Hệ đo Lường Cổ Trung Hoa – Wikipedia Tiếng Việt

Hệ đơn vị đo Trung Quốc (từ Hán 市制, Hán Việt thị chế, phiên âm Latin shi zhi) là hệ thống đo lường trong mua bán ở Trung Quốc xưa kia.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Hoa rộng lớn gồm nhiều vùng lãnh thổ, trải nhiều triều đại phong kiến và chế độ chính trị khác nhau. Quá trình tiến triển của hệ thống đơn vị đo ở một đất nước như vậy cũng phức tạp. Có sự không thống nhất khi so sánh các tài liệu khác nhau; ví dụ giữa các tài liêu phương Tây và các sách lịch sử ở Việt Nam.

Các đơn vị đo trong hệ thống cổ truyền ở Trung Quốc được tiêu chuẩn hóa trong thế kỉ 20 để chuyển đổi sang hệ quốc tế về đơn vị đo (SI). Nhiều đơn vị đo Trung Quốc còn dựa trên cơ sở 16 như cũ. Vào đầu thế kỷ 20, Hồng Kông không thuộc Trung Quốc và nằm ngoài sự cải cách này; ngày nay các đơn vị truyền thống vẫn được dùng cùng với các đơn vị SI và hệ đo lường Anh ở Hồng Kông.

Dường như những đơn vị SI không được đặt tên mới ở Trung Quốc. Tên gọi Trung Hoa cho hầu hết các đơn vị SI là dựa trên tên gọi đơn vị truyền thống có giá trị gần nhất. Khi cần nhấn mạnh đến hệ thống cũ được dùng thì người ta thêm chữ "thị" (市, shi), nghĩa là "chợ", trước tên đơn vị truyền thống; còn khi muốn nói thêm đến đơn vị SI, thêm chữ "công" (公, gōng), nghĩa là "chuẩn chung", vào trước.

Chiều dài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1 lý, 1 dặm (市里, li) = 15 dẫn = 500 m
  • 1 dẫn (引, yin) = 10 trượng = 33,33 m
  • 1 trượng (市丈, zhang) = 2 bộ = 3,33 m
  • 1 bộ (步, bu) = 5 xích = 1,66 m
  • 1 xích, (市尺, chi) = 10 thốn = 1/3 m = 33,33 cm
  • 1 thốn (市寸, cun) = 10 phân = 3,33 cm
  • 1 phân (市分, fen) = 10 ly = 3,33 mm
  • 1 ly (市厘, li) = 10 hào = 1/3 mm = 333,3 µm
  • 1 hào (毫, hao) = 10 ty = 33,3 µm
  • 1 ty (丝, si) = 10 hốt = 3,3 µm
  • 1 hốt (忽, hu) = 1/3 àm = 333,3 nm

Hồng Kông

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1 xích (尺, chek) = 37,147 5 cm, chính xác
  • 1 thốn (寸, tsun) = 1/10 thước = ~3,715 cm
  • 1 phân (分, fan) = 1/10 thốn = ~3,715 mm

Diện tích

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1 khoảnh (市顷, qing) = 100 mẫu = 66 666, 6 m²
  • 1 mẫu (市亩 / 畝, mu) = 10 phân = 60 phương trượng = 666,6 m²
  • 1 phân (市分, fen) = 10 lý = 66,6 m²
  • 1 li(市里, li) = 6,6 m²
  • 1 phương trượng (方丈, zhang²) = 100 phương xích = 11,11 m²
  • 1 phương xích (方尺, chi²) = 100 phương thốn = 1/9 m²= 0,11 m²
  • 1 phương thốn (方..., cun) = 1 111,1 mm²

Thể tích (của các hạt rời như ngũ cốc)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1 thạch (市石, dan) = 10 đẩu/đấu = 100 lít
  • 1 đẩu/đấu (市斗, dou) = 10 thăng = 10 lít
  • 1 thăng (市升, sheng) = 10 hộc = 1 lít
  • 1 hộc (合, ge) = 10 chước = 0,1 lít
  • 1 chước (勺, shao) = 10 toát = 0,01 lít
  • 1 toát (撮, cuo) = 1 ml = 1 cm³

Khối lượng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1 đảm (市担 / 擔, dan) = 100 cân = 50 kg
  • 1 cân (市斤, jin) = 10 lượng = 500 g (cổ: 1 cân = 16 lượng)
  • 1 lượng, lạng (市两, liang) = 10 tiền = 37.3 g
  • 1 tiền (市钱, qian) = 10 phân = 3.73 g
  • 1 phân (市分, fen) = 10 li = 500 mg
  • 1 li (市厘, li) = 10 hào = 50 mg
  • 1 hào (毫, hao) = 10 si = 5 mg
  • 1 ti (絲, si) = 10 hu = 500 µg
  • 1 hốt (忽, hu) = 50 µg

Hồng Kông

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1 đảm, 1 picul (担, tam) = 100 cân = 60,48 kg
  • 1 cân, 1 catty (斤, kan) = 604,789 82 g chính xác
  • 1 lượng, 1 tael (兩, leung) = 1/16 cân = 37,8 g
  • 1 tiền, 1 mace (錢, tsin) = 1/10 lượng = 3,78 g
  • 1 phân, 1 candareen (分, fan) = 1/10 tiền = 0,378 g

Theo [1], catty xuất xứ từ kati ở Malaysia được định nghĩa là "một đơn vị đo khối lượng ở Trung Hoa và một số nước thuộc địa ở Đông Nam Á". Nó xấp xỉ 1 lb (pound) phụ thuộc vào quốc gia:

  • Malaysia, 1 catty = 604,79 g;
  • Thái Lan, 1 catty = 600 g;
  • Trung Hoa, theo [2] 1 catty (觢,斤) = 500 g.

Cân, 斤 hay jinkan, có thể có chuyển đổi tùy theo các thời kì lịch sử khác nhau: 500 g (10 lượng), 250 g, 604,79 g và 600 g (16 lượng).

Khối lượng kim hoàn Hồng Kông

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1 kim vệ lượng, 1 tael troy (金衛兩) = 37,429 g (chính xác)
  • 1 kim vệ tiền, 1 mace troy (金衛錢) = 1/10 kim vệ lượng = 3,743 g
  • 1 kim vệ phân, 1 candareen troy (金衛分) = 1/10 kim vệ tiền = 0,374 g

Thời gian

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1 nhật (日, ri) = 12 thời canh = 96 khắc = 1 ngày (24 h).
  • 1 thời canh (时辰, shi chen) = 8 khắc = 2 giờ.
  • 1 khắc (刻, ke) = 60 phân = 15 phút.
  • 1 phân (分, fen) = 15 giây.

Từ sau năm 1645 (trừ các năm từ 1665 đến 1669), các chuyển đổi tương đương về thời gian trên đây là đúng. Nhưng trước năm 1645 (bắt đầu triều đại Thanh), ngoại trừ một số giai đoạn ngắn, chuyển đổi là như sau:

  • 1 nhật (日, ri) = 12 thời canh = 100 khắc
  • 1 thời canh (时辰, shi chen) = khắc = 8 khắc 20 phân

Khảo dị

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo trang mạng [1] Lưu trữ 2004-12-06 tại Wayback Machine có các khác biệt. Tuy nhiên các đơn vị đo tại trang đó không đề chữ Hán gốc. Chúng được ghi dưới đây với các tên gọi Việt phỏng đoán theo tên Lantin.

Chiều dài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1 lý, 1 dặm (li) = 18 dẫn = 414 m
  • 1 dẫn (yin) = 10 trượng = 23 m
  • 1 trượng (zhang) = 2 bộ = 10 thước = 2.3 m
  • 1 bộ (pou) = 5 thước = 1,15 m
  • 1 thước (1 xích, tchi) = 10 tấc = 0,23 m
  • 1 tấc, thốn (cun) = 10 phân = 2,3 cm
  • 1 phân (fen) = 10 li = 2,3 mm
  • 1 li (li) = 10 hào (hao) = 0,23 mm

Diện tích

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1 mẫu (meou) = 10 phân = 614,4 m²
  • 1 phân (fen) = 10 li = 24 bộ vuông (kung, pou²) = 61,44 m²
  • 1 li (lyi) = 10 hào

Khối lượng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1 đảm (dan) = 120 cân = 30 kg
  • 1 cân (jin) = 16 lượng = 0,250 kg
  • 1 lượng (liang) = 24... zhu
  • 1... (zhu) = 100... shu

Thể tích

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1 thạch (chei) = 10 đẩu = 103,544 lít
  • 1 đẩu (to) = 10 thăng = 10,354 4 lít
  • 1 thăng (cheng) = 10 hợp = 1,035 44 lít
  • 1 hợp (kho) = 10 chước (chao)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2021.
  2. ^ Tiêu chuẩn đo lường Trung Hoa năm 1929
  • Hong Kong government definitions for Chinese units
  • Conversion of unit

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Theo [2], một toát bằng 0,3 ml, cho nên đơn vị này trong tiếng Việt khác với tiếng Hoa [3].

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hệ đo lường cổ của Việt Nam
  • Chỉ (đơn vị đo)
  • Chữ số Trung Quốc
  • x
  • t
  • s
Hệ thống đo lường
Hiện tại
Chung
  • SI
  • UK imperial system
  • United States customary units
  • Miến Điện
Đặc tả
  • Apothecaries'
  • Avoirdupois
  • Troia
  • astronomy
  • Electrical
  • Nhiệt độ
Tự nhiên
  • Atomic
  • Geometrized unit system
  • Lorentz–Heaviside units
  • Max Planck
  • Quantum chromodynamical
  • Stoney
Nền tảng
Mét
  • Overview
  • Introduction
  • Outline
  • Lịch sử
UK/US
  • Overview
  • Comparison
Lịch sử
Metric
  • Metre–kilogram–second
  • Metre–tonne–second
  • CGS
  • Tương tác hấp dẫn
  • Mesures usuelles
Châu Âu
  • Cornish
  • Welsh
  • Irish
  • Scottish
  • Danish
  • Dutch
  • English
  • Finnish
  • French
  • German
  • Maltese
  • Norwegian
  • Polish
  • Portuguese
  • Romanian
  • Charka
  • Spanish
  • Swedish
Châu Á
  • Hệ đo lường cổ Trung Hoa
  • Hindu
  • Hồng Kông
  • Japanese
  • Ottoman
  • Pegu
  • Taiwanese
  • Tatar
  • Hệ đo lường cổ Việt Nam
Cổ đại
  • Arabic
  • Biblical and Talmudic
  • Egyptian
  • Greek
  • Indian
  • Mesopotamian
  • Persian
  • Hệ đo lường La Mã
Khác
  • Humour
  • N-body simulation
  • Modulor
  • Unusual

Từ khóa » Một Dặm Trung Quoc Bằng Bao Nhiêu Km