đặt cho phù hợp.
Nếu máy cấu hình yếu thì nên lựa chọn những phiên bản Windows nhẹ để máy hoạt động ổn định. Máy cấu hình cao, yêu cầu sử dụng nhiều thì chọn bản Win đầy đủ tính năng để được hỗ trợ tốt nhất.
Tải hệ điều hành Windows ở đâu
Để tải được file cài đặt Win chính gốc từ Microsoft thì bạn có thể truy cập trực tiếp vào trang: https://www.microsoft.com/vi-vn/windows/get-windows-10
Sau đó, bạn lựa chọn theo hướng dẫn rồi tải về để cài đặt.
Bạn không nên tải các file được upload trên mạng mà không rõ thông tin nguồn file vì rất có thể các file đó có chứa virus gây hại cho máy tính của bạn, và khi cài đặt bạn sử dụng cũng thiếu sự ổn định.
Sự khác nhau của win 32 bit và 64 bit
Windows 64 bit có thể làm việc với bộ nhớ RAM có dung lượng từ 3,2GB đến 128GB, trong khi phiên bản 32-bit chỉ có thể nhận được bộ nhớ RAM tối đa là 3,2GB. Vì vậy, nếu bạn cài đặt Windows phiên bản 32-bit trên một hệ thống máy tính sử dụng trên 8GB RAM thì coi như số dung lượng thừa sẽ chẳng còn ý nghĩa gì cả.
Khả năng xử lý bộ nhớ lớn làm cho phiên bản 64-bit hiệu quả hơn trong việc thực hiện các quy trình công việc mà bạn giao phó. Phiên bản 64-bit sẽ giúp làm tăng hiệu suất tổng thể trên PC của bạn, vì vậy nó mạnh hơn so với 32-bit.
Cấu hình để cài đặt hệ điều hành Windows
1. Cấu hình cài đặt Windows 10
- Bộ xử lý: Bộ xử lý 1 gigahertz (GHz) hoặc nhanh hơn hoặc Hệ thống trên một vi mạch (SoC).
- RAM: 1 gigabyte (GB) cho phiên bản 32 bit hoặc 2 GB cho phiên bản 64 bit.
- Dung lượng ổ cứng: 16GB cho hệ điều hành 32 bit hoặc 32 GB cho hệ điều hành 64 bit.
- Card đồ họa: DirectX 9 trở lên với trình điều khiển WDDM 1.0.
- Màn hình hiển thị: 800 x 600 px.
2. Cấu hình cài đặt Windows 8 và Windows 8.1
- CPU: ít nhất 1.8 Ghz hỗ trợ PAE, NX, and SSE2.
- RAM: trên 2GB Ram và nhỏ hơn 3.5GB (2GB với Windows 8/8.1 64bit).
- Card màn hình: Hỗ trợ độ phân giải 1024x768 hỗ trợ WDDM driver và DirectX 9, DirectX 10, hoặc cao hơn.
- Ổ cứng (Hard Drive): Có dung lượng trống ít nhất 20GB (40GB với Windows 8/8.1 64bit).
3. Cấu hình cài đặt Windows 7 32bit và 64bit
- CPU: ít nhất 1.8 Ghz.
- RAM: trên 2GB Ram.
- Card màn hình: Tương tự như Windows 7 32bit, tức có hỗ trợ độ phân giải 800x600 và DirectX 9 hoặc cao hơn.
- Ổ cứng (Hard Drive): Có dung lượng trống ít nhất 40GB.
4. Cấu hình tối thiểu dành cho Windows XP
- CPU: 500 Mhz.
- RAM: 256 MB.
- Card màn hình: Có 8MB VRAM trở lên và hỗ trợ 3D.
- Ổ cứng (Hard Drive): Trống 15GB và có bộ nhớ đệm (buffer memory) là 512K trở lên.
Từ khóa » Gỡ Tường Lửa Win Xp
-
Xài Thử Hệ điều Hành Windows XP PuntO Service Pack 3
-
9 Thủ Thuật Với Thanh Taskbar Trên Windows 11
-
EVKey Là Gì? Hướng Dẫn Tải Và Cài đặt Bộ Gõ Tiếng Việt EVKey
-
Windows 7 được Người Dùng Bình Chọn Là Phiên Bản Nhiều đổi Mới ...
-
Những Lưu ý Về Cách Sử Dụng Key Office 2003
-
Kho ứng Dụng Windows 11 Sẽ Có Tính Năng Khôi Phục ứng Dụng?
-
5 ứng Dụng Tường Lửa Miễn Phí Tốt Nhất Năm 2017
-
K-Lite Codec Là Gì? Hướng Dẫn Tải Và Cài đặt K-Lite Codec Pack Chi Tiết
-
Virtualbox – Cuộc đua Giữa Oracle Với VMware Và Microsoft
-
Firewall App Blocker: Tắt / Mở Firewall Cho Từng ứng Dụng Windows
-
Nhiều điện Thoại, Máy Tính đời Cũ Không Thể Vào Internet Sau 30/9
-
Di Chuyển Cửa Sổ ứng Dụng Không Cần Dùng Chuột
-
Dù đã Bị Khai Tử Từ Lâu, Windows XP Vẫn đang Có Hàng Triệu "fan" Sử Dụng
-
Putin Có Thể Dùng Máy Tính Chạy Windows XP